Thứ nhất, vấn đề xác định thế nào là “tự nguyện” trong tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội không hề đơn giản. Để xác định người phạm tội có tự nguyện hay không thì phải xác định họ có nhận thức được khả năng thực hiện tội phạm đến cùng và tự mình lựa chọn không thực hiện tiếp tội phạm chứ không chỉ xác định thực tế khách quan có gì ngăn cản hay không. Chúng ta có thể xem xét thông qua một số vụ án sau đây:
Vụ án thứ nhất, khoảng 07 giờ 30 phút ngày 25/1/2015, Vương Đình T đi từ nhà
ở tổ 02, phường HK, thành phố HL, tỉnh QN ra chợ để mua thức ăn. Khi đi được khoảng 100m thì T nhìn thấy chị Nguyễn Thùy D một mình đang đẩy xe rùa đi ngược chiều. Thấy chị D hỏi xin củi của người dân nên T chủ động lại gần nói với chị D là ở nhà của T có nhiều củi, chị D lấy thì T cho, chị D đồng ý và đi theo T. Khi đến sân nhà, T chỉ chị D lấy đống củi ở sân để xếp lên xe rùa. Lúc này, T nảy sinh ham muốn quan hệ tình dục với chị D. Do nhà T ở sát mặt đường nên T nói với chị D là phía sau bếp nhà T còn nhiều củi T sẽ dẫn chị D vào lấy, mục đích để chị D đi vào trong nhà T sẽ thực hiện hành vi giao cấu với chị D. Chị D tin tưởng đi theo. Khi đi đến cửa phòng ngủ thì chị D dừng lại, không đi tiếp nữa do trong nhà T tối không có điện. Lúc này, T bất ngờ kéo mạnh chị D vào bên trong phòng ngủ, T nói với chị D cho T quan hệ tình dục nhưng chị D không đồng ý. T tiếp tục dùng tay kéo mạnh tay trái của chị D làm chị ngã xuống giường, bóp cổ rồi xé quần áo của chị D. Chị D giãy giụa chân tay và kêu lên đang mắc bệnh giang mai. Nghe chị D nói vậy, T sợ không giao cấu với chị D nữa.51
Hội đồng xét xử sơ thẩm nhận định rằng,“có đủ cơ sở xác định bị cáo
Vương Đình T mặc dù đã có hành vi dùng vũ lực như bóp cổ, xé quần áo của bị hại với ý định ban đầu là muốn giao cấu với bị hại nhưng sau khi chị D nói mặc bệnh giang mai thì T đã chủ động dừng lại, bị cáo không tiếp tục hành vi giao cấu với bị hại (dù xung quanh không có ai ngăn cản). Do đó, Hội đồng xét xử xét thấy
51
hành vi của bị cáo là thuộc trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo Điều 16 BLHS, theo đó bị cáo được miễn TNHS về tội hiếp dâm”.52
Trong vụ án này cần xác định tình tiết T không thực hiện hành vi giao cấu với chị D nữa vì sợ bị lây bệnh có được coi là tự nguyện không, từ đó xác định T có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hiếp dâm không. Để giải quyết vấn đề này, cần xác định việc chị D nói là mắc bệnh giang mai thì có được xem là yếu tố khách quan gây cản trở việc thực hiện tội phạm của T hay không. Về vấn đề này, có quan điểm cho rằng: “việc chị D bị bệnh là một đặc điểm của đối tượng tác
động, tồn tại khách quan và nằm ngoài sự dự định của T và đặc điểm này làm T sợ không dám thực hiện tiếp tội phạm hay nói cách khác đây chính là yếu tố gây khó khăn làm mất ý chí thực hiện tội phạm của T. Vì vậy, trong trường hợp này T không được coi là tự nguyện, bởi việc T dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm không phải xuất phát từ ý chí chủ quan của T mà do chị D có bệnh, nếu chị D không có bệnh thì T vẫn tiếp tục thực hiện tội phạm. Do đó, đây không thể coi là trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được”.53
Theo quan điểm của tác giả thì T đã tự nguyện không thực hiện tội phạm đến cùng. Bởi lẽ, T không thực hiện tiếp hành vi giao cấu với chị D hoàn toàn xuất phát từ ý chí chủ quan của T. Việc chị T bị mắc bệnh không thể coi là yếu tố gây cản trở T phạm tội vì trên thực tế T vẫn có thể thực hiện tội phạm đến cùng. Việc T không thực hiện tiếp hành vi giao cấu với chị D là do T sợ lây bệnh, đây được coi là động cơ thúc đẩy T chấm dứt việc phạm tội chứ không phải là yếu tố cản trở việc thực hiện tội phạm của T.
