Thứ tự ƣu tiên thanh toán của ngƣời giải chấp

Một phần của tài liệu Quyền ưu tiên thanh toán của người giải chấp theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 40)

Quyền ưu tiên thanh toán của người giải chấp chỉ đặt ra vấn đề nghiên cứu khi có giao dịch mua bán, chuyển nhượng tài sản thế chấp bị vô hiệu phải giải quyết hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu. Do đó, thứ tự ưu tiên thanh toán của người giải chấp sẽ được nghiên cứu dưới hai góc độ, là quy định pháp luật và thực tiễn xét xử của Tòa án. Về quy định của pháp luật, sẽ tập trung nghiên cứu các quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán của các bên cùng nhận bảo đảm theo BLDS năm 2015 và thứ tự thanh toán theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Trên cơ sở quy định của pháp luật, đối chiếu với thực tiễn xét xử để chỉ ra bất cập về thứ tự ưu tiên thanh toán của người giải chấp và hướng hoàn thiện pháp luật.

2.1.1. Bất cập

Khi phân tích quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm tại Điều 308 của BLDS năm 2015, cho thấy thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định dựa trên nguyên tắc thứ tự thời gian xác lập giao dịch bảo đảm, nghĩa là các chủ nợ có bảo đảm trên cùng một tài sản bảo đảm thì quyền ưu tiên thanh toán giữa họ với nhau được xác định theo thứ tự thời gian có hiệu lực

của giao dịch bảo đảm, chủ nợ nào xác lập giao dịch bảo đảm có hiệu lực trước, sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba thì được ưu tiên thanh toán trước. Nếu giao dịch bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba thì căn cứ vào thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.

Dưới góc độ so sánh luật học, các tác giả Lê Thị Thu Thủy, Đỗ Minh Tuấn có viết “Khoa học pháp lý trên thế giới đều thừa nhận một nguyên tắc chung trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán, đó là nguyên tắc “first in time rule” (thứ tự về thời gian). Luật của Anh quy định trong trường hợp có xung đột quyền yêu cầu thanh toán giữa các chủ nợ có bảo đảm có lợi ích bảo đảm ngang nhau trên cùng một tài sản thì chủ nợ có lợi ích bảo đảm được xác lập trước hưởng quyền ưu tiên trừ trường hợp quyền ưu tiên bị mất bởi các quy tắc pháp lý khác. Luật của Mỹ cũng quy định bên nhận bảo đảm đăng ký trước được hưởng quyền ưu tiên so với

các bên nhận bảo đảm đăng ký sau trên cùng một tài sản bảo đảm”14.

Theo Điều 308 BLDS năm 2015, thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định như sau:

Thứ nhất, “Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối

kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng” (Điểm a khoản 1 Điều 308 BLDS năm 2015). Trong trường hợp này, các “biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm” (Điều 297 BLDS năm 2015).

“Quy tắc đăng ký và quy tắc chiếm hữu, kiểm soát tài sản bảo đảm là căn cứ xác định thứ tự ưu tiên thanh toán. Đối với những giao dịch bảo đảm nào đăng ký trước sẽ được quyền ưu tiên thanh toán trước, ngay cả những giao dịch không bắt buộc phải đăng ký vẫn phát sinh hiệu lực pháp lý nhưng để được

hưởng quyền ưu tiên, giao dịch bảo đảm phải được đăng ký15”.

14

Lê Thị Thu Thủy, Đỗ Minh Tuấn (2015), “Giao dịch bảo đảm dưới khía cạnh so sánh luật học”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp điện tử, http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208533, truy cập

ngày 08/5/2021. 15

Phạm Yến Nhi (2020), “Vấn đề pháp lý về quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm”, Tạp chí

Tài chính Ngân hàng, số 5/2020 (728), tr 70 – 72.

Phạm Yến Nhi (2020), “Vấn đề pháp lý về quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm”, Tạp chí tài

chính online, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/van-de-phap-ly-ve-quyen-uu-tien-thanh-toan-khi-

Thứ hai, “Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước” (điểm b khoản 1 Điều 308 BLDS năm 2015).

Thứ ba, “Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực

đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm” (điểm c khoản 1 Điều 308 BLDS năm 2015).

Khi thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sẽ thực hiện theo thứ tự quy định tại Điều 307 BLDS năm 2015 như sau: Số tiền có được từ

việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ

và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.

