Thẩm quyền của Tòa án theo s la chọn của nn đơn

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết của tòa án đối với các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 49)

VÀ GIA ĐÌNH

2.2. Thẩm quyền của Tòa án theo s la chọn của nn đơn

. Theo đó, nếu trong vụ án chỉ có tranh chấp về bất động sản thì phải do Tòa án nơi có bất động sản giải quyết. Trường hợp vợ chồng ly hôn mà có tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải xác định căn cứ vào quan hệ pháp luật chính là ly hôn chứ không tách riêng tranh chấp bất động sản để xác định thẩm quyền theo lãnh thổ.

Thứ hai, về xác định nơi cư trú của bị đơn trong các tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

Theo quy định khoản 1 Điều 39 BLTTDS, Điều 40 BLDS và khoản 2 Điều 2, Điều 11, Điều 19 Luật Cư trú năm 2020 thì nơi cư trú của cá nhân bao gồm: Nơi thường trú, tạm trú và nơi cá nhân đang thực tế sinh sống. Quy định này tuy rõ

27

Đặng Thanh Hoa và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2016), “Sửa đổi về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại BLTTDS năm 2015”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 06(100), tr.41-45.

nhưng khi áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình vẫn gặp vướng mắc, bất cập và có sự không thống nhất trong việc xác định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ. Cụ thể là xác định nơi cư trú của bị đơn trong các tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

Ví dụ: Thống nhất nhận thức về xác định nơi cư trú của cá nhân trong giải quyết vụ án dân sự, hình sự28

.

Nguyễn Văn A sinh năm 1975, có hộ khẩu thường trú tại xã X, huyện Y. Năm 2000, A kết hôn với chị Nguyễn Thị B, sinh năm 1978 và sinh sống tại xã X, huyện Y. Đến năm 2010 do mâu thuẫn với chị B nên A đã chuyển đến xã C, huyện D sống chung như vợ chồng với chị Trần Thị H nhưng không đăng ký thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật và không quay về xã X, huyện Y kể từ năm 2010.

Ngày 15/8/2019, chị B nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện Y đề nghị giải quyết ly hôn với anh A. Ngày 20/8/2019 trong quá trình gặp gỡ, bàn bạc thống nhất về ly hôn tại nhà chị B tại xã X, huyện Y, anh A đã có hành vi cố ý gây thương tích cho chị B bằng gậy sắt với tỷ lệ tổn thương tích cơ thể theo kết luận giám định là 1% (một phần trăm). Quá trình xác minh tại xã X, huyện Y, Công an xã xác nhận anh A có hộ khẩu thường trú tại xã X, huyện Y nhưng từ năm 2010 đã không sinh sống tại xã X; xác minh tại xã C, huyện D, Công an xã xác nhận A thường xuyên sinh sống tại xã C huyện D từ năm 2010 nhưng không đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Ngày 30/8/2019 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Y khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với A về hành vi Cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS.

Với vụ án trên, thẩm quyền thụ lý giải quyết đơn khởi kiện xin ly hôn giữa anh A chị B thuộc Tòa án nhân dân huyện Y hay Tòa án nhân dân huyện D?

Quan điểm thứ nhất cho rằng, thẩm quyền thụ lý giải quyết đơn khởi kiện xin ly hôn của chị B thuộc Tòa án nhân dân huyện Y vì anh A có hộ khẩu thường trú tại xã X, huyện Y theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, thẩm quyền thụ lý giải quyết đơn khởi kiện xin ly hôn của chị B thuộc Tòa án nhân dân huyện D theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự 2015 (nơi cá nhân đang sinh sống).

Điểm chưa rõ trong BLDS, BLTTDS và Luật Cư trú năm 2020 là chưa có sự hướng dẫn cụ thể về thứ tự xác định nơi cư trú của bị đơn trong các tranh chấp về hôn

28

http://vkstuyenquang.gov.vn/pHome/news/Nghien-cuu-Trao-doi-nghiep-vu/Thong-nhat-nhan-thuc-ve-xac-dinh -noi-cu-tru-cua-ca-nhan-trong-giai-quyet-cac-vu-an-dan-su-hinh-su-760/, truy cập lúc 22h ngày 18.9.2021.

