Củng cố tổ chức thanhtra chuyên ngành về lĩnh vực hành nghề y (khám,

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 71 - 92)

Tăng cường số lượng thanh tra viên để hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được kịp thời, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ thanh tra viên; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ thanh tra viên. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Thanh tra viên ngành y tế theo hướng:

Một là, cần đánh giá tiêu chí về trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên ngành

trong lĩnh vực hành nghề y (khám, chữa bệnh) như: sự am hiểu pháp luật chuyên ngành; tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực khám, chữa bệnh để nhận biết được mối quan hệ nhiều chiều, bảo đảm nhận thức đúng về đối tượng, nội dung thanh tra cũng như cách thức thanh tra phù hợp; có khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng tổ chức tốt việc thực hiện nhiệm vụ; … Các tiêu chí này phải được xem xét trong bổ nhiệm Thanh tra viên.

Hai là, nâng cao khả năng tham gia giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực hành nghề

và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh hoặc thanh tra tại chỗ, tức là thường xuyên xác minh, thu thập chứng cứ hoặc tác nghiệp trực tiếp đối với đối tượng thanh tra để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, cần phải coi trọng và thực hiện tốt các chế độ khen thưởng và kỷ luật. Cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu về đời sống vật chất của con người, vai trò của khen thưởng, kỷ luật rất quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước. Khen thưởng, biểu dương thành tích đúng người, đúng thời điểm sẽ là nguồn động lực lớn cho mỗi con người để tiếp tục phát huy và nỗ lực hơn nữa trong công việc mà mình được giao phó, đề cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu học hỏi không ngừng để tiếp tục đạt được những thành tích trong sự nghiệp. Đồng thời, phát hiện và xử lý nghiêm minh, không để những người có thẩm quyền xử phạt vì vụ lợi cá nhân mà bỏ lọt các vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực hành nghề y (khám, chữa bệnh). Qua đó nhằm mục đích răn đe, giáo dục và ngăn ngừa các tiêu cực phát sinh trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua số liệu phân tích từ thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh, tác giả rút ra được một số ưu điểm cũng như mặt tồn tại trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề.

Một số ưu điểm đạt được gồm: (1) mặc dù lực lượng thanh tra Sở Y tế còn ít, trong khi phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác nên đôi khi vẫn còn một số trường hợp vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề chưa được phát hiện kịp thời, nhưng nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tính khoa học, khách quan, công khai, trung thực và không gây cản trở hoạt động của các cơ sở trong quá trình thanh tra, kiểm tra; (2) các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề có sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân quận, huyện, phòng Y tế quận, huyện, …. Quá trình thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử phạt vi phạm đều có sự tham gia của các đơn vị chức năng: Sở Y tế, Công an Thành phố Hồ Chí Minh…các cơ quan này đóng vai trò rất quan trọng, góp phần tạo nên hiệu quả trong hoạt động xử phạt vi phạm về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề; (3) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát huy tích cực vai trò chỉ đạo, thường xuyên xây dựng kế hoạch công tác thanh tra chuyên ngành lĩnh vực hành nghề y (khám, chữa bệnh), thông qua công tác thanh tra chuyên ngành nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về hành nghề và sử dụng chững chỉ hành nghề, bên cạnh đó đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan trong lĩnh vực y tế, cụ thể lĩnh vực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đến cá nhân, tổ chức, qua đó từng bước nâng cao trách nhiệm, đạo đức của người hành nghề khám, chữa bệnh.

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: (1)

các cơ sở tìm cách đối phó với đoàn kiểm tra như trang bị hệ thống camera phát hiện từ xa, nhân viên phòng khám không hợp tác, che giấu các hồ sơ, sổ sách liên quan đến khám, chữa bệnh… cản trở việc kiểm tra, gây khó khăn trong việc phát hiện và xác lập các hành vi vi phạm để tiến hành xử lý theo quy định đối với các cơ sở hoạt động khám, chữa bệnh; (2) công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh tuy có chú trọng nhưng vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; vẫn còn một bộ phận đội ngũ

cán bộ, công chức được phân công phụ trách ở các địa bàn quận, huyện chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, còn tâm lý ngại khó nên công tác tham mưu quản lý về lĩnh vực hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chưa đạt hiệu quả cao; (3) các cơ sở hoạt động không phép sau khi bị kiểm tra đã đóng cửa ngưng hoạt động, di dời đi nơi khác không đến làm việc và họp xử lý theo thư mời của cơ quan quản lý nhà nước, gây khó khăn cho quá trình xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và xử phạt vi phạm hành nghề khám, chữa bệnh được kịp thời và đúng theo quy định pháp luật; (4) vẫn còn tồn tại tình trạng một số tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh như một số bác sĩ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, tình trạng cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng cá nhân không có chứng chỉ hành nghề; cơ sở thay đổi so với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại thời điểm cấp giấy phép hoạt động dẫn đến tình trạng đội ngũ y bác sĩ không đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

