Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Tổng CTCP Dệt may Hà Nội năm 2019 - 2020 (Trang 33 - 37)

a. Do Ht thay đổi ΔROE(Ht) =(1/Ht1-1/Ht0)*Hđ0*SVlđ0*ROS0 -0.0019 ΔROE(Ht) =(1/Ht1-1/Ht0)*Hđ0*SVlđ0*ROS0 -0.0019 b. Do Hđ thay đổi ΔROE(Hđ) =(1/Ht1)*(Hđ1-Hđ0)*SVlđ0*ROS0 -0.0024 c. Do SVlđ thay đổi ΔROE(SVlđ) =(1/Ht1)*Hđ1*(SVldd1-SVlđ0)*ROS0 -0.0007 d. Do ROS thay đổi

ΔROE(ROS) =(1/Ht1)*Hđ1*SVlđ1*(ROS1-ROS0) -0.0114

Tổng hợp:

Δ ROE = Δ ROEHt + Δ ROEHđ + Δ ROESVlđ + Δ

ROEROS -0.0164

Bảng 7: Bảng phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội theo các nhân tố (ĐVT: triệu đồng)

Phân tích khái quát:

Qua bảng phân tích trên ta thấy, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2020 là 0,0142, đã giảm 0,0135 lần so với năm 2019, tương ứng với tỷ lệ giảm khá cao là 48,74%. ROE này là đang ở mức thấp, chưa phù hợp với ngành nghề kinh doanh của DN. Do LNST giảm mạnh (giảm 48,72%) và sự tăng lên của VCSH bình quân (tăng 0,31%). Như vậy LNST sụt giảm chính là yếu tố cơ bản làm giảm tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy mặc dù quy mô DN được mở rộng nhưng năng lực tổ chức quản lý trong việc gia tăng sức sinh lời của vốn DN yếu kém; chính sách tài chính,

huy động vốn, phân phối lợi nhuận, sử dụng đòn bẩy tài chính, quản lý chi phí... chưa mang lại hiệu quả, tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh. ROE của công ty giảm là do sự tác động của 4 nhân tố: hệ số tự tài trợ, hệ số đầu tư, số vòng quay vốn lưu động và hệ số sinh lời ròng hoạt động. Cần đi sâu phân tích nguyên nhân ảnh hưởng của từng nhân tố để đưa ra được các biện pháp giải quyết phù hợp.

Phân tích chi tiết:

Hệ số tự tài trợ:

Hệ số tự tài trợ năm 2020 là 0,2829, tăng 0,0197 lần so với năm 2019, tương ứng với tỷ lệ tăng 7,49%. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sự tăng lên của hệ số tự tài trợ đã làm cho tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu giảm 0,0019 lần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (tăng 0,31%) còn tổng tài sản có tốc độ giảm mạnh (giảm 15,46%) Trong năm 2020 và 2019, hệ số tự tài trợ của công ty đều nhỏ hơn 0,5 điều này cho thấy công ty đều tập trung huy động vốn từ bên ngoài là chủ yếu, dẫn đến mức độ phụ thuộc tài chính của công ty trong cả 2 năm tương đối là cao. Tuy nhiên đến năm 2020, hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp tăng lên cho thấy công ty đang tăng dần huy động từ nguồn vốn chủ, giảm huy động từ nguồn vốn nợ. Mục đích là để giúp cho công ty tăng mức độ độc lập tự chủ về tài chính, giảm thiểu rủi ro tài chính của công ty, mặc dù chính sách huy động vốn này làm giảm hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu của công ty nhưng đánh đổi lại là giúp công ty giảm áp lực trả nợ và rủi ro tài chính của công ty. Chính sách cơ cấu nguồn vốn của DN đang gia tăng huy động vốn chủ từ việc dùng lợi nhuận đạt được trong năm để trích các quỹ đầu tư phát triển, khen thưởng phúc lợi với giá trị gần 20.000 trđ, sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư nhằm gia tăng khả năng tự chủ, độc lập tài chính, giảm được mức độ phụ thuộc tài chính vào bên ngoài. Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay thì việc DN gia tăng mức độ tự chủ là hoàn toàn hợp lý, giúp DN có thể trụ vững, ổn định tạm thời trong thời gian này để sau này tái cơ cấu nguồn vốn. Như vậy, nhân tố hệ số tự tài trợ làm giảm hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu nhưng vẫn đánh giá là tốt đánh đổi lại là giảm rủi ro và áp lực trả nợ.

