Những vấn đề liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 80)

2.2. Những vấn đề liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm đồng phạm

2.2.1. Vấn đề xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm31 - Trách nhiệm hình sự đối với người thực hành trong các giai đoạn thực hiện tội phạm

Đối với trường hợp đồng phạm chỉ có một người thực hành duy nhất thì hành vi chuẩn bị phạm tội của người thực hành là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm chung, thăm dò, làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại. Tham gia vào việc chuẩn bị phạm tội của người thực hành, có thể có người giúp sức là người tạo điều kiện vật chất cho quá trình chuẩn bị như cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội, cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho việc thực hiện tội phạm; người tổ chức có thể tham gia bằng cách vạch kế hoạch thực hiện tội phạm, kế hoạch phối hợp giữa những người đồng phạm…; người xúi giục tham gia vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội bằng việc lôi kéo người khác thực hiện tội phạm và được người đó chấp nhận. Trong trường hợp có nhiều người đồng thực hành, ngoài các hành vi trên, có thể có hành vi “hành vi bàn bạc, thoả thuận, thống nhất đồng thực hiện tội phạm”. Giai đoạn chuẩn bị phạm tội của người thực hành chỉ có thể xảy ra đối với hình thức đồng phạm có thông mưu trước. Để xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong giai đoạn này phải dựa vào người thực hành hoặc người đồng thực hành chuẩn bị phạm tội tới mức độ nào, chuẩn bị kỹ lưỡng hay đang ở giai đoạn sửa soạn để quyết định mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội.

BLHS Việt Nam năm 2015 đã bổ sung một điểm mới tích cực tại Điều 14 về hành vi “thành lập, tham gia nhóm tội phạm” một dạng của hành vi đồng phạm. Một người có hành vi thành lập một nhóm mới hoặc tham gia vào một nhóm tội

31

phạm đã thành lập từ trước thì những hành vi này đều bị xem là hành vi khách quan của tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113, điểm a khoản 2 Điều 299 và người thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội chỉ chịu trách nhiệm hình sự về 25 tội phạm, không phân biệt tội phạm đó là loại tội phạm gì (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng).

Tương tự như giai đoạn chuẩn bị phạm tội, BLHS Việt Nam năm 2015 cũng không có điều luật trực tiếp quy định giai đoạn phạm tội chưa đạt của người thực hành trong đồng phạm. Đối với trường hợp chỉ có một người thực hành, giai đoạn phạm tội chưa đạt xác định tương tự như đối với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Người thực hành đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP, nhưng không thực hiện được đến cùng do nguyên nhân ngoài ý muốn của những người đồng phạm hoặc hành vi của người thực hành chưa thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của CTTP như người thực hành mới thực hiện được hành vi đi liền trước hành vi khách quan, người thực hành chưa thực hiện đầy đủ nội dung hành vi khách quan được mô tả trong CTTP, mới chỉ thực hiện được một phần hành vi hay người thực hành đã thực hiện đầy đủ nội dung của hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả của tội phạm hoặc gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa phù hợp với hậu quả được quy định trong CTTP, còn trong trường hợp đồng thực hành ở giai đoạn phạm tội chưa đạt khi những người đồng thực hành có hành vi bắt đầu thực hiện tội phạm chung nhưng tội phạm chung ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

Để xác định thời điểm hoàn thành của hành vi thực hành phụ thuộc vào việc thoả mãn các dấu hiệu của CTTP cơ bản được quy định trong luật hình sự, không phụ thuộc vào việc người thực hành đã thực hiện và kết thúc hành vi của mình trên thực tế hay chưa.

- Trách nhiệm hình sự đối với người xúi giục trong các giai đoạn thực hiện tội phạm

Hành vi xúi giục được coi là hoàn thành khi thoả mãn các dấu hiệu: hành vi kích động, thúc đẩy người thực hiện tội phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm và việc thực hiện tội phạm của người bị xúi giục. Hành vi xúi giục hoàn thành khi hành vi đó đã đưa đến việc thực hiện hành vi phạm tội thông qua người bị xúi giục.

