Hành vi bầy đàn

Một phần của tài liệu file_goc_771775 (Trang 27 - 28)

3. Phương pháp nghiên cứu

1.1.3.7. Hành vi bầy đàn

Một quan sát cơ bản về xã hội con người trong đó con người có mối liên hệ giao tiếp với người khác có cùng suy nghĩ. Nó thì quan trọng để hiểu nguồn gốc của sự suy nghĩ tương tự nhau, để chúng ta có thể đánh giá tính hợp lý của lý thuyết dao động đầu cơ mà gán cho việc làm thay đổi giá cả do những suy nghĩ sai lệch. Một phần lí do của việc phán đoán của con người thì giống nhau tại những thời điểm giống nhau là họ đang có những phản ứng với thông tin giống nhau. Ảnh hưởng xã hội có một tác động khổng lồ lên phán đoán cá nhân. Khi con người đối đầu với phán đoán của một nhóm lớn, họ có xu hướng thay đổi những câu trả lời của họ. Họ đơn giản nghĩ rằng tất cả những người khác có thể không sai. Họ phản ứng với thông tin mà nhóm lớn đã có phán đoán khác với họ. Đây là hành vi có ý thức. Trong cuộc sống mỗi ngày, chúng ta học rằng khi một nhóm lớn nhất trí trong phán đoán họ thì chắc chắn đúng (Shiller, 2000).

Hành vi bầy đàn có lẽ được nhận diện trên hầu hết thị trường tài chính trong một hoàn cảnh tâm lý. Hành vi bầy đàn có thể đóng một vai trò trong việc tạo ra đầu cơ bong bóng bởi vì có một xu hướng để quan sát người thắng rất gần, đặc biệt biểu hiện tốt lặp đi lặp lại vài lần. Nó có vẻ hợp lý khi làm sự phân biệt giữa tự nguyện và bắt buộc hành vi bầy đàn. Nhiều người chơi trên thị trường tài chính có lẽ nghĩ rằng tiền tệ hay chứng khoán không được định giá đúng, nhưng họ kìm lại hành động trái ngược. Những người này có lẽ đơn giản cảm thấy rằng nó vô nghĩa khi đấu tranh với bầy đàn. Đây là một ví dụ của hành vi bầy đàn vững chắc. Họ theo sau đàn không tự nguyện nhưng để tránh bị giẫm chân nên vì thế họ gắn chặt theo bầy đàn.

Thậm chí có những người có lý trí có thể tham gia vào bầy đàn khi họ quan tâm tới phán đoán của người khác, và thậm chí họ biết rằng người khác cũng đang hành xử trong bầy đàn. Hành vi, mặc dù theo lý trí cá nhân, sản xuất ra nhóm hành vi mà không có lý trí hay gây ra sự dao động trong thị trường. Lý thuyết này cũng

chỉ ra rằng những nhà đầu tư trong ngắn hạn gây ảnh hưởng nhiều lên giá chứng khoán hơn những nhà đầu tư dài hạn. Những nhà đầu tư không tiếp cận với thông tin bên trong, hành xử vô ý thức theo tiếng ồn như thể họ đang nắm bắt thông tin.

Môt yếu tố quan trọng nữa của bầy đàn là truyền miệng. Người ta, nói chung, tin tưởng bạn bè, họ hàng và đồng nghiệp hơn báo chí và truyền hình. Phương tiện truyền thông truyền thống, tivi, và radio có khả năng truyền thông tin, nhưng khả năng của chúng để tạo ra hành vi chủ động thì vẫn còn hạn chế. Nói với người khác và các loại giao tiếp khác nữa là trong số những kết nối xã hội quan trọng mà con người có. Vì thế thông tin về cơ hội mua sẽ lan truyền nhanh chóng. Trong một nghiên cứu, những nhà đầu tư cá nhân được hỏi là cái gì cuốn hút họ đầu tiên khi họ đầu tư vào một công ty. Chỉ 6% trả lời là báo chí và thời gian. Thậm chí nếu một người nào đó đọc nhiều, sự quan tâm và hành động cũng dường như bị kích thích bởi sự giao tiếp lẫn nhau.

Khái niệm về mức độ của giá thị trường phản ánh kết quả của việc đánh giá của nhà đầu tư cá nhân và kết quả là giá trị thật sự của thị trường thì không chính xác. Mọi người có thể thay vì chọn một cách có ý thức không tốn thời gian và nỗ lực trong việc thực hiện những phán đoán của họ về thị trường và vì thế không sử dụng bất kỳ tác động độc lập nào trên thị trường, điều này có thể dẫn tới hành vi bầy đàn và hành xử giống như nguồn thông tin để định giá trên hay dưới của thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu file_goc_771775 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w