Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 36)

Nguyên tắc này đòi h i việc xác định TNHS đối với người phạm tội phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, phù hợp với đặc điểm nhân thân của người phạm tội. Những người đồng phạm tuy cùng tham gia phạm một tội nhưng với tính chất và mức độ tham gia của mỗi người có khác nhau, vì thế TNHS mà họ gánh chịu cũng phải khác nhau.

Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc này thể hiện rõ trong Điều 58 BLHS: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm”.

Khác với luật Việt Nam, pháp luật hình sự của Pháp, Anh… khi xác định TNHS của những người đồng phạm chỉ căn cứ vào vai trò của người đồng phạm mà không xem xét các yếu tố khác. BLHS Pháp quy định TNHS của tòng phạm như người thực hành: “Những tòng phạm một trọng tội hoặc khinh tội sẽ bị trừng trị với hình phạt như người thực hành của trọng tội hoặc khinh tội ấy trừ những trường hợp Bộ luật này quy định khác”. Ở Anh, những vấn đề đồng phạm thường liên quan đến vấn đề cần chứng minh vai trò trong đồng phạm, toà án đề ra quy tắc theo đó nếu một người bị buộc tội là đã thực hiện tội phạm và các chứng cứ cho thấy họ là những người đồng phạm nhưng không chứng minh được ai trong số họ là người thực hành thì toà án buộc phải coi tất cả những người bị tình nghi đó là những người đồng phạm.

Còn trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ, nguyên tắc cá thể hoá hình phạt được cân nhắc trong từng trường hợp phạm tội cụ thể. Ví dụ, theo Điều 20.15 BLHS New York, nếu hai hoặc nhiều người trở lên cùng phải chịu TNHS về tội phạm được phân chia theo mức độ thì mỗi một người trong số họ phải chịu TNHS theo mức độ

lỗi tương xứng với trạng thái tâm lý cá nhân và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các sự kiện hoặc tình tiết tăng nặng của cá nhân đó30.

Trong khi đó, Điều 4 Chương 23 BLHS Thụy Điển quy định: “Khi xét xử từng người đồng phạm phải căn cứ vào việc người đó tham gia thực hiện tội phạm do cố ý hay do vô ý”. Căn cứ để xác định TNHS của người đồng phạm theo bộ luật này là yếu tố lỗi, mỗi người đồng phạm phải chịu TNHS trong giới hạn lỗi cố ý hoặc vô ý của mình. BLHS Thụy Điển thừa nhận đồng phạm có cả trong hành vi được thực hiện bởi lỗi vô ý, khác với BLHS Việt Nam quy định đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội chỉ với lỗi cố ý. Theo quan điểm cá nhân, cách quy định này của BLHS Thụy Điển là không hợp lý bởi vì lỗi vô ý loại trừ ý thức mong muốn phạm tội từ trước hay không mong muốn hoặc không cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phạm tội chung xảy ra, do vậy không thể có hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội. Không có lỗi cố ý cùng thực hiện một tội phạm chung thì không có đồng phạm. Tính không xác định dứt khoát hình thức lỗi của đồng phạm trong BLHS này chủ yếu được quyết định bởi tính không rõ ràng trong quan điểm của nhà làm luật về vấn đề đồng phạm và không có quy định khái niệm đồng phạm.

Việc tăng, giảm TNHS theo quy định của BLHS Việt Nam không chỉ căn cứ vào vai trò của từng người đồng phạm như luật hình sự của một số nước, nhưng vai trò của từng người đồng phạm hay tính chất tham gia là một tình tiết quan trọng để cá thể hoá TNHS. Trong số bốn loại người đồng phạm thì người tổ chức có mức độ nguy hiểm cao hơn nên chịu TNHS cao nhất. BLHS năm 2015 đã thể hiện rõ quan điểm này trong chính sách hình sự của Nhà nước ta tại điểm c khoản 1 Điều 3: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy…”. Đối với người xúi giục thì tùy trường hợp mà hành vi của người xúi giục ít nguy hiểm hay nguy hiểm hơn hành vi của người thực hành. Người giúp sức có vai trò thứ yếu, mức độ nguy hiểm cho xã hội ở mức độ thấp hơn cho nên TNHS của họ thấp hơn người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và trong BLHS các quốc gia có quy định về việc giảm nhẹ TNHS đối với loại người này.

Nhìn chung, BLHS Việt Nam năm 2015 khi xác định TNHS của những người đồng phạm phải có sự kết hợp cả ba nguyên tắc trên, các cá nhân tham gia vào vụ án có đồng phạm phải được đặt trong mối quan hệ giữa hành vi của mỗi

30

Hồ Sỹ Sơn (2013), “Chế định đồng phạm trong luật hình sự nhìn từ góc độ so sánh pháp luật hình sự một số nước trên thế giới”, Nhà nước và pháp luật, số 11, tr.36

người trong tội phạm chung trên cơ sở những nguyên tắc chung nhưng vẫn phải có tính độc lập của từng người. Cách quy định này cũng được thể hiện tương tự trong BLHS Nga và BLHS Đức. Kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới giúp chúng ta nghiên cứu để ghi nhận vào trong luật hình sự các nguyên tắc trách

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm nghiên cứu so sánh và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)