VÀ GIA ĐÌNH
2.1. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
.
Anh Đ và chị P đều thừa nhận vợ chồng có 10 căn nhà trọ có giá trị khoảng 600.000.000 đồng. Chị P trình bày chị có vay tiền của chị T 600.000.000đ để xây nhà trọ. Anh Đ không thừa nhận. Trong vụ án này, bà Lưu Mỹ T là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và có quốc tịch nước ngoài (Hoa Kỳ), ngày 23/4/2016 bà T làm giấy ủy quyền và có đơn yêu cầu độc lập. Ngày 26/4/2016 được hợp pháp hóa Tổng Lãnh sự quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại San Francisco Hoa Kỳ. Ngày 19/5/2016 Tòa án nhân dân thành phố V nhận các văn bản này. Ngày 07/6/2016 nộp tạm ứng án phí. Theo quy định tại Điều 37 và Điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự, vụ án trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long nhưng Tòa án nhân dân thành phố V giải quyết là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về thẩm quyền giải quyết. Lẽ ra, phải hủy toàn bộ bản án sơ thẩm nhưng đối với quan hệ hôn nhân và con chung không có kháng cáo, kháng nghị và các đương sự đồng ý với quyết định của cấp sơ thẩm nên chỉ hủy một phần bản án sơ thẩm về tài sản chung, nợ chung là đủ. Do hủy án sơ thẩm nên không xem xét các yêu cầu kháng cáo của bà P và bà Q.
22
Bản án Hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 03/2018/HNPT ngày 09/3/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (Phụ lục 3).
Về tính cần thiết của việc ủy thác tư pháp, trong Thông báo số 211/TANDTC- HTQT ngày 21.9.2017 về công tác tương trợ tư pháp tại Tòa án nhân dân năm 2017 của Tòa án nhân tối cao gửi Bộ Tư pháp, nhận định: Khoản 3 Điều 68 của Luật tương trợ tư pháp 2008 quy định chỉ có Tòa án cấp tỉnh mới được ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong khi đó, Điều 35, Điều 471, điểm c khoản 1 Điều 37, Điều 474, Điều 475 và Điều 480 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì ủy thác tư pháp ra nước ngoài là hoạt động tố tụng mà Tòa án cấp huyện, Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp cao bắt buộc phải thực hiện khi giải quyết vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài hoặc phải thu thập chứng cứ ở nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ những vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài, thì thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh. Mặc dù vậy, để hạn chế việc kéo dài thời hạn tố tụng do phải chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết nếu một trong các bên đương sự không còn cư trú tại Việt Nam, Điều 471 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cho phép Tòa án cấp huyện tiếp tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã thụ lý đúng thẩm quyền kể cả trường hợp một trong các bên đương sự có sự thay đổi nơi cư trú (ra nước ngoài để cư trú, học tập, làm việc…). Như vậy, trong trường hợp này, Tòa án cấp huyện bắt buộc phải yêu cầu ủy thác tư pháp để tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài và thu thập chứng cứ ở nước ngoài để giải quyết vụ việc.Trong khi đó, quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật tương trợ tư pháp 2008 lại giới hạn phạm vi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài là Tòa án cấp tỉnh; dẫn đến việc Tòa án cấp huyện phải thông qua Tòa án cấp tỉnh để thực hiện yêu cầu này. Từ đó, quy trình thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài của Tòa án cấp huyện phải qua các khâu trung gian không cần thiết; ảnh hưởng trực tiếp đến thời hạn giải quyết vụ việc dân sự cũng như việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự ở trong nước và nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam chỉ mới gia nhập Công ước tống đạt giấy tờ; chưa gia nhập Công ước thu thập chứng cứ. Tòa án nhân dân tối cao cũng kiến nghị nên cho phép Thừa phát lại, Luật sư thực hiện việc tống đạt giấy tờ; Luật sư được quyền thu thập chứng cứ (lấy lời khai của đương sự tại Việt Nam) theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nhằm giảm tải công việc cho Tòa án và không làm phát sinh các chi phí mà ngân sách nhà nước phải chi trả. Hiện nay, Dự thảo Luật tương trợ tư pháp chỉ quy định
cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài là các cơ quan tiến hành tố tụng (Tòa án, Viện kiểm sát)23.
Về sự cần thiết của việc ủy thác tư pháp theo tác giả cần phải xác định cụ thể, chi tiết hơn so với quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và khoản 4 Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 3.12.2012 trước đây. Tính cần thiết của uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là buộc phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại và kết quả của việc ủy thác tư pháp là cơ sở để Tòa án giải quyết những tranh chấp hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Đối với những những tranh chấp hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài mà chứng cứ đã đầy đủ, kết quả của ủy thác tư pháp không làm thay đổi nội dung tranh chấp, căn cứ để Tòa án giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì không cần phải ủy thác tư pháp.
Ví dụ: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự24
.
Ngày 20/6/2017, anh Trịnh Văn H có đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn với chị Đào Thị K (cùng địa chỉ: Số nhà 406 đường B, quận TH, thành phố H). Ngày 26/6/2017, Toà án nhân dân quận TH, thành phố H thụ lý vụ án. Ngày 25/12/2017, chị K có đơn xin tạm đình chỉ vụ án để đi công tác xa một thời gian. Cùng ngày, Toà án nhân dân quận TH, thành phố H áp dụng điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hôn nhân gia đình với lý do: Bị đơn có đơn xin tạm đình chỉ.