nhân và gia đình. Chẳng hạn, Điều 11 Luật Cư trú chỉ quy định: Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Vậy nếu đương sự cùng lúc có nơi thường trú, nơi tạm trú thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nơi thường trú, nơi tạm trú? Trường hợp đương sự cùng lúc có nơi thường trú, nơi tạm trú nhưng đương sự lại sinh sống ở nơi khác thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nơi đang sinh sống hay nơi thường trú? Trường hợp đương sự có nơi thường trú nhưng đương sự lại sinh sống ở nhiều nơi khác nhau và mỗi nơi trong thời gian ngắn (ở trọ) thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nơi nào? Điều 14 Luật Cư trú quy định: Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp này, nơi cư trú theo quy định của pháp luật có liên quan là nơi nào? Hiện nay văn bản hướng dẫn Luật Cư trú năm 2020 chưa có nên đây là khó khăn cho Tòa án trong việc xác định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ đối với các tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Điều 5, Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 5.5.2017 của Hội đồng Thẩm phán TATC về hướng dẫn một số quy định về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án tuy có quy định rõ hơn nhưng chưa chi tiết, cụ thể.

Đối với vụ án ly hôn của chị B nêu trên, theo tác giả, thẩm quyền phải thuộc về Tòa án nhân dân huyện D mới chính xác và đúng theo Nghị quyết 04/2017/NQ- HĐTP ngày 5.5.2017. Việc Toà án vẫn căn cứ vào yếu tố quản lý hành chính là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú của bị đơn để xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình là chưa hợp lý và không bảo đảm quyền lợi cho các đương sự trong các tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

Một khía cạnh khác của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do không tống đạt được cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong hôn nhân và gia đình là việc bị đơn đang bị truy nã.

Ví dụ: Có thụ lý giải quyết ly hôn với người đang bị truy nã không29?

Theo đơn khởi kiện, các bản tự khai Biên bản lấy lời khai của chị Athì chịA và anh B kết hôn trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật vào năm 2007. Sau khi kết hôn vợ chồng chung sống hạnh phúc thời gian đầu thì xảy ra mâu thuẫn, nguyên nhân do bất đồng quan điểm. Tháng năm 2010, anh B vi phạm pháp luật và bị Tòa án nhân dân quận C xử phạt 36 tháng tù. Từ ngày

29

http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/vks/132/3105/4272/16165/Kiem-sat-vien-viet/Co-thu-ly-giai-quyet-ly-hon -voi-nguoi-dang-bi-truy-na-khong-.aspx, truy cập lúc 22h ngày 20.10.2021.

18/5/2010, anh B đã bỏ trốn khỏi địa phương và bị truy nã theo Quyết định truy nã số 30/QĐTN ngày 08/7/2010 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận D. Nay tình cảm vợ chồng không còn, không có khả năng đoàn tụ, chị A làm đơn xin Tòa án xử cho chị và anh B được ly hôn. Về việc cấp dưỡng nuôi con chung và tài sản chung, chị A không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tòa án đã tiến hành thụ lý vụ án hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, đối với vụ án này có nhiều quan điểm về việc thụ lý giải quyết vụ án của Tòa án.

Quan điểm thứ nhất cho rằng Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 217 BLTTDS (Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật). Quan điểm này dựa vào việc nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ mới của bị đơn, Tòa án đã xác minh nhưng không xác định được và áp dụng điểm h khoản 1 Điều 217 BLTTDS, điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP để ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Quan điểm thứ nhất cho rằng Tòa án vẫn tiến hành thụ lý và giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Quan điểm này dựa vào đơn khởi kiện của chị A đúng với quy định tại Điều 189 BLTTDS và việc anh B bỏ trốn, không thông báo cho chị A về nơi cư trú là hành vi cố ý giấu địa chỉ nên phải giải quyết theo thủ tục chung. Khi giải quyết, Tòa án tiến hành thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng.

Theo tác giả, trong vụ án này, Tòa án phải thụ lý giải quyết mà không đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc của người bị kiện. Việc anh B bỏ trốn là bất hợp pháp, cố ý giấu địa chỉ nên Tòa án phải thụ lý giải quyết ly hôn cho chị A là đảm bảo quyền lợi cho nguyên đơn. Thực tiễn xét xử Tòa án các cấp cũng có quan điểm khác nhau về việc nguyên đơn ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc của người bị kiện30

Tuy nhiên, một số trường hợp bị đơn vắng mặt tại nơi cư trú nhưng không thuộc trường hợp giấu địa chỉ thì Tòa án vẫn còn lúng túng trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Đó là những trường hợp bị đơn vắng mặt tại địa phương trước thời điểm nguyên đơn là vợ hoặc chồng khởi kiện yêu cầu ly hôn. Đây là trường hợp bị đơn không có mặt địa phương, không có địa chỉ cư trú mới và thời gian đi khỏi địa phương là trước ngày nguyên đơn khởi kiện nhưng chưa đủ thời gian tuyên bố công dân mất tích.