Vụ án thứ hai, vào khoảng 15 giờ ngày 16/3/2018 Cao H đi vào thăm rẫy của
mình thì phát hiện Cao Thị M đang chăn bò gần đó. Thấy khu vực rẫy vắng vẻ nên Cao H nảy sinh ý định giao cấu với Cao Thị M nên đã đi đến kéo M vào trong chòi rẫy gần đó. Cao H đã dùng tay sờ vào ngực và ôm hôn M. M chống cự và có cắn một cái vào tay của Cao H. Cao H nói “mày nằm im không tao đánh” và tiếp tục dùng tay mở khóa và kéo quần của M xuống đến đầu gối. Tuy nhiên, thấy M vùng vẫy mạnh và khóc to, Cao H nghĩ thấy tội nghiệp (theo lời khai của Cao H) nên đã dừng lại và bỏ đi về nhà.54
52
Bản án số 396/2015/HS-ST ngày 19/5/2015 của TAND tỉnh Quảng Ninh. 53
Lê Thị Giang (2015), tlđd (38), tr.33. 54
Nguyễn Văn Doanh, “Cao H có phạm tội hiếp dâm hay không”, http://www.vkskh.gov.vn/cao-h-co-pham-toi
Đối với hành vi của Cao H trong vụ án trên có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không (hay nói cách khác hành vi của Cao H có đủ căn cứ để khởi tố về tội hiếp dâm hay không). Về vấn đề này thì giữa các Kiểm sát viên đã có những quan điểm khác nhau:
Kiểm sát viên huyện KS cho rằng,“hành vi của Cao H đã cấu thành tội hiếp
dâm thuộc trường hợp chưa đạt theo Điều 15 BLHS năm 2015. Bởi vì trong vụ án này, Cao H đã có hành vi dùng vũ lực như “kéo M vào trong chòi rẫy”, “dùng tay sờ vào ngực và ôm hôn M”, có lời lẽ đe dọa M “mày nằm im không tao đánh” và tiếp tục dùng tay mở khóa và kéo quần của M xuống đến đầu gối để nhằm mục đích giao cấu với nạn nhân. Việc Cao H từ bỏ ý định giao cấu với M vì bị M chống cự quyết liệt (cụ thể là cắn một cái vào tay H, vùng vẫy, khóc to) nếu không có sự ngăn cản quyết liệt của M thì chắc chắn H đã thực hiện được hành vi giao cấu. Do đó, việc Cao H chưa thực hiện được hành vi giao cấu với M là thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Vì vậy cần phải khởi tố Cao H về tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 141 BLHS năm 2015”.55
Kiểm sát viên tỉnh KH cho rằng, “hành vi của Cao H thuộc trường hợp tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo Điều 16 BLHS năm 2015. Bởi lẽ, tội hiếp dâm là tội có cấu thành vật chất. Hậu quả hành vi giao cấu là căn cứ để xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Trong vụ án này, Cao H chưa giao cấu được với Cao Thị M nên tội phạm trên thực tế là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Như vậy, Cao H đã chấm dứt không thực hiện hành vi phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Việc xác định H có tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi hiếp dâm ngoài ý muốn chủ quan của H hay không là căn cứ để truy cứu TNHS. Trong vụ án này, khi Cao H kéo Cao Thị M vào trong chòi rẫy, dùng tay sờ vào ngực và ôm hôn M, M chống cự và có cắn một cái vào tay của Cao H. Cao H nói “mày nằm im không tao đánh” và tiếp tục dùng tay mở khóa và kéo quần của M xuống đến đầu gối, lúc này M vùng vẫy mạnh và khóc to. Hành vi dùng vũ lực của H cho thấy sự gia tăng quyết liệt đối với M và “vùng vẫy mạnh và khóc to” phần nào thể hiện sự bất lực của M trong việc chống trả. Đặt hành vi chống trả của M vào bối cảnh hiện trường vụ án là khu vực rẫy vắng vẻ, ít người qua lại tương quan với hành vi của H thì sự phản kháng của M chưa đến mức mà Cao H phải từ bỏ vì không thể giao cấu được, H hoàn toàn có thể sử dụng vũ lực mạnh hơn để đạt được