Chuẩn bị xúi giục thực hiện tội phạm là giai đoạn trong đó người xúi giục có những hành vi tạo những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tạo sự kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm như tìm kiếm đối tượng tác động, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng tác động, chuẩn bị quà hoặc lợi ích vật chất để tác động, giai đoạn này chưa hình thành quan hệ đồng phạm. Xúi giục chưa đạt là giai đoạn người xúi giục bắt đầu thực hiện hành vi kích động, thúc đẩy người khác phạm tội, nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người xúi giục, chưa đưa đến việc thực hiện hành vi phạm tội của người bị xúi giục trong các trường hợp sau: (1) Hành vi kích động của người xúi giục đã được thực hiện bằng cách gián tiếp thông qua các phương tiện (thư từ…) nhưng vì lý do khách quan, sự kích động chưa đến người bị tác động thì bị phát hiện, ngăn chặn; (2) Đã bắt đầu thực hiện hành vi kích động, thúc đẩy người khác phạm tội, nhưng chưa thực hiện đầy đủ nội dung kích động, thúc đẩy theo ý tưởng của người xúi giục thì bị dừng lại vì nguyên nhân ngoài ý muốn của người xúi giục; (3) Người xúi giục đã thực hiện đầy đủ nội dung của sự kích động, thúc đẩy người khác phạm tội nhưng không đạt kết quả. Người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giụchoặc lúc ban đầu đồng ý chấp nhận sự xúi giục, nhưng sau đó không thực hiện hành vi phạm tội hay thực hiện tội phạm khác so với sự xúi giục.

- Trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức trong các giai đoạn thực hiện tội phạm

Chuẩn bị giúp sức thực hiện tội phạm là người giúp sức có những hành vi tạo điều kiện cần thiết cho việc giúp sức về vật chất hay tinh thần để người khác thực hiện tội phạm được dễ dàng hơn như: tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội, kế hoạch tiêu thụ tài sản, kế hoạch che giấu tội phạm, tìm hiểu các điều kiện thực tế để đưa ra lời khuyên, góp ý, chỉ dẫn cho người khác thực hiện tội phạm.

Giai đoạn giúp sức chưa đạt từ khi người giúp sức bắt đầu thực hiện hành vi giúp sức nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn mà người được giúp sức không sử dụng sự giúp sức đó. Chẳng hạn: người được giúp sức lúc đầu chấp nhận sự hỗ trợ của người giúp sức nhưng sau đó lại không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi giúp sức được thực hiện khi người thực hành không có khả năng sử dụng sự giúp sức đó.

Giai đoạn giúp sức được coi là hoàn thành khi thoả mãn các dấu hiệu: có hành vi tạo điều kiệu vật chất hay tinh thần; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tạo điều kiện với việc thực hiện hành vi phạm tội của người được giúp sức.

- Trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức trong các giai đoạn thực hiện tội phạm.

Hành vi chuẩn bị tổ chức thực hiện tội phạm là người tổ chức có những hành vi tạo điều kiện cần thiết cho việc thành lập nhóm tội phạm hoặc điều khiển nhóm tội phạm thực hiện tội phạm cụ thể như nghiên cứu những người thích hợp để lôi kéo, tập hợp thành nhóm tội phạm, xây dựng cơ cấu nhóm tội phạm hay vạch kế hoạch phân công vai trò của từng người trong việc thực hiện tội phạm, điều hoà sự phối hợp giữa những người đó.

Giai đoạn phạm tội chưa đạt, người tổ chức đã bắt đầu có hành vi thành lập nhóm tội phạm hoặc hành vi điều khiển nhóm tội phạm nhằm thực hiện tội phạm cụ thể, nhưng chưa đạt đến kết quả như cấu thành tội phạm của hành vi tổ chức thực hiện tội phạm đòi h i như không rủ rê, lôi kéo được những người khác tham gia nhóm tội phạm nên nhóm tội phạm không thành lập được; nhóm tội phạm được thành lập nhưng những người tham gia không nghe theo sự điều khiển của người tổ chức; nhóm tội phạm được thành lập nhưng chưa kịp thực hiện hành vi phạm tội.