Hệ số đầu tư:

Hệ số đầu tư năm 2020 là 0,3318, giảm 0,0344 lần so với năm 2019, tương ứng với tỷ lệ 9,39%. Nguyên nhân làm cho hệ số đầu tư giảm là do tốc độ giảm của tài sản ngắn

hạn bình quân (giảm 15,46%) giảm mạnh hơn tốc độ giảm của tổng tài sản bình quân (6,68%). Tài sản ngắn hạn giảm là do trong năm 2020, DN đã giảm khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.Về chủ quan, DN vẫn phải duy trì chính sách nới lỏng tín dụng đối với khách hàng lâu năm nhằm giữ chân khách hàng, vì vậy các khoản phải thu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, HTK cũng chiếm tỷ trọng lớn là do DN chủ động dự trữ NVL để tránh sự biến động về giá cả. Như vậy, việc điều chỉnh đó có thể được coi là hợp lý trong tình hình kinh tế khó khăn, nhằm giảm thiểu rủi ro gắn với đòn bẩy kinh doanh. Tuy nhiên vẫn cần phải xem xét quản trị chặt chẽ các khoản phải thu để tránh tình trạng không thu hồi được nợ, nợ xấu, đồng thời quản trị tốt HTK để tránh ứ đọng, lãng phí vốn.

Số vòng quay VLĐ:

Số vòng quay VLĐ năm 2020 là 2,1245 vòng, giảm 0,0615 vòng so với năm 2019, tương ứng với tỷ lệ 2,81%. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, số vòng quay VLĐ giảm đi làm cho ROE giảm 0,0007 lần. Đây là dấu hiệu không tốt trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động cũng như việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm và đầu tư vốn để tạo ra luân chuyển thuần. SVlđ giảm là do luân chuyển thuần trong năm 2020 giảm 17,84% (đặc biệt DTTBH&CCDV giảm mạnh). Nguyên nhân là do các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ trong tình hình dịch bệnh, dẫn đến lượng hàng tồn kho nhiều. Trong bối cảnh này, không chỉ nguồn cung NVL bị gián đoạn mà thị trường xuất khẩu cũng bị đứt đoạn, đơn hàng giảm mạnh, thậm chí nhiều đơn hàng bị hủy. Bên cạnh đó, thị trường nội địa canh tranh, sức mua của người tiêu dùng kém, trong khi dịch bệnh đang làm giảm nhu cầu tiêu dùng bởi các hoạt động giãn cách, cùng với giảm chi tiêu của hộ gia đình làm cho doanh thu của DN sụt giảm nghiêm trọng.

Hệ số sinh lời ròng hoạt động:

Năm 2020, hệ số sinh lời ròng hoạt động của DN là 0,0057, giảm 0,0034 lần so với năm 2019, tương ứng với tỷ lệ giảm 37,36%. Đây là nhân tố tác động chủ yếu tới sự giảm sút của ROE. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, hệ số sinh lời ròng hoạt động giảm làm cho ROE giảm 0,0114 lần. Nguyên nhân ROS giảm là do tốc độ giảm của LNST (giảm 48,72%) lớn hơn tốc độ giảm của LCT (giảm 17,84%). Điều này cho thấy hoạt động quản trị chi phí (chi phí đầu vào, quản lý doanh nghiệp, bán hàng...) của DN chưa mang lại hiệu quả. Do nền kinh tế nhiều khó khăn, giá cả các yếu tố đầu vào tăng mạnh làm tăng chi

phí sản xuất. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu cũng bị đứt đoạn, đơn hàng giảm mạnh, thị trường nội địa canh tranh, sức mua của người tiêu dùng kém làm cho doanh thu của DN sụt giảm.

Kết luận:

Như vậy, Trong 4 nhân tố trên, nhân tố ROS là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất, nhân tố quyết định sự sụt giảm của ROE. Trong năm 2020, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu là do công tác quản lý chi phí còn yếu kém, chính sách phân bổ vốn chưa thực sự hợp lý, công tác quản trị các khoản phải thu, hàng tồn kho chưa mang lại hiệu quả và sự ảnh hưởng lớn của dịch bệnh Covid-19. Doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp để làm tăng ROE trong năm tới, cụ thể:

Biện pháp:

+ Chủ động xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đảm bảo được gia tăng VCSH, gia tăng khả năng phát triển bền vững lâu dài trong tương lai. Bên cạnh đó, phải sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả nhằm khuếch đại ROE.

+ Xem xét lại các danh mục đầu tư để đảm bảo phù hợp với tình hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trên cơ sở phân phối và quản trị từng loại vốn: vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho hợp lý, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tránh ứ đọng, lãng phí vốn.

+ Giám sát hệ số chi phí, đảm bảo quản lý các loại chi phí một cách tốt nhất.

+ Tổ chức rà soát, phát triển hệ thống các kênh phân phối để mở rộng thị phần, tiếp cận nhiều khách hàng nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng.

+ Đưa ra các chính sách thu hồi công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn lớn, thất thoát vốn, nợ xấu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Tổng CTCP Dệt may Hà Nội năm 2019 - 2020 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)