Phạm vi ƣu tiên thanh toán của ngƣời giải chấp

Một phần của tài liệu Quyền ưu tiên thanh toán của người giải chấp theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 105)

Khi thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán thì một vấn đề khác cũng phải xem xét là phạm vi ưu tiên thanh toán, tức là người có quyền ưu tiên được thanh toán trước các khoản nào và được thanh toán bao nhiêu, thanh toán toàn bộ hay chỉ được thanh toán một phần. Nếu xét trong quan hệ tín dụng, thì phạm vi thanh toán sẽ bao gồm gốc, lãi, chi phí khác (nếu có). Trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay, chỉ quy định về phạm vi nghĩa vụ bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm (Điều 293, Điều 307 và Điều 308 của BLDS năm 2015); chưa có quy định về phạm vi ưu tiên thanh toán của người giải chấp. Vấn đề đặt ra cần nghiên cứu đó là, khi vận dụng cơ chế chuyển giao quyền yêu cầu để dành quyền ưu tiên thanh toán cho người giải chấp thì mức độ chuyển giao quyền đến đâu và người giải chấp được ưu tiên thanh toán như người nhận thế chấp ban đầu hay chỉ được hưởng quyền ưu tiên thanh toán với phạm vi nhất định.

2.2.1. Bất cập

Nghiên cứu phạm vi ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp, nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, bao gồm nghĩa vụ trả gốc, trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại. Khi thanh toán số tiền có được từ việc bán tài sản thế chấp, sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp, việc thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 BLDS năm 2015 mà không phân biệt phạm vi phải thanh toán giữa nghĩa vụ trả gốc, trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 18 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016

của Ngân hàng nhà nước quy định “Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau”. Như vậy, quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay có phân biệt thứ tự ưu tiên thu nợ giữa nợ gốc và nợ lãi và gốc ưu tiên thu trước lãi, thứ tự thu nợ này không phụ thuộc vào nghĩa vụ có bảo đảm hay không bảo đảm.

Trở lại với vụ án thứ tư [4], bản án 28 Đắk Lắk, trong tình huống người giải chấp là bà V và bà T đã bỏ số tiền 1.409.250.000đ để giải chấp tài sản. Tuy nhiên, khi xử lý hậu quả của giao dịch vô hiệu, Tòa án dành quyền ưu tiên trả trước cho bà V và bà T đối với số tiền gốc 1.400.000.000đ, còn tiền lãi 9.250.000đ thì không được ưu tiên thanh toán. Việc Tòa án phân biệt gốc và lãi để dành quyền ưu tiên thanh toán nghĩa vụ hoàn trả tiền giải chấp cho khoản trả gốc mà không ưu tiên thanh toán nghĩa vụ hoàn trả tiền giải chấp cho khoản lãi là không hợp lý. Bởi lẽ, nếu không giải chấp, khi xử lý tài sản thế chấp thì cả gốc và lãi đều là nghĩa vụ được bảo đảm được ưu tiên thanh toán. Việc phân biệt thu gốc trước, lãi sau theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước chỉ có ý nghĩa khi tài sản bảo đảm không đủ để thu hồi nợ cho ngân hàng nhằm mục đích bảo vệ bên yếu thế, làm giảm áp lực trả nợ. Vì khi ưu tiên thu gốc trước thì lãi sẽ không tiếp tục phát sinh hoặc phát sinh ít hơn (trên dư nợ gốc còn lại); đối với số nợ lãi thì không phải chịu lãi suất quá hạn mà chỉ

phải chịu lãi chậm trả tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS năm 201516

. Cách xử lý của bản án 28 Đắk Lắk cho thấy phạm vi quyền ưu tiên thanh toán của người giải chấp được Tòa án chấp nhận là có giới hạn trong phạm vi số tiền giải chấp dùng để trả nợ gốc. Đối với số tiền giải chấp dùng để trả lãi không được ưu tiên thanh toán sẽ là bất cập. Bởi lẽ, người giải chấp phải thanh toán toàn bộ số nợ gốc, lãi thì tài sản mới được giải chấp để các bên tiến hành mua bán, chuyển nhượng tài sản giải chấp. Do vậy, toàn bộ số tiền người giải chấp bỏ ra để giải chấp tài sản đều là tiền dùng vào mục đích giải chấp, không phân biệt trả gốc hay trả lãi.

