Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 30)

Về mặt lý luận, nguyên tắc này gồm các nội dung sau:

- Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều luật và trong phạm vi những chế tài mà điều luật ấy quy định.

- Các nguyên tắc chung về xác định tội phạm, quyết định hình phạt, về thời hiệu truy cứu TNHS, về các giai đoạn thực hiện tội phạm… đối với loại tội mà họ đã thực hiện thì được áp dụng chung cho tất cả những người đồng phạm.

- Những người đồng phạm cùng phải chịu những tình tiết tăng nặng của vụ án, nếu họ cùng biết. Có nghĩa là họ cùng bàn bạc, thỏa thuận với nhau, hoặc mọi người đều nhận thức và biết rõ về những tình tiết đó. Đây có thể là những tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 52 BLHS hoặc là những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.17

Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện trong luật hình sự của các nước là khác nhau.

* Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 chưa có quy định chung (Phần Chung) về nguyên tắc này, tuy nhiên nguyên tắc này được thể hiện qua một số điều luật tại Phần Các tội phạm và được thống nhất áp dụng trong thực tiễn xét xử dựa trên nền tảng lý luận. Chẳng hạn, Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 BLHS) có quy định:

“Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Tại điều luật này chúng ta nhận thấy các loại người đồng phạm đều bị xử lý “cùng tội danh, theo cùng điều luật và trong phạm vi những chế tài mà điều luật ấy quy định”.

Luật hình sự của các nước trên thế giới đều thống nhất với nguyên tắc tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm. Cụ thể:

* Bộ luật Hình sự Vương quốc Thụy Điển (BLHS Thụy Điển)18

BLHS Thụy Điển tại Điều 4 Chương 23 ghi nhận trực tiếp:“Hình phạt quy định trong Bộ luật này đối với một tội không những được áp dụng đối với người

17

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần Chung, NXB Hồng Đức, tr.223-224

18

“Criminal code of the Kingdom of Sweden (1962, amended 2021) (English version)”, https://www. legislationline.org/documents/section/criminal-codes/country/1/Sweden/show (truy cập ngày 12/5/2021)

trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội mà còn đối với bất kì người nào trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội bằng lời nói hoặc hành động”. Có nghĩa là, mọi người cùng tham gia thực hiện tội phạm chung thì đều chịu TNHS về tội phạm chung đó vì hành vi của mỗi người là một trong những yếu tố tạo nên hậu quả chung gây nguy hiểm cho xã hội. Đây là một điểm hay của BLHS Thụy Điển khi có một điều luật quy định trực tiếp nguyên tắc này mà Việt Nam có thể học h i để hạn chế cách hiểu không thống nhất khi xét xử của Toà án.

* Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga (BLHS Nga)19

BLHS Nga tuy quy định trực tiếp nguyên tắc này nhưng những người đồng phạm phải chịu TNHS trên cơ sở chung tại Điều 34 BLHS Nga:

“2. Những người đồng thực hành chịu trách nhiệm hình sự theo cùng một điều luật trong Phần riêng của Bộ luật này đối với những tội mà những người này cùng thực hiện, không viện dẫn Điều 33 Bộ luật này.

3. Người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức chịu trách nhiệm hình sự theo điều luật quy định hình phạt đối với tội đã phạm và có viện dẫn Điều 33 Bộ luật này, trừ trường hợp những người này đồng thời là người đồng thực hành.

4. Người không phải là chủ thể của tội phạm được quy định riêng trong điều luật tương ứng của Phần riêng Bộ luật này, đã tham gia thực hiện tội phạm đó, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này với vai trò là người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức”.

Theo luật hình sự Liên Bang Nga, căn cứ duy nhất để chịu TNHS là đáp ứng đủ các dấu hiệu tội phạm tại Điều 820

. Những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về cùng một tội mà họ đã tham gia, mặt khách quan của tội phạm xác định dựa vào hành vi của người thực hành, còn hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức áp dụng theo Điều 33 nên những người đồng phạm sẽ chịu TNHS về cùng một tội danh trong phần riêng về các tội phạm của Bộ luật này.

Những quy định tại Điều 34 BLHS Nga về nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về đồng phạm có những điểm khác so với BLHS Việt Nam là: (1) Có điều luật tại Phần Chung quy định về nguyên tắc này; (2) Đã thể hiện cụ thể hóa nguyên

19

“Уголовный кодекс Российской Федерации”, http://pravo.gov.ru/proxy/ips/?docbody&nd=102041891 (truy cập ngày 15/8/2021).

20

Điều 8 BLHS Nga: “Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi bao hàm mọi dấu hiệu cấu thành tội phạm mà Bộ luật này quy định”.

tắc chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm có sự phân biệt giữa các loại người đồng phạm. Đây là những điểm mà chúng ta cần tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của Liên Bang Nga về nguyên tắc này để thể hiện trong BLHS Việt Nam.

* Bộ luật Hình sự Pháp 21

Bộ luật Hình sự Pháp tại Điều 121-6 lại quy định: “Đồng phạm của hành vi phạm tội sẽ bị trừng phạt như thủ phạm chính”. Đây là quy tắc hình phạt vay mượn, tức là xác định hình phạt áp dụng cho người đồng phạm phải căn cứ vào vai trò của chính phạm22

. Cách thức thể hiện này trong Bộ luật Hình sự Pháp trong chừng mực nhất định cũng phản ánh phần nào nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 30)