55
việc giao cấu. H ngừng hành vi của mình là do H nghĩ thấy tội nghiệp (theo lời khai của Cao H) nên đã dừng lại và bỏ về nhà, lời khai này là có cơ sở. Mặt khác, về gốc độ chứng minh thì chỉ có lời khai của M và H xác định sự việc. Lời khai của H về ý định chủ quan của mình là thấy tội nghiệp mà không giao cấu với M phải xem xét, chấp nhận vì Cơ quan Điều tra không thể chứng minh H có ý định nào khác trong khi trên thực tế H không giao cấu với M mà bỏ đi về nhà. Như vậy ở trường hợp này Cơ quan Điều tra chỉ xác định được Cao H tự ý chấm dứt hành vi giao cấu với M là do ý muốn của H chứ không phải do H không thể thực hiện được đến cùng vì sự chống cự của M. Thậm chí ngay cả trong trường hợp H sợ bị phát hiện do nghĩ rằng M sẽ tố cáo mà không thực hiện hành vi giao cấu nữa cũng được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Do vậy, Cao M không phạm tội hiếp dâm đối với Cao Thị M. Nếu hành vi trên thực tế của H đã đủ căn cứ về tội khác như tội làm nhục người khác thì H phải chịu TNHS về tội này”.56
Theo quan điểm của tác giả đồng ý với quan điểm của Kiểm sát viên tỉnh KH. Bởi vì tác giả cũng cho rằng, việc Cao H không thực hiện hành vi giao cấu với M là hoàn toàn do ý chí chủ quan của Cao H vì xét về tương quan thể lực giữa Cao H và Cao Thị M trong bối cảnh hiện trường vụ án là khu vực rẫy vắng vẻ, ít người qua lại. Theo đó, việc chống cự của M “vùng vẫy mạnh và khóc to” không thể coi là trợ ngại khách quan ngăn cản H thực hiện hành vi giao cấu với M. Do đó, Cao H hoàn toàn nhận thức được khả năng thực hiện tội phạm đến cùng, thực tế khách quan không có gì ngăn cản, tuy nhiên H đã tự mình chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm, tức Cao H đã tự nguyện chấm dứt việc thực hiện tội phạm một cách dứt khoát. Việc Cao H không thực hiện tội phạm đến cùng là do thấy tội nghiệp M (theo lời khai của Cao H), thậm chí ngay cả trong trường hợp H sợ bị phát hiện do nghĩ rằng M sẽ tố cáo mà không thực hiện hành vi giao cấu nữa thì cũng được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vì pháp luật hình sự không đòi hỏi người có hành vi nguy hiểm phải tỉnh ngộ, hối hận mà chỉ cần họ đã thực hiện tự nguyện và dứt khoát không thực hiện tội phạm đến cùng thì được coi là đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Thứ hai, trong thực tiễn xét xử vẫn còn tồn tại những quan điểm khác nhau về trường hợp người phạm tội đã thực hiện hết tất cả những hành vi được cho là cần thiết nhưng hậu quả của tội phạm chưa xảy ra và người phạm tội đã áp dụng các
56
Hoàng Kim Ngọc, “Trao đổi nghiệp vụ: Cao H có phạm tội hiếp dâm hay không?”, http://vkskh.gov.vn/
biện pháp hữu hiệu ngăn chặn được hậu quả của tội phạm. Chúng ta có thể xem xét thông qua vụ án sau:
