Điều kiện về thời điểm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 36)

Khi người phạm tội đã tự nguyện chấm dứt hành vi phạm tội của mình một cách dứt khoát thì vẫn chưa được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì ngoài việc thỏa mãn điều kiện trên người phạm tội phải đáp ứng được điều kiện về thời điểm chấm dứt hành vi phạm tội.

Điều kiện đó là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì “đối với trường hợp

phạm tội chưa đạt đã hoàn thành thì không có tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Thí dụ, A định giết B, A đã chĩa súng vào B và bóp cò súng, nhưng đạn không nổ, sau đó y tự ý thôi không thực hiện hành vi nào để giết B nữa. Trong trường hợp này thì A vẫn phạm tội giết người chưa đạt chứ không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”31. Từ hướng dẫn này, có thể hiểu rằng đối với trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành thì không có tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, việc không thực hiện tiếp tội phạm chỉ có thể xảy ra khi còn là chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Theo tác giả, việc pháp luật hình sự quy định như vậy được lý giải như sau:

Thứ nhất, đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì người phạm tội chưa bắt tay

vào việc thực hiện tội phạm mà chỉ thực hiện các hành vi như tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm. Do đó, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chưa được bọc lộ.

Thứ hai, khi tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là

trường hợp người phạm tội chưa thực hiện hết những hành vi được cho là cần thiết để xảy ra hậu quả. Do đó, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chưa đáng kể.

Thứ ba, khi tội phạm đã ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành thì người phạm tội

đã thực hiện hết những hành vi được cho là cần thiết để xảy ra hậu quả và do vậy việc tự ý nửa chừng không thực hiện tội phạm không còn ý nghĩa. Tại thời điểm chưa đạt đã hoàn thành, hậu quả của tội phạm tuy chưa xảy ra nhưng sẽ xảy ra mà không cần có

những hành vi gì tiếp nữa (theo ý thức chủ quan của chủ thể). Do đó, việc chủ thể chỉ dừng lại không thực hiện tiếp rõ ràng không ảnh hưởng gì đến việc hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.32

Do vậy, việc chấm dứt hành vi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành không được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội mà chỉ được coi như là sự hối hận tích cực đáng được cân nhắc, giảm nhẹ khi quyết định hình phạt.

Thứ tư, đối với giai đoạn tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội

đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nên hành vi phạm tội được thực hiện đã có đầy đủ đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện. Do đó, việc dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm tại thời điểm này không làm thay đổi tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội đã thực hiện.33

Như vậy, thời điểm sớm nhất của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là khi người phạm tội thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội. Còn thời điểm muộn nhất của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là khi người phạm tội đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện hết các hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.

Tuy nhiên, hiện nay trong khoa học luật hình sự có ý kiến cho rằng tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm vẫn có thể được áp dụng trong giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành34. Trong thực tế có thể xảy ra các trường hợp có tính chất tương tự như trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành đó là trường hợp sau khi thực hiện tất cả những hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, người phạm tội đã tự nguyện có hành vi tích cực ngăn chặn không cho hậu quả xảy ra và do đó hậu quả đã không xảy ra. Ví dụ, A và B có mâu thuẫn với nhau nên hẹn nhau ra bãi đất trống để giải quyết. Đến điểm hẹn, hai bên tiếp tục xảy ra mâu thuẫn và phát sinh cự cãi, A lấy con dao đã chuẩn bị sẵn đâm một nhát vào bụng của B. Thấy B ngồi bệt xuống đất ôm bụng đau đớn, A lo sợ bị phát hiện sẽ phải ngồi tù nên đã đưa B đi cấp cứu. Nhờ được đưa đi cấp cứu kịp thời nên B không chết.

Như vậy, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vẫn được đặt ra trong trường hợp người phạm tội đã thực hiện được tất cả những hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm nhưng đã tự nguyện có hành vi tích cực ngăn chặn không cho hậu quả xảy ra, tức là trong giai đoạn phạm tội chưa đạt đã

32

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), tlđd (26), tr.200, 201. 33

Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - phần chung (in lần thứ 15), Nhà xuất bản. Công an Nhân dân Hà Nội, tr.209.

34

hoàn thành. Tác giả Đinh Văn Quế cũng đồng quan điểm khi cho rằng, “nếu một

người đã thực hiện được hết những hành vi mà người đó cho là cần thiết để thực hiện tội phạm nhưng giữa hành vi mà người đó thực hiện với hậu quả nguy hiểm cho xã hội còn có một khoảng thời gian. Trong khoảng thời gian này người ấy lại có những hành động tích cực ngăn chặn tội phạm khiến cho tội phạm không hoàn

Một phần của tài liệu Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 36)