Về nội dung này trong BLHS các quốc gia khác nhau thì có quy định khác nhau về vấn đề TNHS của những người trong đồng phạm ở các giai đoạn phạm tội, cụ thể để Việt Nam có thể tiếp thu học h i và hoàn thiện chế định này hơn.

* BLHS Đức

BLHS Đức không đề cập chuẩn bị phạm tội nói chung vì vậy TNHS cũng không đặt ra đối với người thực hành ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội nhưng có một quy phạm tương đối hiếm quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi tham gia chưa đạt vào đồng phạm. Theo Điều 30 có hai hình thức tham gia chưa đạt vào đồng phạm:

Thứ nhất: kích động người khác thực hiện tội phạm. Trong trường hợp này, nhà làm luật tiến hành hình sự hóa đối với hành vi xúi giục người khác phạm tội nhưng người bị xúi giục không chấp nhận sự xúi giục đó.

Thứ hai: đề nghị người khác thực hiện tội phạm và người được đề nghị đồng ý tham gia thực hiện tội phạm. Trong trường hợp này sau khi người được đề nghị tiếp nhận lời đề nghị cùng thực hiện tội phạm, người đề nghị bị coi là phạm tội chưa đạt hoặc giúp sức chưa đạt trong đồng phạm.

Khác với quan điểm cho rằng nếu người xúi giục hoặc người giúp sức người khác phạm tội nhưng người này không nghe theo, không thực hiện tội phạm hay không sử dụng sự giúp sức đó thì người xúi giục hoặc giúp sức này bị coi là chuẩn bị phạm tội, còn BLHS Đức cho rằng đây là giai đoạn xúi giục hay giúp sức chưa đạt là hợp lý hơn bởi trong giai đoạn này hành vi xúi giục người khác phạm tội là hành vi tác động đến người khác hay hành vi tạo điều kiện vật chất, tinh thần để người khác phạm tội chứ không phải là hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết để chính người xúi giục hay chính người giúp sức thực hiện tội phạm. Việc tội phạm có thực hiện được hay không phụ thuộc vào người bị xúi giục, người được giúp sức chứ không phụ thuộc vào người xúi giục hay người giúp sức, vì vậy chúng ta nên xem xét lại quan điểm này trong lý luận luật hình sự Việt Nam.

Ngoài ra, BLHS Đức chỉ quy định phạm tội chưa đạt trong trường hợp đồng phạm thực hiện tội phạm nghiêm trọng thì mới phải chịu TNHS32 trong khi đó BLHS Việt Nam mở rộng phạm vi chịu TNHS đối với tất cả các loại tội phạm (Điều 15 BLHS Việt Nam). BLHS Đức quy định xem phạm tội chưa đạt trong đồng phạm là căn cứ giảm nhẹ nên mức độ TNHS trong trường hợp này nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành và việc quy định khung hình phạt như sau: hình phạt tự do suốt đời thay bằng hình phạt tự do không dưới 3 năm, đối với hình phạt tự do có thời hạn thì mức cao nhất chỉ bằng 3/4 mức cao nhất của khung hình phạt được quy định. Đối với hình phạt tiền thì mức cao nhất của đơn vị ngày thu nhập cũng như vậy. Mức thấp nhất của khung hình phạt tù là 10 năm hoặc 5 năm thì được giảm còn 2 năm, mức thấp nhất của hình phạt tù 3 hoặc 2 năm thì còn 6 tháng, trong trường hợp mức thấp nhất của khung hình phạt tù là 1 năm giảm xuống còn 3 tháng33. BLHS Đức tạo ra một khung hình phạt giảm nhẹ (cả mức cao nhất và mức thấp nhất) minh bạch, rõ ràng, cụ thể hơn so với BLHS các nước khác, đây là điểm tiến bộ Việt Nam nên học h i.