30

Ví dụ: Bàn về giải quyết án hôn nhân và gia đình khi bị đơn vắng mặt tại nơi cư trú31

.

Bản án số 11/HNGĐ-ST ngày 20/4/2017 xét xử vắng mặt bà TTHT, Quyết định cho ông VT được ly hôn với bà TTHT. Theo xác minh của Tòa án thì bà TTHT còn hộ khẩu tại địa phương nhưng bỏ địa phương đi đầu năm 2016, ngày 19/12/2016 Tòa án thụ lý vụ án, Thẩm phán đã tiến hành niêm yết các văn bản tố tụng nơi bà TTHT cư trú nhưng bà TTHT không tham gia tố tụng. Sau khi Bản án có hiệu lực bà TTHT có đến phản ánh tại Viện kiểm sát do có mâu thuẫn với ông VT nên bỏ đi làm ăn ở TP Hồ Chí Minh và có liên lạc thường xuyên với ông VT, nhưng ông VT không thông báo về việc xin ly hôn cho bà nên bà không biết việc Tòa án thụ lý vụ án ly hôn giữa bà và ông VT nên không tham gia. Tương tự, một số trường hợp khác, bị đơn đến Tòa án trích lục bản án do không biết việc ly hôn vì không có mặt tại địa phương.

Một ví dụ khác theo Bản án hôn nhân và gia đình sơ thẩm số 43/2019/HNGĐ- ST ngày 14/10/2019 của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang32, vụ án này Tòa án xét xử vắng mặt chị Võ Thị Vũ Liên, quyết định cho anh Bùi Ngọc Tuấn được ly hôn với chị Võ Thị Vũ Liên. Theo xác minh thì chị Võ Thị Vũ Liên đã bỏ địa phương đi từ năm 2016 và dắt theo đứa con chung tên Bùi Vũ Liên Phương, hiện không biết chị Liên và cháu Phương đang ở đâu, Thẩm phán đã tiến hành niêm yết các văn bản tố tụng nơi chị Liên và cháu Phương cư trú cuối cùng, Tòa án quyết định tuyên bố chị Liên, cháu Phương mất tích, căn cứ vào quyết định này Tòa án đã cho anh Tuấn được ly hôn với chị Liên. Theo quan điểm của tác giả thì vụ án này thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành giải quyết là phù hợp vì nơi cư trú cuối cùng của chị Liên, cháu Phương là huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang căn cứ theo Điều 11, 19 Luật cư trú, do chị Liên đang sống ở đâu thì anh Tuấn không biết nên không xác định được nơi chị Liên đang thườn xuyên sinh sống.

Từ thực tiễn trên, theo tác giả, về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ tại Điều 39 BLTTDS đối với trường hợp xác định nơi bị đơn cư trú, làm việc cần được hướng dẫn như sau:

Nơi cư trú của công dân là nơi công dân có đăng ký thường trú. Nếu công dân có đăng ký thường trú đồng thời có đăng ký tạm trú thì nơi cư trú của công dân

31

http://vienkiemsatbrvt.gov.vn/portal/p/2001, truy cập lúc 20h ngày 12.9.2021.

32

Bản án Hôn nhân và gia đình sơ thẩm số 43/2019/HNGĐ-ST ngày 14/10/2019 của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang (phụ lục 4)

là nơi công dân đang thường xuyên sinh sống (thường trú hoặc tạm trú). Trường hợp công dân có đăng ký thường trú đồng thời có đăng ký tạm trú nhưng không thường xuyên sinh sống tại nơi đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú mà thường xuyên sinh sống tại địa chỉ khác thì nơi cư trú của công dân là nơi đang thường xuyên sinh sống. Nếu công dân có đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú nhưng không thường xuyên sinh sống tại nơi đăng ký thường trú, tạm trú mà thường xuyên sinh sống tại nhiều địa chỉ khác nhau thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nơi có một trong các nơi người bị kiện thường xuyên sinh sống.

Khi Tòa án không xác định được nơi cư trú của công dân như trên thì giải quyết theo điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 5.5.2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn một số quy định về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

2.2. T ẩm q ền của Tòa án theo s l a c ọn của nguyên đơn

Theo điểm a, điểm c khoản 1 Điều 40 BLTTDS, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong các trường hợp: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết và vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

Theo Điều 40 BLDS, nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân thì đó là nơi người đó đang sinh sống. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới. Theo Điều 43 BLDS, nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.

Theo Điều 11 và Điều 14 Luật Cư trú năm 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết của tòa án đối với các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)