Như vậy, các phân tích nêu trên chỉ ra các quy định trong BLDS năm 2015 hiện nay chỉ điều chỉnh thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên tham gia giao dịch bảo đảm với nhau trên cùng một tài sản bảo đảm sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp; không chỉ rõ thứ tự ưu tiên thanh toán cụ thể giữa các khoản phải thanh toán như án phí và chi phí tố tụng, các khoản nợ thuế, nộp ngân sách nhà nước với khoản nợ của bên có quyền ưu tiên thanh toán khi giải chấp tài sản và các khoản nợ không có bảo đảm khác. Trong trường hợp này, thứ tự ưu tiên thanh toán cụ thể như thế nào thì pháp luật dân sự chưa có quy định thống nhất.

Căn cứ Khoản 3 Điều 47 của Luật Thi hành án dân sự quy định “Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa

vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cƣỡng

chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này.”

Khoản 5 Điều 115 của Luật Thi hành án dân sự quy định “Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi

hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này.”

Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng “Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của

khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo

đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín

dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trƣớc khi

thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Từ phân tích quy định tại các điều luật trên, có thể tóm tắt thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp như sau:

Theo BLDS năm 2015: 1- Chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp; 2- Nghĩa vụ được bảo đảm; 3- Nghĩa vụ khác không có bảo đảm.

Theo Luật Thi hành án dân sự: 1- Án phí; 2- Chi phí cưỡng chế; 3- Khoản tiền thuê nhà; 4- Nghĩa vụ được bảo đảm; 5- Nghĩa vụ khác không có bảo đảm.

Theo nghị quyết 42/2017/QH14: 1- Chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản thế chấp; 2- Nghĩa vụ được bảo đảm; 3- Nghĩa vụ thuế; 4- Nghĩa vụ khác không có bảo đảm.

Như vậy, các quy định của Điều 307, 308 BLDS năm 2015, khoản 3 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự, Điều 12 Nghị quyết 42/2017/QH14 còn chưa thống nhất về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp; không quy định về thứ tự và mức độ ưu tiên thanh toán đối với nghĩa vụ được hoàn trả khoản tiền giải chấp khi xử lý tài sản được giải chấp; vẫn còn bỏ ngõ chi phí tố tụng xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản; không xem xét đến khoản nợ tiền công lao động của người trực tiếp tạo ra bất động sản đang thế chấp chưa được thanh toán.

Để làm rõ hơn bất cập này, người viết viện dẫn tình huống pháp lý sau đây:

[4] Vụ án thứ tƣ: Bản án số 28/2018/DSPT ngày 31/01/2018 của TAND tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là bản án 28 Đắk Lắk).

Nội dung tóm tắt như sau: Ngày 22/3/2011, vợ chồng T1, H ký hợp đồng chuyển nhượng hai thửa đất 113A, 113B thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình cho V và T. Do hai thửa đất 113A, 113B đang thế chấp Ngân hàng E bảo đảm cho khoản vay 1.400.000.000đ và lãi 9.250.000đ của Công ty N nên các bên thỏa thuận các bà V, T trả hết gốc và lãi (mỗi người trả gốc 700.000.000đ và lãi 4.625.000đ) cho Ngân hàng E thay Công ty N để giải chấp tài sản. Khi V, T làm thủ tục đăng ký sang tên thì bị ngăn chặn.

Bản án 28 Đắk Lắk tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu. Khi giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu đã dành quyền ưu tiên “Sau khi trừ chi phí xử lý tài sản, án phí và các khoản thuế theo quy định của pháp luật mà ông T1, bà H phải chịu, thì ưu tiên thi hành trả trước cho bà V và bà T số tiền 1.400.000.000đ”.

Trong tình huống pháp lý này, Tòa án dành quyền ưu tiên thanh toán cho người giải chấp theo thứ tự: 1- Chi phí xử lý tài sản; 2- Án phí; 3- Các khoản thuế; 4- Nghĩa vụ hoàn trả tiền giải chấp. Thứ tự ưu tiên thanh toán này không bao gồm chi phí tố tụng khác (chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, chi phí định giá tài sản, chi phí thẩm định giá tài sản…).