Để làm rõ hơn các bất cập về phạm vi ưu tiên thanh toán của người giải chấp, người viết viện dẫn thêm tình huống pháp lý sau đây:

16

[5] Vụ án thứ năm: Bản án số 265/2018/DSPT ngày 19/10/2018 của TAND tỉnh Đồng Tháp (viết tắt bản án 265 Đồng Tháp). Nội dung tóm tắt như sau:

Ngày 19/9/2017, vợ chồng ông M và bà L ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất số 9 cho NLQ1. Giá thỏa thuận là 1 tỷ (cấn trừ nợ vay 500.000.000đ, đưa thêm 500.000.000đ). Tại thời điểm chuyển nhượng, thửa đất số 9 đang thế chấp ngân hàng bảo đảm cho số tiền vay gốc và lãi là 439.683.115đ. Vợ chồng ông M, bà L đã dùng số tiền 500.000.000đ do NLQ1 thanh toán tiền mua đất trả nợ 439.683.115đ cho ngân hàng và giải chấp tài sản. Khi làm thủ tục sang tên, sau khi NLQ1 đã nộp tiền thuế 12.500.000đ thì bị ngăn chặn.

Bản án 265 Đồng Tháp nhận định “số tiền NLQ1 giao 500.000.000đồng để ông M trả nợ Ngân hàng thì mới lấy lại tài sản thế chấp … từ đó các đồng nguyên đơn mới yêu cầu phong tỏa tài sản để đảm bảo thi hành án … trong đó ưu tiên thi hành các khoản nợ của các nguyên đơn và 500.000.000 đồng của NLQ1 là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Tuy nhiên, số tiền ông M trả Ngân hàng chỉ là 439.683.115đồng, nhưng Tòa sơ thẩm ưu tiên thi hành cho NLQ1 500.000.000đồng là không phù hợp”.

Như vậy, trong vụ án này, Tòa án sơ thẩm chấp nhận số tiền được ưu tiên thanh toán là 500.000.000đ; còn Tòa án phúc thẩm chỉ chấp nhận được ưu tiên thanh toán đúng số tiền dùng vào việc giải chấp 439.683.115đ, bao gồm cả gốc và lãi; khoản tiền ứng trước để thanh toán cho bên bán, chuyển nhượng tài sản mà không được sử dụng vào mục đích giải chấp tài sản thì không được ưu tiên thanh toán. Cách tiếp cận của Tòa án phúc thẩm là hợp lý, bởi lẽ bản thân người giải chấp chỉ được tiếp nhận chuyển giao quyền ưu tiên thanh toán từ bên nhận thế chấp, nên khi xử lý tài sản giải chấp, người giải chấp chỉ có thể được ưu tiên thanh toán khoản tiền thực tế dùng vào việc giải chấp. Điều này cho thấy việc Tòa án xác định đúng giới hạn phạm vi chuyển giao quyền yêu cầu sẽ quyết định đến phạm vi được ưu tiên thanh toán của người giải chấp. Việc Tòa án sơ thẩm cho phép ưu tiên thanh toán cả khoản tiền không dùng vào việc giải chấp là vượt quá phạm vi quyền được ưu tiên thanh toán ban đầu của người nhận thế chấp, vì bản thân người có quyền ban đầu cũng chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi nghĩa vụ bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 293 BLDS năm 2015, đó là gốc, lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Tóm tại, khi xác định thứ tự ưu tiên thanh toán thì cũng phải xác định phạm vi ưu tiên thanh toán, đây là hai khía cạnh gắn liền, không thể tách rời khi xác định quyền ưu tiên thanh toán. Từ phân tích tại vụ án thứ tư [4] và vụ án thứ năm [5] cho thấy thực tiễn xét xử không thống nhất khi xác định phạm vi ưu tiên thanh toán. Có Tòa án chấp nhận ưu tiên thanh toán toàn bộ số tiền giải chấp nhưng cũng có Tòa án chỉ chấp nhận việc ưu tiên thanh toán tiền giải chấp trong phạm vi tiền gốc, còn tiền lãi thì không được chấp nhận hoặc có trường hợp cho ưu tiên thanh toán vượt quá giá trị tiền giải chấp. Bất cập này xuất phát từ việc pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh thứ tự và phạm vi ưu tiên thanh toán của người giải chấp.

