Về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUAN AN_Ha Thi Thu Thuy (Trang 133 - 135)

Thứ nhất, hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam dưới góc độ hiệu quả kinh tế - xã hội tăng lên theo thời gian

Kết quả nghiên cứu cho thấy, theo thời gian, hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua các chỉ tiêu kinh tế – xã hội đã tăng lên. Khu vực doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế khi mức đóng góp vào ngân sách không ngừng tăng theo thời gian, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp cũng tăng gần 2,5 lần trong giai đoạn 2005-2019, đặc biệt là lao động trong khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân.

Có thể thấy, việc thu hút lao động của các doanh nghiệp đã góp phần ổn định thị trường lao động, tạo công ăn việc làm và tăng số lao động có việc làm chính thức.

hội cũng được thể hiện ở việc tăng thu nhập cho người lao động ở cả ba khu vực doanh nghiệp. Năng suất lao động tuy còn thấp nhưng cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2019.

Nguyên nhân của việc năng suất lao động thấp là do tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Thứ hai, hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp tư nhân cao hơn so với khu vực DNNN và DN FDI.

Xét theo loại hình doanh nghiệp, tốc độ tăng của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội ở nhóm các doanh nghiệp tư nhân cao hơn so với nhóm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI.

Trong tổng thu ngân sách, kể từ năm 2015 (Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực), đóng góp của khu vực doanh nghiệp tư nhân vào ngân sách nhà nước là lớn nhất.

Kể từ sau Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005, khu vực doanh nghiệp tư nhân không ngừng tăng lên về số lượng. Do đó, dù chủ yếu có quy mô nhỏ, siêu nhỏ và quy mô vừa, khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng là khu vực thu hút và tạo ra nhiều việc làm nhất so với 2 khu vực doanh nghiệp còn lại. Trong nhiều năm, lao động ở khu vực DNTN luôn có mức thu nhập bình quân thấp nhất trong cả 3 khu vực doanh nghiệp, nhưng đến năm 2019 thì mức thu nhập của khu vực doanh nghiệp này đã vượt lên trên thu nhập của lao động ở khu vực DNNN.

Về năng suất lao động, mặc dù khu vực DNTN có năng suất lao động thấp nhất trong cả 3 khối DN nhưng lại có tốc độ tăng cao nhất trong giai đoạn 2005- 2019 với mức tăng hơn 2 lần.

Thứ 3, xét theo góc độ hiệu quả tài chính, các doanh nghiệp ở Việt Nam không đạt hiệu quả đầu tư

Kết quả phân tích hiệu quả đầu tư thông qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2005-2019. Hiệu quả đầu tư thông qua các chỉ tiêu tài chính cũng không có sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp tư nhân, DNNN và doanh nghiệp FDI.

Như vậy, giả thiết H1 và H2 chỉ đúng với hiệu quả kinh tế-xã hội mà không đúng với hiệu quả tài chính.

Đối với khu vực DNNN, hoạt động đầu tư dường như không xuất phát từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vấn đề quản trị đang là vướng mắc lớn nhất dẫn đến hoạt động kém hiệu quả của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Sau một thời gian dài tiến hành cải cách doanh nghiệp, cổ phần hóa DNNN thì hiện nay, hầu hết DNNN còn lại đều có quy mô lớn và vừa, nhiều doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, cơ chế quản trị doanh nghiệp còn chậm đổi mới, tính công khai, minh bạch còn hạn chế.

Có nhiều doanh nghiệp nhà nước trực thuộc các bộ quản lý chuyên ngành nhưng chưa có một văn bản nào quy định rõ một cơ quan có nhiệm vụ quản lý chung đối với hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. Một số DNNN được giao một khối lượng tài sản rất lớn để kinh doanh nhưng hệ thống quản lý, giám sát thiếu hiệu lực và kém hiệu quả, dẫn tới không ngăn ngừa và cảnh báo được các nguy cơ làm doanh nghiệp bị thua lỗ, mất vốn nhà nước (trường hợp của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam,…).

Một phần của tài liệu LUAN AN_Ha Thi Thu Thuy (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w