Nội dung vụ án, Hồng Văn V và chị Ngô Thị Cẩm T có mối quan hệ tình cảm và chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2015 đến khoảng giữa năm 2018 thì chia tay. Đến tháng 10/2018, cả hai cùng vào làm việc tại xưởng cắt vải, số 345 Phạm Văn Bạch, phường 15, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh và lưu trú tại hai khu vực phòng ngủ nam, nữ khác nhau của xưởng. Sáng ngày 25/12/2018, V và chị T phát sinh mâu thuẫn lời qua tiếng lại. Lúc đó V nhớ lại chuyện cũ trước đây, V cho rằng khi chung sống như vợ chồng, chị T đã phản bội V, đã có quan hệ tình dục với người khác dẫn đến có thai nên mới chia tay V, từ đó V nảy sinh ý định đâm chết chị T và tự tử. Khoảng 12 giờ cùng ngày, V chạy xe đi mua 01 gói thuốc chuột và 01 con dao cán gỗ dài khoảng 20cm. Khi về đến xưởng vải, V đi lên phòng ngủ của mình (trên gác lửng) lấy 01 ca nhựa pha gói thuốc chuột uống hết và để con dao gần lan can cầu thang. Sau đó, V kêu chị T ra hành lan nói chuyện, cả hai tiếp tục xảy ra mâu thuẫn và phát sinh cự cãi, V lấy con dao đã chuẩn bị sẵn đâm 01 nhát vào trúng vùng bụng của chị T. Thấy chị T ngồi bệt xuống đất ôm bụng, V vứt dao và tri hô nhờ người đưa nạn nhân đi cấp cứu. Theo kết luận giám định pháp y về thương tích đã xác định chị T bị thương tích 39%.57
Hội đồng xét xử sơ thẩm nhận định rằng, “có đủ cơ sở xác định bị cáo Hồng
Văn V mặc dù đã có hành vi dùng dao đâm chị Ngô Thị Cẩm T với ý định ban đầu là tước đoạt mạng sống của bị hại nhưng sau khi đâm chị T 01 nhát bị cáo đã chủ động dừng lại, tại phiên tòa bị cáo trình bày lý do là vì khi đó bị cáo thấy bị hại bị thương, bị cáo không muốn bị hại chết nên bị cáo đã chủ động dừng lại, bị cáo không tiếp tục hành vi tấn công bị hại (dù xung quanh không có ai ngăn cản) mà chạy đi tri hô mọi người đưa bị hại là chị Ngô Thị Cẩm T đi cấp cứu, nhờ đó mà chị T đã được đưa đi cấp cứu kịp thời, không tử vong, điều này phù hợp với lời khai của người làm chứng Lê Văn C tại cơ quan điều tra. Do đó, Hội đồng xét xử xét thấy hành vi của bị cáo là thuộc trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo Điều 16 BLHS năm 2015, theo đó bị cáo được miễn TNHS về tội định phạm là tội giết người nhưng hành vi của bị cáo đã có đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích theo điểm c khoản 3 Điều 134 BLHS năm 2015, do đó cần
57
xử phạt bị cáo về tội cố ý gây thương tích theo điểm c khoản 3 Điều 134 BLHS năm 2015”.58
Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định rằng,“bị cáo đã phạm tội giết người vì bị
cáo đã dùng dao nhọn là hung khí nguy hiểm để đâm vào vùng bụng là vùng nguy hiểm trên cơ thể người, đã thực hiện xong hành vi nguy hiểm mà bị cáo mong muốn còn việc chị T không chết là do được cấp cứu kịp thời. Tội phạm đã hoàn thành kể từ lúc bị cáo dùng dao đâm vào vùng nguy hiểm của cơ thể người bị hại. Sau khi đâm chị T, bị cáo có tri hô cho mọi người đến đưa chị T đi cấp cứu là do bị cáo đã có ý thức khắc phục hậu quả, làm giảm tác hại của tội phạm chứ không phải là bị cáo tự ý