Tiểu kết chƣơn gI

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân xã (từ thực tiễn tỉnh long an) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 92)

Tóm lại, qua phân tích vị trí, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức thành viên; các hình thức hoạt động; các mối quan hệ của UBND xã ở trên. Cho ta thấy:

Một là, UBND xã là cơ quan chấp hành của HĐND xã, là cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chung thấp nhất, là cơ quan nhà nƣớc gần dân nhất, có vai trò rất quan trọng và nồng cốt trong việc đƣa các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc vào đời sống thực tiễn thi hành.

UBND xã là nơi, là đầu mối tiếp nhận giải quyết các công việc thường ngày của nhân dân, có quan hệ gắn bó gần gũi với nhân dân, là nơi triển khai mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, đi vào cuộc sống. Cho nên, UBND xã là cơ quan rất quan trọng, có sự ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của các chủ trương, chính sách được vạch ra từ các cơ quan Nhà nước cấp trên, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”57

Hai là, con đƣờng hình thành các chức danh của UBND xã (CT.UBND, các PCT.UBND, ủy viên UBND xã) không nhất thiết là đại biểu HĐND xã.

Việc bầu các chức danh phó chủ tịch UBND, các ủy viên UBND xã do Chủ tịch UBND xã giới thiệu để HĐND xã bầu các phó chủ tịch, ủy viên UBND xã. Phó chủ tịch UBND xã và các ủy viên UBND xã không nhất thiết là đại biểu HĐND xã58. Chủ tịch UBND xã được bầu tại kỳ họp lần thứ nhất của HĐND xã nhất thiết phải là đại biểu HĐND xã59. Còn Chủ tịch UBND xã được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu HĐND xã. Theo quan điểm bản thân, đây là qui định mới, mang tính đột phá, tạo được quyền lựa chọn cho đại biểu HĐND xã tự do chọn lựa

56

Nguyễn Đức Hà (chủ biên) (2010), tlđd (40), tr. 70.

57

Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.371.

58

Theo khoản 4 điều 83 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

59

và bầu thành viên UBND xã miễn là họ có tài năng, không như qui định trước đây 60 chỉ được lựa chọn bầu thành viên UBND xã trong số đại biểu HĐND xã.

Ba là, Việc hình thành các chức danh chủ chốt của UBND xã, các công chức xã, ngay cả việc quản lý đối với các chức danh này do Chủ tịch UBND huyện quyết định.

Chủ tịch UBND huyện có quyền phê chuẩn, kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch UBND cấp xã; điều động đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch UBND cấp xã; giao quyền cho Chủ tịch UBND cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND cấp xã giữa 2 nhiệm kỳ HĐND cấp xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý …61

Bốn là, Qui định về thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện chƣa hợp lôgic trong vấn đề cách chức Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch UBND cấp xã.

Chủ tịch UBND huyện có quyền cách chức Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch UBND cấp xã mà không có qui định bổ nhiệm Chủ tịch UBND, phó Chủ tịch UBND xã, lại giao quyền cho HĐND xã bầu ra. Theo tôi, qui định này không hợp lôgic, vì theo qui luật có quyền cách chức thì phải có quyền bổ nhiệm nhưng Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 không qui định, lại giao quyền cho HĐND xã bầu ra. Qui định này theo tôi chỉ mang tính thủ tục, qui trình, hình thức không thể hiện được quyền hành chính mang tính chấp hành-điều hành của cơ quan hành chính có thẩm quyền chung.

Năm là, quyền hạn của từng loại chính quyền, UBND đƣợc qui định rõ ràng hơn so với Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, thể hiện rõ hơn về chính quyền nông thôn với chính quyền đô thị.

Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã có sự phân định nhiệm vụ, quyền hạn đặc trưng của từng loại chính quyền, từng loại UBND nhằm thể hiện chính quyền nông thôn với chính quyền đô thị. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương ở địa bàn nông thôn tập trung thực hiện quản lý theo lãnh thổ, Còn chính quyền địa phương ở địa bàn đô thị tập trung quản lý theo ngành, lĩnh vực. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã cũng sẽ thực hiện phù hợp

60

Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2013

61

theo loại chính quyền nông thôn là tập trung thực hiện quản lý theo lãnh thổ mà không thực hiện quản lý đô thị như UBND phường, thị trấn.

Sáu là, số lƣợng thành viên UBND xã dựa vào kết quả phân loại đơn vị hành chính. Do đó, đối với xã loại 2, thì thành viên UBND xã chỉ có 4 khó phát huy vai trò tập thể UBND xã. Số lƣợng cán bộ công chức hiện nay giảm dần so với trƣớc đây.

Cơ cấu UBND xã hiện nay gồm chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên phụ trách, quân sự và công an, như vậy đối với xã loại I có 2 phó chủ tịch thì thành viên UBND là 5, xã loại II,III thì có 1 phó chủ tịch thì thành viên ủy ban là 4, từ đó dẫn đến khó phát huy vai trò của tập thể UBND trong các vấn đề về tập thể UBND xã, trong khi đó nhiệm vụ quyền hạn của thành viên UBND xã là trưởng công an xã và quân sự xã cũng chưa được quy định rõ ràng vì vậy hoạt động của tập thể ủy ban khó tránh khỏi hình thức, từ đó vai trò của tập thể chưa được xem trọng, chủ yếu là vai trò của từng cá nhân nhất là vai trò chỉ đạo điều hành cá nhân của chủ tịch UBND xã, tổng số cán bộ và công chức xã hiện nay theo NĐ 34/2019 thì số lượng cán bộ công chức xã từ 19 đến 23 người, những người hoạt động không chuyên trách xã từ 11 đến 14 người, số lượng đã giảm đi nhiều so với NĐ 92, vì vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức xã phải thật chuyên nghiệp và hiện đại mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Số lượng cán bộ công chức hiện nay giảm 2 người so với trước đây. Theo 34/2019/NĐ-CP là 23-21-19 tương ứng xã loại 1-2-3 (trước đây theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP là 25-23-21);

Số lượng những người hoạt động không chuyên trách xã hiện nay giảm 8-10 người so với trước đây theo 34/2019/NĐ-CP là 14-12-10 tương ứng xã loại 1-2-3 (trước đây theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP là 22-20-19);…

Bảy là, Tiêu chuẩn của Các chức danh UBND xã còn thấp, lỗi thời.

Một số tiêu chí trong tiêu chuẩn của cán bộ xã trong qui định theo điều 3 và khoản 4, điều 7 của Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Trưởng Bộ nội vụ là “có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên đối với khu vực đồng bằng. Với khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tương đương trình độ sơ cấp trở lên”. Chẳng hạn: tiêu chuẩn đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là cán bộ lãnh đạo theo qui định của của Quyết định số 04/2004/QĐ-

BNV lại thiếu tiêu chí về ngoại ngữ, chứng chỉ tin học, trong khi đó công chức quân sự, công an xã là công chức xã thì lại có tiêu chí về tin học trình độ A trở lên và biết tiếng dân tộc ở địa bàn được phân công phụ trách (theo Thông tư số 06/2021/TT- BNV ngày 30/10/2012). Đến cuối năm 2019 ban hành Thông tư số 13/2019/TT- BNV ngày 06/11/2019 cũng chỉ đá động nâng cao tiêu chuẩn đối với công chức là đại học trở lên, lại không đá động gì tới tiêu chuần cán bộ lãnh đạo. Do đó, cần phải nâng cao các tiêu chí này lên đối với cán bộ lãnh đạo xã mà luật, nghị định, thông tư, quyết định chưa điều chỉnh đến nhóm đối tượng này hoặc có điều chỉnh nhưng rất hạn chế. Có như vậy, mới đáp ứng yêu cầu người lãnh đạo, đáp ứng nhiệm vụ hiện nay với việc gia nhập nền cải cách hành chính điện tử, công nghệ 4.0 nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước đáp ứng nhu cầu về cải cách tiền lương và phục vụ nhân dân tốt hơn.

