Hình thức hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân xã

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân xã (từ thực tiễn tỉnh long an) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 26)

Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, thì UBND xã quyết định các vấn đề thông qua tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết theo đa số và phải trên ½ biểu quyết của các thành viên UBND xã tán thành. Thành viên UBND xã có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Trường hợp số biểu quyết tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch UBND xã. Với các hình thức biểu quyết như: “biểu quyết công khai hay là

bỏ phiếu kín”30

. Đối với các vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ chức thảo luận, biểu quyết tại phiên họp UBND xã thì Chủ tịch UBND xã quyết định việc biểu quyết của thành viên UBND xã bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến, việc biểu quyết cũng theo nguyên tác đa số, phải quá ½ số thành viên biểu quyết tán thành, trường hợp số biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch UBND xã và Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm thông báo kết quả biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến tại phiên họp UBND xã gần nhất31.

So với qui định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 qui định rõ hơn về kết quả biểu quyết đối với trường hợp số biểu quyết ngang nhau thì theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch UBND xã. Trong khi đó Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì không qui định vấn đề này32

. Điều này cho ta thấy Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã đề cao hơn vai trò của thủ trưởng trong tổ chức.

Ngoài ra, theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, thì phiên họp UBND xã do Chủ tịch UBND xã làm chủ tọa thực hiện chương trình phiên họp, trường hợp Chủ tịch UBND xã vắng thì Chủ tịch UBND xã phân công 01 Phó Chủ tịch UBND xã làm chủ tọa phiên họp33, trong khi đó Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 không qui định vấn đề phân công Phó Chủ tịch UBND làm chủ tọa phiên họp khi Chủ tịch UBND vắng. Thành phần khách mời được mời tham dự phiên họp

29

Theo khoản 2, 3 và 4 điều 114 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

30

Theo điều 117 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

31

Theo điều 118 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

32

Theo điều 123 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

33

UBND xã theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có thể mời thêm: đại diện thường trực HĐND xã; Chủ tịch MTTQ Việt Nam xã; người đứng đầu các tổ chức chính trị-xã hội ở xã (Bí thư Đoàn TNCSHCM xã, Chủ tịch HND xã, Chủ tịch LHPN xã, Chủ tịch HCCB xã, Chủ tịch Công đoàn xã); đại diện các Ban của HĐND xã (Ban kinh tế-xã hội HĐND xã, Ban pháp chế HĐND xã) Chủ tịch HĐND xã và các đại biểu khách mời khác (các cán bộ công chức xã hay là những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp,...)34

.

Kết quả phiên họp của UBND xã phải được thông báo đến: các thành viên của UBND xã; thường trực cấp ủy xã; Thường trực HĐND xã; Ban Thường trực MTTQ Việt nam xã; người đứng đầu các tổ chức chính trị-xã hội ở xã (Bí thư Đoàn TNCSHCM xã, Chủ tịch HND xã, Chủ tịch HPN xã, Chủ tịch HCCB xã, Chủ tịch Công đoàn xã); Chủ tịch UBND huyện; các cơ quan, tổ chức có liên quan và thông tin cho cơ quan báo chí nếu kết quả phiên họp của UBND xã liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở xã 35.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân xã (từ thực tiễn tỉnh long an) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 26)