3. Phương pháp nghiên cứu
2.2.4.5. Khả năng tiếp tục thay đổi trong giá trị
Các nhà đầu tư nhận thức khả năng của các sự kiện lặp đi lặp lại như thế nào, và họ phản ứng với những dạng tương tự của sự lập lại trong thị trường như thế nào? Câu hỏi số 17 và 18 được đặt ra để giải quyết việc giữ nguyên các tiền quyết định khi đối mặt với những sự kiện không chắc chắn và mô tả một trường hợp nơi mà chỉ số của thị trường chứng khoán có kết quả giảm hoặc tăng 3 ngày liên tục. Các nhà đầu tư tham gia khảo sát được hỏi ý kiến của họ về khả năng của một sự phát triển tương tự ở ngày tiếp theo. Xác suất cho giá trị tăng hoặc giảm của chỉ số nên là 50%. Tuy nhiên, xác suất trung bình các nhà đầu tư cá nhân cho rằng một mức tăng tương tự là 31% và theo các nhà đầu tư có tổ chức thì mức tăng này là 44%. Các nhà đầu tư cá nhân cho rằng mức giảm tương ứng là 34% trong khi theo các nhà đầu tư có tổ chức thì mức giảm này nên là 46%. Cả hai nhóm nhà đầu tư dường như đều quan tâm rằng mẫu tăng hoặc giảm tiếp theo thì đảo ngược với chính nó. Điều này đối lập của xác suất tích phân chuẩn. Tuy nhiên, các phúc đáp của các nhà đầu tư có tổ chức thì gần với mức xác suất đúng 50% hơn là các nhà đầu tư cá nhân và các trả lời của các nhà đầu tư có tổ chức cũng có một tỷ lệ câu trả lời đúng nhiều hơn, ví dụ xác suất 50 – 50.
Người ta có một xu hướng danh mục hóa các sự kiện, như là mức giá tăng, như là đại diện của một tầng lớp phổ biến và kế tiếp là sự tương ứng xác suất của những bằng chứng bất kể của những khả năng cơ bản. Vì thế, những mẫu được xem là dễ tồn tại trong dữ liệu mà thật sự ngẫu nhiên và sự không chắc chắn của những mức giá tiếp tục tăng trong danh mục. Điều này bao gồm cả giả thiết quá tự tin được mô tả ở mục 1.1.3.8. Bảo thủ cũng diễn giải một phần lý do tại sao người ta đặt quá nặng khả năng đầu tiên của những sự kiện trong một trường hợp, vì thế người ta thường ngại khi phải thay đổi ý kiến của mình.
2.3. Kết quả nghiên cứu
Trong luận văn này tôi cũng tiến hành so sánh thống kê dựa trên những câu hỏi trong bảng câu hỏi. Tất cả câu hỏi (trừ câu 1) đều có cặp. Kết quả so sánh được trình bày trong phụ lục 2.
Việc so sánh thống kê giữa các câu hỏi đã đưa đến nhiều kết quả thú vị về hành vi của nhà đầu tư. Có một sự khác biệt rõ ràng giữa các chiến lược đầu tư và các loại đầu tư của nhà đầu tư cá nhân, trong khi đó không có sự khác biệt nhiều giữa thị trường giá lên và giá xuống của nhà đầu tư có tổ chức. Một điểm chung của hai loại nhà đầu tư là cả hai đều cho rằng thị trường bị định giá cao trong thời kỳ “bong bóng đầu cơ” nhưng chưa được định giá đúng mức ngày nay.
Liên quan đến câu hỏi có hay không lý do nhà đầu tư thay đổi quyết định cổ phiếu đang nắm giữ ngày nay và những đầu tư đã thực hiện từ khi thị trường xuống giá từ tháng 3 năm 2008 và kết quả đã chỉ ra rằng không có mối quan hệ giữa nguồn thông tin mà nhà đầu tư tâp trung vào và loại công ty mà họ đầu tư. Kết quả cũng chỉ ra rẳng không có sự liên hệ nào giữa các loại nguồn thông tin mà nhà đầu tư sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư. Thật hợp lý khi người ta dùng thông tin từ Internet và thu thập thông tin từ các phương tiện khác, tuy nhiên điều này dường như không đúng. Đối với nhà đầu tư có tổ chức thì thông tin từ công ty là nguồn thay thế quan trọng nhất, lời tư vấn từ nhà nhà phân tích đứng thứ 2 và trực giác của con người đứng thứ 3, thông tin từ bạn bè và Internet đều ở mức zero và điều này tương tự với nhà đầu tư cá nhân.
Kết quả từ phụ lục 2 cũng chỉ ra rằng các nhà đầu tư có kiến thức kém về xác suất và thống kê. Không cần biết là giao dịch cổ phiếu đã tăng trong giá trị trong ngày là bao nhiêu, xác suất rằng nó sẽ tăng tiếp hay giảm tiếp là 50-50. Điều này kết hợp với quá tự tin ở mục 1.1.3.8. Chủ nghĩa bảo thủ cũng góp phần giải thích người ta đặt quá nặng tiền khả năng của một tình huống, vì thế người ta rất ngại thay đổi.