Tám là, các hình thức hoạt động và các mối quan hệ của UBND xã rất đa dạng, phức tạp

UBND xã có 2 hình thức hoạt động: thông qua hoạt động của tập thể và của từng cá nhân. Trong từng tập thể, cá nhân lại có nhiều mối quan hệ qua lại lẫn nhau (quan hệ với cấp trên, ngành dọc, các thành viên, các tổ chức trực thuộc,…)

Do đó, việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật để qui định cơ cấu tổ chức, cơ cấu hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp xã nói chung hay của UBND xã nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Thời gian qua các qui định pháp luật mới cũng kịp thời ban hành để điều chỉnh những hoạt động này (Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính Phủ,...) tương đối là hoàn chỉnh, khá đầy đủ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển và đổi mới của đất nước, nâng cao đời sống cho nhân dân; góp phần nâng cao vị trí, vai trò của UBND xã trong nền hành chính hiện đại, phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, thực trạng về tổ chức và hoạt động của UBND xã trong thời gian qua trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình vẫn còn một vài hạn chế, yếu kém từ nhiều nguyên nhân. Nội dung này sẽ được làm rõ trong Chương II.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TỪ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI

2.1. Thực trạng tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở tỉnh Long An

2.1.1. Khái quát đặc điểm, tình hình Kinh tế-Văn hóa-Xã hội của tỉnh Long An

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 105030' 30 đến 1060

47' 02 kinh độ Đông và 10023'40 đến 11002' 00

vĩ độ Bắc. Phía Đông giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia[6], phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang.

Tỉnh lỵ của Long An là thành phố Tân An, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km theo đường Quốc lộ 1A. Long An là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ: 1A, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh), Trục đường động lực liên kết TPHCM - Long An - Tiền Giang. Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long

Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương,... trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông.

2.1.1.2. Khí hậu

Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.

Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2-27,7 °C. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung trung bình cao nhất 28,9 °C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2 °C. Lượng mưa hàng năm biến động từ 966–1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70- 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp

ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.

Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80-82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500-2.800 giờ. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4 °C.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.

Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.

Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.

2.1.1.3. Thuỷ văn

Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kì triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam Quốc lộ 1A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 đến 6 tháng trong năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 đến 235 cm tại Tân An và từ 60 đến 85 cm tại Mộc Hoá. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe doạ xâm nhập mặn vào vùng phía nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất .

Bị ngập mặn chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn (huyện Thạnh Hóa) khoảng 5 km. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 với mức 2 đến 4 gam/lít. Đất phèn tập trung với 2084,49 km2, chiếm 69,8% diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mười và bằng 46,41% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lũ thường bắt đầu vào trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11,

mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu .

2.1.1.4. Lịch sử hình thành

Các di chỉ khảo cổ học cho thấy, ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam - Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn.

Dân số tỉnh Long An 1967 Quận Dân số Bến Lức 46.877 Bình Phước 86.206 Cần Đước 83.631 Cần Giuộc 86.082 Rạch Kiến 40.527 Tân Trụ 36.157 Thủ Thừa 48.212 Tổng số 427.702

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Long An trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An. Tỉnh lỵ đặt tại Tân An, về mặt hành chánh thuộc xã Bình Lập, quận Châu Thành.

Ngày 24 tháng 04 năm 1957, tỉnh Long An bao gồm 7 quận như sau: Quận Bến Lức có 2 tổng với 12 xã.

Quận Đức Hoà có 2 tổng với 13 xã. Quận Cần Đước có 3 tổng với 16 xã. Quận Cần Giuộc có 4 tổng với 24 xã.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân xã (từ thực tiễn tỉnh long an) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 92)