2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện

Thứ nhất, về giải pháp trước mắt, người viết kiến nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cần có hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất về việc xác định phạm vi ưu tiên thanh toán của người giải chấp, có thể lựa chọn một bản án xử lý thuyết phục vấn đề này để xây dựng, phát triển thành án lệ để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong ngành Tòa án khi chưa có quy phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh. Đồng thời với việc xây dựng án lệ, TAND tối cao cần có hướng dẫn và giải thích việc áp dụng án lệ trong các tình huống pháp lý nêu trên để làm rõ hơn các căn cứ và điều kiện áp dụng án lệ.

Thứ hai, trong khi Quốc hội chưa sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2015, người viết kiến nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sớm ban hành nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về xử lý giao dịch dân sự vô hiệu đối với các hợp đồng mua bán (chuyển nhượng) tài sản đang cầm cố, thế chấp ngân hàng. Trong nghị quyết cần quy định rõ phạm vi được ưu tiên thanh toán sẽ bao gồm khoản tiền trả gốc, trả lãi và các chi phí phát sinh khác liên quan đến việc giải chấp.

Thứ ba, để đảm bảo pháp luật được điều chỉnh thống nhất, người viết kiến nghị Quốc Hội khi sửa đổi Bộ luật dân sự cần bổ sung chế định quyền ưu tiên, trong quy định về quyền ưu tiên thanh toán của người giải chấp thì cần quy định cụ thể về thứ tự và phạm vi ưu tiên thanh toán của người giải chấp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 phân tích thứ tự và phạm vi ưu tiên thanh toán của người giải chấp. Nội dung này được phân tích dưới hai khía cạnh pháp lý là: Thứ tự ưu tiên thanh toán của người giải chấp và phạm vi ưu tiên thanh toán của người giải chấp.

Việc xác định thứ tự và phạm vi ưu tiên thanh toán của người giải chấp trong mối quan hệ với các khoản nghĩa vụ phải thanh toán của người mắc nợ khi xử lý tài sản giải chấp trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật dân sự về thứ tự và phạm vi thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm, thứ tự thanh toán khi thi hành án và xử lý nợ xấu của ngân hàng từ đó chỉ ra các bất cập của pháp luật hiện nay.

Các bất cập và kiến nghị tập trung vào tình huống pháp lý xác định thứ tự và phạm vi ưu tiên thanh toán của khoản tiền giải chấp trong mối quan hệ với các khoản nghĩa vụ phải thanh toán khi xử lý tài sản giải chấp. Pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay quy định thiếu thống nhất, mâu thuẫn và tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau trong việc xác định thứ tự và phạm vi ưu tiên thanh toán của khoản nghĩa vụ được bảo đảm với các loại nghĩa vụ không có bảo đảm khác.

Xuất phát từ thực trạng quy định pháp luật và các vụ án cụ thể trong thực tiễn xét xử, luận văn nêu ra một số đánh giá và kiến nghị nhằm mục đích hướng đến việc hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như hoàn thiện hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với các tình huống pháp lý trong thực tiễn mà lý luận chưa có đúc kết để xây dựng, quy định thành quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật.