Kết luận chương II
Luận văn đã hỗ trợ và mở rộng, giả thiết rằng mặc dù phần lớn các nhà đầu tư trong năm 2007 đến 2008 dường như nhận ra được tính nghiêm trọng của bong bóng đầu cơ; tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục đầu tư mặc dù biết rằng rủi ro sụp đổ rất cận kề. Điều này chính nó có thể được mô tả là hành vi bất hợp lý. Dường như không có sự khác biệt hành vi đáng kể giữa cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức vì cả hai nhóm nhà đầu tư này đều thực hiện những thay đổi tương đồng về đặc điểm đầu tư và các hành động chủ yếu của họ thông qua những hành vi tâm lý giống nhau, bất kể một ít khác biệt về sự quá tự tin của nhà đầu tư có tổ chức. Thuyết triển vọng và phương pháp giải quyết vấn đề bằng kinh nghiệm giúp ta hiểu các yếu tố có thể có nằm dưới hiện tượng bong bóng đầu cơ, mặc dù không đưa ra câu trả lời toàn diện cho mọi vấn đề quanh những yếu tố lạ thường của thị trường. Tuy nhiên, một cách hiểu phổ biến hơn của các yếu tố này và cái cách mà các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến việc ra quyết định của chúng ta giúp ta tránh được những bong bóng đầu cơ tương tự và nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính toàn cầu ngày nay. Bất chấp những thua lỗ không thể tránh được được nhận ra bởi các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, như là vụ nổ của bong bóng đầu cơ, niềm tin vào thị trường cuối năm 2008 dường như rất cao. Từ nhận thức lịch sử đầu tư dài hạn vào thị trường chứng khoán ta đã có thể rút ra và hiểu các yếu tố ảnh hưởng thị trường, nó có thể giúp để hiểu rõ hơn tính không thể dự đoán được.
CHƯƠNG III: GỢI Ý NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ ỨNG XỬ VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH HÀNH VI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
Dễ thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không vận hành theo bất cứ một quy luật nào. Lý thuyết thị trường hiệu quả hoàn toàn thất bại. Có lẽ đã đến lúc dùng đến các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên thị trường chứng khoán. Bình thường một nhóm các nhà đầu tư cá nhân có thể rất bình tĩnh và sáng suốt, vậy mà cũng có lúc họ lại bị áp đảo bởi những cảm xúc tiêu cực khi các nhà đầu tư khác hành động theo một cách thức phổ biến nào đó. Hiểu một cách đơn giản nhất thì chính sự sợ hãi bị “bỏ rơi” hay thất bại khi bạn bè, người thân, hàng xóm của họ có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng, đã đưa đến sức mạnh áp đảo của đám đông.
Và hẳn nhiên là trong suy nghĩ của rất nhiều người, tâm lý bầy đàn là cái gì đó rất xấu, rất đáng khinh, loại bỏ nó càng sớm càng tốt. Do đó một câu hỏi được đặt ra là làm sao để chấm dứt tâm lý bầy đàn trong các nhà đầu tư? Không có gì khó khăn - câu trả lời là không thể. Nhà đầu tư sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình theo thị trường, họ sẽ rút ra bài học từ chính những thành công và thất bại của mình. Không thể có giải pháp nào được đưa ra ở đây cả. Vì tâm lý bầy đàn (hay tâm lý đám đông) là một sự tồn tại khách quan trong bất cứ một thị trường nào không riêng gì thị trường tài chính. Các bằng chứng xã hội mà các nhà tâm lý học đưa ra sau các cuộc khảo sát hoàn toàn chứng minh được điều đó.
Và lâu nay vẫn có quan niệm sai lầm cho rằng chỉ ở Việt Nam thì mới có tâm lý bầy đàn trong đầu tư như thế. Sự thật thì tâm lý đám đông (tâm lý bầy đàn) xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi thậm chí ngay cả ở các thị trường phát triển thì vẫn có những giai đoạn tồn tại tâm lý đám đông. Nếu không, lịch sử kinh tế thế giới đã không chứng kiến nhiều vụ nổ bong bóng và khoảng hoảng như khủng hoảng Hoa tulip – Hà Lan (1634-1637), bong bóng South Sea -Anh ( 1711-1720), khủng hoảng Bất động sản Florida- Mỹ (1920-1922), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng 1987, khủng hoảng Châu Á 1997.
Chừng nào lòng tham và sự sợ hãi còn ngự trị trong con người thì chừng ấy còn tồn tại tâm lý đám đông. Vấn đề là nhà đầu tư khôn ngoan phải biết hành xử ra sao trong một thị trường như vậy: Sẽ đi theo đám đông hay độc lập quyết định tự tin vào các nghiên cứu phân tích của mình sẽ đánh thắng thị trường?
3.1 Nền tảng để đề xuất giải pháp
Đã đến lúc cần một cái nhìn đầy đủ về tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư. Vì thế, nên đi theo đám đông khi ý kiến của nó phù hợp với những phân tích của riêng bạn và nhanh chóng rời bỏ đám đông khi đám đông suy nghĩ ngược với bạn. Trong cả hai trường hợp đều có những thách thức nhất định. Tuy nhiên, bạn phải luôn nhớ rằng: đám đông không bao giờ sai. Khi đám đông hành động ngược lại với những gì mà hệ thống phân tích của nhà đầu tư cho biết thì quyết định đúng đắn nhất là rời bỏ đám đông đó. Nói cách khác, nhà đầu tư nên kiếm lợi hoặc nhận ra các khoản lỗ và đứng ngoài đợi cho đến khi thị trường có dấu hiệu khả quan trở lại. Thà từ bỏ một khoản lời tiềm năng còn hơn là mất một khoản vốn trước mắt. Nhưng thật sự thì cái cảm giác mà bạn đang bỏ lỡ một cơ hội kiếm tiền mười mươi là một tâm lý vô cùng khó chịu! Một nghịch lý trong kinh doanh vẫn thường xảy ra: Bản năng tự nhiên của con người và mong muốn được hòa nhập với đám đông lại là những tình huống đưa các nhà đầu tư tài chính đến bờ vực phá sản. Và hãy nhớ đừng bao giờ chống lại sức mạnh của đám đông, nhưng phải nhận thức được các quyết định đầu tư cá nhân của bạn ảnh hưởng đến sức mạnh của đám đông xung quanh bạn như thế nào.