Bản án 28 Đắk Lắk xác định mức độ ưu tiên thanh toán của khoản chi phí xử lý tài sản (bao gồm: Chi phí kê biên, thu giữ, bảo quản, định giá, bán đấu giá khi thi hành án dân sự…), án phí trước nghĩa vụ hoàn trả tiền giải chấp là phù hợp với quy định của pháp luật dân sự hiện hành. Tuy nhiên, bản án đưa mức độ ưu tiên của khoản thuế nhà nước trước nghĩa vụ hoàn trả tiền giải chấp là không đảm bảo quyền lợi cho người giải chấp. Bởi lẽ, nếu người giải chấp không ứng tiền trả vào ngân hàng để giải chấp tài sản thì các thửa đất 113A, 113B vẫn là tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ vay tại ngân hàng. Khi xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của BLDS năm 2015, Luật Thi hành án dân sự hoặc Nghị quyết 42/2017/QH14 thì nghĩa vụ bảo đảm bao giờ cũng được ưu tiên thanh toán trước khoản thuế (nếu có). Mặt khác, khoản tiền thuế chỉ là một đặc quyền của nhà nước, không phải là

nghĩa vụ bảo đảm nên khi xử lý tài sản bảo đảm hoặc tài sản giải chấp để thanh toán các khoản nghĩa vụ thì tiền thuế phải xếp thứ tự ưu tiên sau nghĩa vụ được bảo đảm hoặc nghĩa vụ hoàn trả tiền giải chấp.

Trong Luật thi hành án dân sự quy định tiền án phí có mức độ ưu tiên cao nhất, trước chi phí xử lý tài sản bảo đảm. Còn trong BLDS năm 2015 thì không đưa tiền án phí vào thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm. Việc quy định trong BLDS năm 2015 như vậy là bất cập bởi các lý do sau đây:

- Thứ nhất, khi các bên trong giao dịch bảo đảm không thể tự thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm thì phát sinh tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết nên án phí, chi phí tố tụng phát sinh. Do đó, những án phí, chi phí tố tụng nào liên quan trực tiếp đến yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm đều là chi phí xử lý tài sản bảo đảm. Khi xem xét vấn đề này, cần phân biệt các loại án phí và chi phí tố tụng trong bản án quyết định của Tòa án, không phải loại án phí, chi phí tố tụng nào cũng liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm. Ví dụ: Trong vụ án ly hôn có yêu cầu độc lập của Ngân hàng về khoản nợ chung có bảo đảm; trong bản án sẽ có án phí dân sự sơ thẩm về ly hôn, án phí dân sự sơ thẩm về giải quyết tài sản chung, nợ chung và chi phí tố tụng xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản theo yêu cầu độc lập của Ngân hàng. Như vậy, khoản án phí giải quyết theo yêu cầu độc lập của ngân hàng và chi phí tố tụng xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản đối với tài sản thế chấp là chi phí xử lý tài sản bảo đảm, còn án phí dân sự sơ thẩm về ly hôn, chia tài sản chung thì không phải là chi phí xử lý tài sản bảo đảm.

- Thứ hai, khi thi hành án dân sự: Cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kê biên, cưỡng chế, thu giữ, bảo quản… trong hoạt động thi hành án nên phát sinh chi phí xử lý tài bảo đảm.

Như vậy, án phí, chi phí tố tụng tại tòa án liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm và các chi phí cưỡng chế, kê biên, thu giữ, bảo quản ... đối với tài sản được giải chấp trong hoạt động thi hành án đều là chi phí xử lý tài sản bảo đảm nên nó phải được ưu tiên thanh toán trước nghĩa vụ bảo đảm và các nghĩa vụ khác. Xét theo thứ tự thời gian thực hiện thì án phí, chi phí tố tụng có trước các chi phí xử lý tài sản trong giai đoạn thi hành án nên mức độ ưu tiên của án phí, chi phí tố tụng phải trước chi phí xử lý tài sản là phù hợp. Tuy nhiên, trong BLDS năm 2015 và Luật Thi hành án dân sự hiện nay vẫn chưa quy định về thứ tự ưu tiên

các chi phí tố tụng và không đề cập đến thứ tự ưu tiên thi hành nghĩa vụ hoàn trả tiền giải chấp. Đây là bất cập trong việc xác định thứ tự ưu tiên giữa nghĩa vụ được bảo đảm hoặc nghĩa vụ hoàn trả tiền giải chấp với các khoản xử lý tài sản bảo đảm, án phí và chi phí tố tụng.

Bên cạnh đó, khi xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khoản tiền giải chấp cũng cần phải xem xét trong mối quan hệ với các khoản nghĩa vụ không có bảo đảm khác nhưng cần có đặc quyền như khoản nợ tiền công lao động tạo ra tài sản thế chấp. Tiền công tạo ra tài sản thế chấp là một bộ phận cấu thành nên giá

Một phần của tài liệu Quyền ưu tiên thanh toán của người giải chấp theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)