Kết quả nghiên cứu của Chương 2 đã chỉ ra các bất cập về thứ tự và phạm vi ưu tiên thanh toán của người giải chấp; tiếp tục giải quyết các câu hỏi liên quan đến việc xác định thứ tự và phạm vi ưu tiên thanh toán hoàn trả khoản tiền giải chấp. Đây là mảng lớn thứ hai cần được làm rõ trong nội dung nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Tranh chấp dành quyền ưu tiên thanh toán đối với khoản tiền giải chấp, mà rộng hơn là khoản tiền trả nợ thay cho nghĩa vụ được bảo đảm đang tồn tại khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay chưa có đủ quy phạm để điều chỉnh kịp thời.

Áp dụng các quy định tương ứng trong BLDS năm 2015 về giao dịch dân sự và giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu; nghĩa vụ và hợp đồng, mà cụ thể là chuyển giao quyền yêu cầu, giao dịch bảo đảm và xử lý tài bảo đảm để giải quyết các tranh chấp nêu trên tại Tòa án còn tồn tại bất cập, khập khiễng, không phù hợp với nội dung nghiên cứu trong luận văn.

Các hạn chế, bất cập này mang lại nhiều hậu quả tiêu cực, mà trước tiên là các chủ thể có quyền và lợi ích chính đáng không được pháp luật bảo vệ. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì các hạn chế, bất cập này cần khắc phục, hướng đến xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn thiện, đảm bảo mọi quan hệ pháp luật dân sự đều phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh, đảm bảo công bằng và công lý cho mọi công dân.

Do vậy, luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ các nội dung liên quan đến căn cứ phát sinh quyền ưu tiên thanh toán của người giải chấp; thứ tự và phạm vi ưu tiên thanh toán của người giải chấp, người thực hiện thay nghĩa vụ thanh toán khoản nợ có bảo đảm; phân tích các bất cập trên cơ sở chỉ ra thiếu sót, thiếu đồng bộ, mâu thuẫn của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành; so sánh và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật để đưa ra một số kiến nghị, giải pháp mang tính định hướng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật. Mục tiêu cốt yếu là đảm bảo có đủ quy phạm pháp luật điều chỉnh kịp thời, có hiệu lực, hiệu quả đối với sự vận động, phát triển của quan hệ xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể dân sự đều được tôn trọng và bảo vệ hợp pháp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Dân sự (Luật số 44-L/CTN) ngày 28/10/1995;

2. Bộ luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày 11/6/2005;

3. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015;

4. Bộ luật Hàng hải Việt Nam (Luật số 95/2015/QH13) ngày 25/11/2015;

5. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018;

6. Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật số 52/2014/QH12) ngày 16/6/2014;

7. Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật số 24/2000/QH10) ngày 09/12/2000;

8. Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật số 61/2010/QH12) ngày 24/11/2010;

9. Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật số 42/2019/QH14) ngày 14/6/2019;

10. Luật Thi hành án dân sự (Luật số 26/2008/QH12) ngày 14/11/2008;

11. Luật Thi hành án dân sự (Luật số 64/2012/QH13) ngày 25/11/2014;

12. Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2006 về giao dịch

bảo đảm;

13. Nghị định 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/9/2017 về đăng ký

biện pháp bảo đảm;

B. Tài liệu tham khảo

14. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp (Bản dịch), Nxb Chính trị quốc gia,

năm 1998 (Nhà xuất bản luật Việt – Pháp, Maison DuDroit Vietnamo – Francaise).

15. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học

Bộ luật dân sự Nhật Bản, tác giả Xaca Vacaxum và Tori Aritdumi, Nxb.

Chính trị quốc gia;

16. Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

sự, Bản án và bình luận án, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội;

17. Đỗ Văn Đại (2014), “Chuyển giao quyền yêu cầu trong Bộ luật Dân sự”, Tạp

18. Bùi Đức Giang (2012), “Quyền ưu tiên thanh toán của bên nhận thế chấp

Một phần của tài liệu Quyền ưu tiên thanh toán của người giải chấp theo pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 105)