* BLHS Thụy Điển

BLHS Thụy Điển quy định hành vi chuẩn bị phạm tội lại tương ứng với quy định về hành vi xúi giục và giúp sức trong BLHS Việt Nam “Người nào với mục

32

Điều 30 BLHS Đức: “1. Người nào thúc đẩy chưa đạt người khác thực hiện hoặc xúi giục thực hiện mội tội phạm nghiêm trọng thì bị xử phạt theo các quy định về phạm tội chưa đạt đối với tội phạm nghiêm trọng… 2. Cũng bị xử phạt như vậy đối với người nào đã bày sẵn sàng, người nào đã chấp nhận đề nghị của người khác hoặc người nào đã cùng thoả thuận với người khác thực hiện một tội phạm nghiêm trọng hoặc xúi giục một tội phạm nghiêm trọng”.

33

đích thực hiện tội phạm hoặc thúc đẩy việc phạm tội mà tặng hoặc nhận tiền và các tài sản khác với tính chất là khoản trả trước hoặc thanh toán cho việc thực hiện tội phạm hoặc người nào cung cấp, xây dựng, trao nhận, giữ, vận chuyển hoặc tham gia vào bất cứ một hoạt động tương tự nào khác liên quan đến chất độc, chất nổ, vũ khí, dụng cụ nạy khoá, dụng cụ làm đồ giả mạo hoặc các phương tiện tương tự, trong các trường hợp có các quy định riêng cho hành vi này thì bị xử phạt về hành vi chuẩn bị phạm tội…”34. BLHS Thụy Điển có quy định các hành vi quyết định cùng người khác thực hiện tội phạm, chấp nhận hoặc đề nghị thực hiện tội phạm hoặc tìm cách xúi giục người khác thực hiện tội phạm đều gọi chung là âm mưu đồng phạm. Mặc dù với tên gọi khác nhau nhưng các hành vi như “quyết định thực hiện hành vi phạm tội, chấp nhận, đề nghị thực hiện tội phạm” là dấu hiệu của hành vi chuẩn bị phạm tội của người thực hành và “tìm cách xúi giục người khác thực hiện tội phạm” là hành vi chuẩn bị xúi giục trong đồng phạm được quy định trong luật hình sự Việt Nam, người phạm tội trong các trường hợp này chịu mức hình phạt thấp hơn hình phạt nặng nhất và có thể thấp hơn hình phạt nhẹ nhất được áp dụng đối với tội phạm đã hoàn thành. Không áp dụng hình phạt tù trên 2 năm trừ trường hợp tội phạm hoàn thành có thể bị xử phạt từ 8 năm trở lên. Nếu ngay cả trong truờng hợp tội phạm hoàn thành cũng không gây nguy hiểm đáng kể thì người phạm tội không bị áp dụng hình phạt35. Bởi vì âm mưu đồng phạm chỉ là những hành vi chuẩn bị, tiền đề để thực hiện những bước phạm tội tiếp theo, chưa gây nguy hiểm cho xã hội, hoặc nếu có gây nguy hiểm thì mức nguy hiểm ở mức rất thấp, không đáng kể. BLHS Thụy Điển đã khái quát được hành vi phạm tội của những người đồng phạm trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc âm mưu đồng phạm và cũng đã giới hạn mức độ xét xử đối với các trường hợp này.

* BLHS Trung Quốc

BLHS Trung Quốc giống như BLHS Việt Nam không có một điều luật cụ thể nào quy định về hành vi phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong đồng phạm mà dựa vào những căn cứ như trong phạm tội riêng lẻ. Về khái niệm hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hai nước gần tương đồng nhau. Tuy nhiên, có những điểm khác biệt như: thứ nhất, BLHS Trung Quốc không quy định phạm vi chịu TNHS của hành vi chuẩn bị phạm tội mà chỉ quy

34

Điều 2 Chương 23 BLHS Thụy Điển

35

định về mức độ TNHS, có nghĩa là tất cả các loại tội phạm đều phải chịu TNHS kể

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 80)