Thực tiễn áp dụng quy định về trình tự xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 37)

sơ thẩm

Hoạt động xét hỏi đóng vai trò quan trọng trong việc ra các phán quyết của Hội đồng xét xử tại phiên tòa. Kết quả xét xử của ngành Tòa án trong những năm qua đã phản ánh cho chúng ta thấy được phần nào hiệu quả của hoạt động xét hỏi tại tòa. Theo báo cáo của TANDTC, tỷ lệ án được giải quyết hằng năm luôn chiếm tỷ lệ cao, thực trạng án tồn động đã cơ bản được giải quyết, tỷ lệ các bản án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan đã giảm nhiều theo từng năm. Hoạt động xét xử tại các phiên tòa được tiến hành theo đúng trình tự luật định, đặc biệt là thủ tục xét hỏi. Các chủ thể có quyền xét hỏi đã tham gia xét hỏi tích cực, hiệu quả và thực hiện đúng trình tự, trật tự theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã làm tốt vai trò của người điều hành, làm chủ được tình hình giúp cho hoạt động xét hỏi đạt được mục tiêu.

Cũng theo báo cáo của ngành Kiểm sát, chất lượng hoạt động kiểm sát, xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa ngày không ngừng nâng cao. Mỗi Kiểm sát viên đều nhận thức được vai trò của mình tại các phiên tòa và luôn cố gắng hoàn thành tốt

nhiệm vụ. Lãnh đạo ngành cũng có những chỉ đạo, kế hoạch phù hợp để cải thiện chất lượng hoạt động của các Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Nhìn chung hoạt động xét hỏi của các chủ thể tại phiên tòa đã đạt được một số kết quả nhất định.30

Điều này cho thấy quy nỗ lực từ nhiều chủ thể khi tham gia vào hoạt động này. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng hiện này cũng còn tồn tại một số bất cập hạn chế cần khắc phục như sau:

Thứ nhất, khảo sát 100 Biên bản phiên tòa tại các tòa Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định, TAND thành phố Tuy Hòa và TAND thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên;tác giả nhận thấy rằng mặc dù BLTTHS đã có sự thay đổi về thẩm quyền của Chủ tọa phiên tòa trong việc điều hành việc xét hỏi, đặc biệt là quyết định thứ tự xét hỏi nhưng trên thực tế thì trật tự này vẫn theo một lối mòn như trước đây. Thứ tự xét hỏi cứ diễn ra tuần tự: Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Người bào chữa, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.... trật tự này mang lại nhiều hệ quả mà nổi bật nhất đó chính là làm vai trò của Kiểm sát viên không thể hiện rõ, ngược lại Thẩm phán, Hội thẩm thì lại không thật sự là “trọng tài” phân xử mà lại là “làm thay” chức năng của Viện kiểm sát.

Tuy rằng trên thực tiễn vẫn có một vài Thẩm phán đã mạnh dạn yêu cầu Viện kiểm sát hỏi trước để buộc tội đối với những bị cáo phản cung, chối tội tại phiên tòa nhưng số lượng Thẩm phán làm được điều này không nhiều, thường rơi vào những trường hợp bị cáo chối tội . ví dụ: sau khi kết thúc phần thủ tục khai mạc tại phiên tòa, đến phần tranh tụng tại phiên tòa. Thẩm phán yêu cầu Viện kiểm sát công bố cáo trạng và thực hiện một vài câu hỏi đầu tiên (ví dụ: “Nội dung bản cáo trạng có giống như bản cáo trạng bị cáo nhận được không? ”; “Bản cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố có đúng với hành vi phạm tội của bị cáo không? ”) để biết được diễn biến tâm lý bị cáo hiện giờ chối tội hay nhận tội. Trường hợp bị cáo nhận tội Thẩm phán quyết định trình tự xét hỏi Thẩm phán hỏi trước, sau đó là Hội thẩm hỏi đến trình tự đại diện Viện kiểm sát hỏi. Trường hợp bị cáo chối tội, Thẩm phán sẽ yêu cầu đại diện Viện kiểm sát hỏi trước để thực hiện chức năng buộc tội bị cáo và bảo vệ cáo trạng của Viện kiểm sát.31

Thứ hai, trong thực tiễn xét xử, có những vụ án có nhiều bị cáo bị truy tố về một hoặc nhiều tội khác nhau, khi tiến hành xét hỏi, chủ tọa phiên tòa hỏi hết các bị cáo về các tội bị truy tố rồi mới cho phép các chủ thể khác được xét hỏi. Cách xét

30

Nội dung này đã được đề cập tại chương 1, để tránh trùng lặp, tác giả không đề cập lại ở đây. 31

hỏi này mặc dù tiết kiệm thời gian những không đảm bảo tính hệ thống, liên tục, gây khó khăn cho các chủ thể khác trong việc theo dõi diễn biến phiên tòa. Nếu tương ứng với từng bị cáo, lần lượt các chủ thể có quyền thực hiện việc xét hỏi, sau đó chuyển qua bị cáo khác thì việc hoạt động xét xử sẽ khoa học hơn, hiệu quả hơn, tránh trường hợp có những câu hỏi trùng lặp bởi những chủ thể sau đó khi họ không thể nhớ được chủ tọa phiên tòa đã hỏi những gì vì có quá nhiều bị cáo. Nhiều trường hợp bị hại hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án muốn đối đáp với bị cáo hoặc muốn đặt câu hỏi với người khác cũng khó được chủ tọa chấp nhận, vì lý do thời gian.

