Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 67 - 68)

2.4.1. Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng chỉ hành nghề

Một là, cần quy định thêm về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho người

hành nghề khám, chữa bệnh

Hiện nay, quy định để được cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được thực hiện theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/07/2016 quy định về cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, việc quy định chặt chẽ thêm về điều kiện thực hành và tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ hành nghề sẽ kiểm soát chất lượng hành nghề phù hợp với kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã được đào tạo. Qua đó nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh được tốt hơn, góp phần hạn chế người hành nghề không đảm bảo yêu cầu về chuyên môn.

Theo ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế và tính đến tháng 4 năm 2021 thì người có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề chỉ cần nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Y tế hoặc Sở Y tế) để được xem xét và cấp. Như vậy, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hiện nay theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/07/2016 quy định về cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu xem xét về thủ tục hành chính, dựa trên hồ sơ, giấy tờ về văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo cấp, giấy xác nhận thời gian thực hành của cơ sở khám, chữa bệnh mà không dựa trên việc đánh giá năng lực chuyên môn thông qua kỳ thi quốc gia như nhiều nước trên thế giới đã thực hiện. Vì vậy chưa đánh giá được người hành nghề có đủ năng lực chuyên môn thực sự để đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh hay không. Một trong những đề xuất sửa đổi Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 là người muốn hành nghề khám, chữa bệnh phải trải qua kỳ thi quốc gia (bao gồm cả lý thuyết và thực hành), quy định này nhằm nâng cao kỹ năng thực hành y khoa cho người hành nghề gắn với đổi mới đào tạo, trong đó có đào tạo bác sĩ chuyên khoa sâu60.

60Bộ Y tế đề xuất thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề, <http://medinet.gov.vn/tin-tuc-su-kien/bo-y-te-de- xuat-thi-quoc-gia-de-cap-chung-chi-hanh-nghe-kham-chua-benh-so-y-te-c1780-16416.aspx>, ngày truy cập 25/04/2021.

Hai là, tiếp tục rà soát, sửa đổi một số nội dung của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề Y (khám, chữa bệnh)

Để nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề cần có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về pháp luật và công tác xử phạt trong thời gian qua, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:

a. Về việc thực hiện quyền giải trình

Để thống nhất cách hiểu như đã phân tích ở trên “Đối với hành vi vi phạm hành

chính mà pháp luật quy định hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc có mức đối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức…” được quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cần sửa đổi, bổ sung theo hướng “Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm

hành chính có mức tiền phạt tối đa của khung từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì có quyền giải trình”.

b) Về biện pháp khắc phục hậu quả “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính”

Như đã trình bài ở phần khó khăn, vướng mắc, có thể thấy rằng, để có thể áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nói chung và trong hoạt động hành nghề y (khám, chữa bệnh) nói riêng thì trong Thông tư hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, Bộ Y tế cần ban hành một số hướng dẫn cụ thể về vấn đề này như “cách xác định số tiền do tổ chức, cá nhân vi phạm thu được do thực hiện

hành vi vi phạm hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề trong khám, chữa bệnh, vì trên thực tế khi xác định số lợi bất hợp pháp sẽ dựa vào hóa đơn, chứng từ chứng minh số tiền thu được, nhưng lại khó thu được các chứng từ này, chỉ dựa vào lời khai của đối tượng vi phạm, tuy nhiên các đối tượng vi phạm lại khai không thành thật…” để dễ dàng áp dụng cho cơ quan có thẩm quyền trong quá trình áp

dụng biện pháp khắc phục “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 67 - 68)