Nguyên nhân của những hạn chế và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 38)

pháp luật về trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

2.3.1. Nguyên nhân

Thứ nhất, pháp luật TTHS hiện hành đã quy định 1 trật tự xét hỏi chưa hợp lý. Như đã phân tích, Điều 307 hiện nay đã ghi nhận Chủ tọa phiên tòa là người xét hỏi đầu tiên, tiếp theo chu tọa phiên tòa sẽ quyết định trật từ xét hỏi sau đó, có thể là Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự v.v. Trật từ này không thật sự phù hợp với yêu

cầu cải cách tư pháp hiện nay, đặc biệt là yêu cầu về việc phải đảm bảo và nâng cao hoạt động tranh tụng.

Điểm bất hợp lý này là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề như: chức năng tố tụng sẽ bị lẫn lộn; Kiểm sát viên, Người bào chữa không phát huy hết được vai trò của mình vì Hội đồng xét xử đã hỏi hết tất cả các vấn đề cần hỏi hoặc đôi khi tạo tâm lý “ỉ lại” vào Hội đồng xét xử; kết quả của hoạt động xét hỏi không đảm bảo dẫn đến xét xử không đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thứ hai, pháp luật quy định phạm vi xét hỏi của Hội đồng xét xử quá rộng cộng với 1 trình tự xét hỏi không hợp lý đã dẫn đến các chủ thể đã không thực hiện đúng và thực hiện tốt chức năng của mình tại phiên tòa, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tranh luận liền ngay sau đó.

Thư ba, mặc dù pháp luật đã có những thay đổi nhất định về quyền quyết định trật tự xét hỏi của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nhưng hầu như các Thẩm phán trên thực tế vẫn tiến hành theo “lối mòn” mà chưa có sự đổi mới. Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân Thẩm phán khi xét hỏi bị chi phối bởi nhiều vấn đề: áp lực nghề nghiệp, lượng án hằng năm quá nhiều, nên Thẩm phán có phần thận trọng trong việc áp dụng những quy định mới; cũng có thể do năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp còn hạn chế dẫn đến hiệu quả của hoạt động xét hỏi còn nhiều tồn tại.

Thứ tư, trình độ, kỹ năng cũng như nhận thức của những chủ thể như Kiểm sát viên, Hội thẩm, Người bào chữa...còn có phần hạn chế nên đã không thật sự nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ của mình mà cứ “Ỉ lại” vào chủ thể đã hỏi trước đó.

2.3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Tố tụng hình sự về trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Từ những phân tích quy định của pháp luật cũng như khảo sát thực tiễn áp dụng, tác giả đưa ra một số đề xuất sau:35

Thứ nhất, một trong những hạn chế lớn nhất trong quy định về trình xét hỏi tại phiên tòa đó chính là thứ tự xét hỏi. Vì vậy, để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động xét hỏi tại phiên tòa, điều cần làm đầu tiên là thay đổi trật tự xét hỏi.

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 38)