Thứ ba, việc quy định chủ tọa phiên tòa hỏi trước, sau đó đến các chủ thể khác, đặc biệt là đại diện Viện kiểm sát xét hỏi đã dẫn đến một số tình huống Kiểm sát viên “không còn gì để hỏi” vì Hội đồng xét xử đã hỏi quá kỹ các tình tiết liên quan đến vụ án. Nhưng cũng có trường hợp ngược lại, Kiểm sát viên quá chủ quan hoặc vì một lý do nào đó, Hội đồng xét xử tuy chưa hỏi hết về tất cả những vấn đề cần làm sáng tỏ, nhưng Kiểm sát viên cũng “bỏ qua” những chi tiết này. ví dụ: Điển hình như phiên tòa xét xử hai bị cáo Lê Chí Mẫn và Phạm Quốc Kiên về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” của tòa án nhân dân huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nội dung bản án thể hiện hai bị cáo sử dụng xe môtô của bà Ngô Thị T là mẹ của Kiên để đi mua ma túy của đối tượng tên Luân và tàng trữ trong cốp xe thì bị lực lượng công an phát hiện bắt giữ 32. Tại phiên tòa, Chủ tọa chưa thẩm tra làm rõ ai là chủ sở hữu hợp pháp của xe mô tô, chủ xe có biết hai bị cáo sử dụng xe môtô để làm phương tiện thực hiện hành vi phạm tội hay không. Hành vi của đối tượng tên Luân đã cấu thành tội “Mua bán trái phép chất ma túy” nhưng Chủ tọa cũng không hỏi hai bị cáo về nhân thân, địa chỉ của đối tượng này. Mặc dù chủ tọa bỏ sót nhiều tình tiết quan trọng như vậy nhưng đến lượt mình thực hiện việc xét hỏi, Kiểm sát viên cũng không hỏi để làm rõ những tình tiết trên 33

. Thế nhưng phần luận tội, Kiểm sát viên lại đề nghị Hội đồng xét xử tuyên trả lại xe mô tô cho bà T vì bà T không biết hai bị cáo sử dụng xe môtô của mình làm phương tiện thực hiện hành vi phạm tội.34

. Trong trường hợp này, có thể Hội đồng xét xử đang “chừa đất” để Kiểm sát viên có thể thực hiện vai trò của mình nhưng Kiểm sát viên đã không xét hỏi làm rõ. Nguyên nhân có thể do Kiểm sát viên đã chủ quan do trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ

32

Bản án số 14/2018/HS-ST ngày 21/7/2018 của TAND huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 33

Biên bản phiên tòa ngày 31/7/2018 của TAND huyện Tri Tôn 34

Trương Thị Thu Hải (2019) Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật Tp. HCM, tr.30

chứng cứ, không cần phải xét hỏi thêm hoặc cũng có thể do Kiểm sát viên không theo dõi diễn biến hoạt động xét hỏi của Hội đồng xét xử vì nghĩ rằng Hội đồng xét xử đã hỏi tất cả các vấn đề có liên quan đến vụ án nên đã không phát hiện ra chi tiết này. Thiết nghĩ nếu Luật quy định Kiểm sát viên có quyền hỏi trước Hội đồng xét xử thì trường hợp này đã có thể không xảy ra.

Thứ tư, đối với Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự.

Mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ về hoạt động của Người bào chữa trong thời gian qua, tuy nhiên, ở một số phiên tòa, hoạt động xét hỏi của Người bào chữa vẫn chưa đảm bảo. Tương tự như Kiểm sát viên, vì Hội đồng xét xử đã hỏi từ đầu, phạm vi các vấn đề được hỏi và phải hỏi thì lại quá rộng nên vai trò của Người bào chữa trong một số vụ án trở nên mờ nhạt, gần như các câu hỏi của Người bào chữa không làm rõ những tình tiết gỡ tội mà chỉ hỏi những câu hỏi không có giá trị, hỏi cho có, ví dụ như tại Biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 30 tháng 8 năm 2018 đối với bị cáo Đỗ Văn N Bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông truy tố về tội: “Mua bán trái phép chất ma túy” theo khoản 1 Điều 251 của Bộ luật hình sự.

Tóm tắt vụ án: Khoảng 7 giờ sáng ngày 26 tháng 1 năm 2018 bị cáo mang xe đi sửa, khi sửa xe xong khoảng 8 giờ về nhà thấy có anh Hợi đang ở nhà bị cáo lên cơn vật vã và hỏi bị cáo nếu có hàng thì chia lại, bị cáo nói không có, anh Hợi năn nỉ thì bị cáo vào cắt cho 300.000đ, khi bị cáo đang cắt thì Công an vào bắt quả tang. Sau khi Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên tiến hành xét hỏi bị cáo, đến Người bào chữa xét hỏi bị cáo: “Luật sư: Bị cáo nghiện năm 2015 đúng không? Từ khi bị bắt đến nay có thấy tốt hơn không? Nếu không bị bắt không cai được nghiện, gây hậu quả không lường bị cáo nên cảm ơn các cơ quan tố tụng, hiện bị cáo hơn 50 tuổi, bị cáo phải xác định rõ để xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt”.

Một phần của tài liệu Xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)