Trong vụ án này việc chị K yêu cầu Tòa án sơ thẩm tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án với lý do đi công tác xa một thời gian (đi nước ngoài) có khả năng vụ án này sẽ liên quan đến việc ủy thác tư pháp về một số nội dung trong vụ án ly hôn. Từ thực tiễn trên, theo tác giả, Nghị quyết hướng dẫn thi hành ề p ần
“Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (phần thẩm quyền của Tòa án các cấp) nên hướng dẫn như sau:
23
Điều 5 Dự thảo Luật Tương trợ tư pháp.
24
Lê Thị Hồng Hạnh (2018), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 09, tr.25 - 28.
Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Tòa án phải tiến hành tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho đương sự ở nước ngoài; phải triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ mà không có các chứng cứ đó Tòa án không thể giải quyết vụ việc về dân sự nói chung, vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng. Tính chất cần thiết được xác định là phải thực hiện hoạt động ủy thác tư pháp vì nội dung các hoạt động trên liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vụ việc về dân sự tại Tòa án.
Tác giả đồng ý với quan điểm của Tòa án nhân dân tối cao là phải mở rộng chủ thể thực hiện tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự tại Điều 5 của Dự thảo Luật Tương trợ tư pháp. Cụ thể là Văn phòng Thừa phát lại, Văn phòng Luật sư. Có như vậy, mới có thể đẩy mạnh việc giải quyết các vụ việc dân sự nói chung, tranh chấp về hôn nhân và gia đình nói riêng tại TAND.
KẾT UẬN CHƢƠNG 1
Thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc và thẩm quyền của Tòa án các cấp đối với các tranh chấp về hôn nhân và gia đình là căn cứ xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân. Thẩm quyền này xác định trách nhiệm của Tòa án và các cơ quan chuyên môn khác trong hệ thống cơ quan Nhà nước.
Về thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc, thẩm quyền của Tòa án các cấp đối với các tranh chấp về hôn nhân và gia đình BLTTDS 2015 đã có nhiều thay đổi so với BLTTDS 2004. Như: Bổ sung về thẩm quyền đối với tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ về mục đích nhân đạo, thẩm quyền đối với các vụ án hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Những bổ sung trên thể hiện sự tiến bộ của pháp luật, phù hợp xu hướng phát triển chung của xã hội.
Qua nghiên cứu về thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc và thẩm quyền của Tòa án các cấp đối với các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, tác giả nhận thấy có những bất cập như:
Thứ nhất, căn cứ xác định thẩm quyền theo vụ việc của Tòa án đối với các tranh chấp về việc xác định cha, mẹ, con là chưa cụ thể, rõ ràng.
Thứ hai, thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo Điều 101 LHNGĐ và khoản 4 Điều 28 BLTTDS, chưa phân định rõ trong LHNGĐ và BLTTDS
Thứ ba, khái niệm đương sự là người Việt Nam đang định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài chưa xác định được về tính chất công việc, thời gian lưu trú một cách chi tiết, cụ thể; tranh chấp hôn nhân và gia đình cần phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài và thẩm quyền thực hiện việc ủy thác của Tòa án còn hạn chế, bất cập.
Từ thực trạng nêu trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Điều 101 LHNGĐ; khoản 4 Điều 28 BLTTDS và khoản 2 Điều 102 LHNGĐ để giải quyết và Điều 88 LHNGĐ.
CHƢƠNG 2
THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN THEO LÃNH THỔ, THEO SỰ LỰA CHỌN CỦA NGUYÊN ĐƠN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
2.1. T ẩm q ền của Tòa án theo lãnh ổ
Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ là giới hạn do pháp luật quy định xác định chức năng giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án theo đơn vị hành chính cụ thể. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ được quy định dựa vào các yếu tố: Nơi cư trú của đương sự, người yêu cầu; nơi có tài sản tranh chấp; theo thỏa thuận của các chủ thể hoặc nơi xảy ra sự kiện pháp lý25. Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ xác định trách nhiệm của Tòa án trong việc thụ lý, giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình.
Theo khoản 1 Điều 39 BLTTDS, Tòa án có trách nhiệm thụ lý, giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân. Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân. Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Theo Điều 40 BLDS, nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020, cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Theo Điều 11 Luật Cư trú, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại. Theo khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú, nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
Theo Điều 5, Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 5.5.2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn một số quy định về trả lại
25
đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án, địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là địa chỉ chỗ ở hợp pháp, thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống theo quy định của Luật cư trú.
Nếu người khởi kiện đã cung cấp địa chỉ nơi cư trú, làm việc của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho Tòa án theo quy định trên thì được coi là đã ghi đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là địa chỉ người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã từng cư trú, làm việc mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh.
Trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải nhận đơn khởi kiện và xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung. Trường hợp sau khi thụ lý vụ án, Tòa án không tống đạt được thông báo về việc thụ lý vụ án do bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không còn cư trú, làm việc mà nguyên đơn cung cấp nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thay đổi nơi cư trú, làm việc gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong giao dịch, hợp đồng mà không thông báo cho người khởi kiện biết về nơi cư trú, làm việc thì được coi là cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do không tống đạt được cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thay đổi nơi cư trú,