Những bất cập đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân: (1) một số quy định của pháp luật chưa phù hợp với thực tế; (2) một số quy định của pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, dẫn đến các cách hiểu và áp dụng khác nhau; (3) quá trình xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh trong thực tiễn qua từ năm 2017 đến 9 tháng năm 2020 phát sinh một số hành vi mới, chưa được quy định trong văn bản pháp luật; (4) lực lượng Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phải kiêm nhiệm nhiều công tác và tham gia công tác với nhiều cơ quan chức năng, nhiều lĩnh vực khác cán bộ tham gia công tác kiểm tra của Phòng Y tế quận, huyện kiêm nhiệm nhiều công tác khác, chưa có cán bộ chuyên trách, thời gian triển khai các đợt kiểm tra cùng thời điểm với các hoạt động khác, các chương trình chống dịch bệnh,… nên số lượng cơ sở được kiểm tra còn hạn chế; (5) vấn đề phối hợp kiểm tra giám sát của các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của cá nhân, tổ chức đôi khi chưa được thường xuyên, liên tục; (6) cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung và lĩnh vực hành nghề khám chữa bệnh nói riêng, số lượng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhất là các cơ sở y tế tư nhân ngày càng gia tăng, vì vậy tạo ra áp lực không nhỏ cho công tác quản lý, kiểm soát gặp nhiều khó khăn.

Trên cơ sở phân tính những bất cập cả về quy định của pháp luật lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám,chữa bệnh. Theo đó, các giải pháp được đề xuất bao gồm:

(1) hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề (2) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề (3) củng cố tổ chức thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực hành nghề y (khám, chữa bệnh) và nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên y tế.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển và ngày càng ổn định của nền kinh tế, cũng như các mặt khác của đời sống văn hóa, xã hội ở Việt Nam từng bước được thay đổi và phát triển vượt trội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, các hành vi vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề nói riêng đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội. Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật, các vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi này có ý nghĩa sâu sắc về cả lý luận và thực tiễn.

Vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là hành vi (hành động hoặc không hành động) của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh và phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Để điều chỉnh loại hành vi vi phạm này, mặc dù pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định nhưng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này vẫn còn nhiều bất cập. Ở Chương 1 của Luận văn này, tác giả tập trung phân tích cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám, chữa bệnh vẫn chưa đạt được hiệu quả cao do vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong Chương 2 của Luận văn này, tác giả tập trung phân tích để chỉ ra những khó khăn, bất cập của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh như sau: (1) hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề; (2) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề; (3)

củng cố tổ chức thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực hành nghề y (khám, chữa bệnh) và nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên y tế.

PHỤ LỤC I

CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH NGHỀ VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH,

CHỮA BỆNH ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 38 NGHỊ ĐỊNH SỐ 117/2020/NĐ-CP Điều khoản Hành vi bị xử phạt Hình thức xử phạt chính Hình thức xử phạt bổ sung Biện pháp khắc phục hậu quả

Khoản 1 - Không đeo biển tên (điểm a)

- Không sử dụng trang bị phòng hộ theo quy định của pháp luật (điểm b) Phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 Không Không Khoản 2 - Không ký hợp đồng thực hành đối với người thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc ký hợp đồng thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật (điểm a) - Không ban hành quyết định phân công người hướng dẫn thực hành hoặc ban hành quyết định phân công người hướng dẫn thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật (điểm b).

- Phân công một người hướng dẫn thực hành hướng dẫn vượt quá 05 người thực hành trong cùng một thời điểm. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Điều khoản Hành vi bị xử phạt Hình thức xử phạt chính Hình thức xử phạt bổ sung Biện pháp khắc phục hậu quả

Khoản 3 - Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi vượt quá khả năng chuyên môn hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề nhưng không báo cáo với người có thẩm quyền hoặc không giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết (điểm a)

- Yêu cầu người bệnh thanh toán đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh chưa được niêm yết công khai theo quy định của pháp luật (điểm b)

- Làm lộ tình trạng bệnh, thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định (điểm c) - Cấp giấy xác nhận quá Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Điều khoản Hành vi bị xử phạt Hình thức xử phạt chính Hình thức xử phạt bổ sung Biện pháp khắc phục hậu quả trình thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật (điểm d)

Khoản 4 - Người hành nghề đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau; tổng thời gian làm ngoài giờ vượt quá quy định của Bộ luật Lao động; người hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (điểm a)

- Không cấp giấy xác nhận quá trình thực hành cho người thực hành sau khi đã hoàn thành quá trình thực hành theo quy định của pháp luật (điểm b)

- Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành không đúng nội dung; không đúng sự thật; không phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đăng ký hành nghề (điểm c)

- Phân công người hướng dẫn thực hành không đáp ứng đủ các điều kiện theo

Phạt tiền từ 3.000.000

đồng đến

5.000.000 đồng

Điều khoản Hành vi bị xử phạt Hình thức xử phạt chính Hình thức xử phạt bổ sung Biện pháp khắc phục hậu quả

quy định của pháp luật (điểm d).

Khoản 5 - Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (điểm a)

- Chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi; (điểm b)

- Lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; (điểm c)

- Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được cơ sở đào tạo chuyên ngành y do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận thành thạo tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng (điểm d)

- Chỉ định điều trị, kê đơn thuốc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà ngôn ngữ đó chưa được

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Tước quyền sử dụng

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 71 - 92)