Trong giai đoạn 2005-2019, thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam tăng liên tục. Tính theo giá cố định năm 2010, lao động trong các doanh nghiệp FDI vẫn có thu nhập cao nhất so với thu nhập bình quân của lao động trong khu vực DNNN và DN tư nhân.
Đơn vị: Triệu đồng 250.00 đồ ng 200.00 150.00 T ri ệu 100.00 50.00 0.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 DN tư nhân 15.25 17.33 22.37 28.57 34.16 42.22 41.05 53.99 54.90 47.92 73.81 66.76 86.71 97.88 151.9 DNNN 21.42 25.63 34.73 38.73 45.85 65.35 68.78 76.00 82.60 86.98 94.05 106.9 111.8 117.3 120.3 DN FDI 44.84 42.33 47.67 58.33 67.99 81.91 115.1 119.9 130.8 147.8 154.0 168.1 179.7 190.0 205.4
Hình 3.8: Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu giai đoạn 2012-2019 (giá cố định 2019)
Nguồn: Tính toán từ số liệu Điều tra DN từ năm 2005- 2019 của TCTK
Khu vực doanh nghiệp tư nhân là khu vực có tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Tính đến năm 2019, thu nhập của người lao động trong các DN tư nhân đã tăng gần 10 lần so với năm 2005. Trong khi đó, mức tăng này ở khu vực DNNN là 5,5 lần và ở khu vực DN FDI là 4,5 lần.
Có thể thấy, xét ở khía cạnh hiệu quả xã hội, trong giai đoạn 2005-2019, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đã góp phần tăng thu nhập của người lao động, và qua đó có thể nhận định, cả 3 khu vực doanh nghiệp đều đạt hiệu quả xã hội. Trong đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả cao nhất với mức tăng gấp khoảng 2 lần so với khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3.2.4. Hiệu quả lao động
Hiệu quả lao động hay còn gọi là năng suất lao động được tính bằng giá trị gia tăng (VA) trên tổng số lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp. Giá trị VA được tính theo giá cố định năm 2010. Việc xem xét hiệu quả lao động cũng là một thước đo để đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp dưới góc độ hiệu quả kinh tế-xã hội.
Xét theo loại hình doanh nghiệp, có thể thấy, năng suất lao động của cả 3 khu vực doanh nghiệp đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005-2019, trong đó khu vực doanh nghiệp tư nhân là tăng nhanh nhất. Nếu năm 2005, một lao động ở doanh nghiệp tư nhân chỉ tạo ra 55,34 triệu đồng giá trị gia tăng (trong một năm), thì đến năm 2019, con số này đã tăng lên hơn 2 lần, với mức 110,84 triệu đồng. Tuy nhiên, năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn thấp nhất so với khu vực DNNN và DN FDI. Kết quả này cũng khá tương đồng với các nghiên cứu đã có khi khu vực DNTN mặc dù có tốc độ tăng năng suất lao động nhanh nhưng xét theo giá trị thì vẫn là khu vực có năng suất lao động thấp nhất.
Điều này cũng khá dễ hiểu khi khu vực DN tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giá trị gia tăng tạo ra chưa nhiều.
Kết quả tính toán cho thấy, khu vực DNNN là khu vực có năng suất lao động tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2018 cao nhất, đạt 181,26 triệu đồng/lao động năm 2018, sau đó có sự giảm nhẹ vào năm 2019. Việc tăng năng suất ở khu vực DNNN một phần nhờ chính sách cổ phần hoá DNNN. Trong giai đoạn đầu của hoạt động cổ phần hoá DNNN, hầu hết các DNNN có quy mô nhỏ và vừa hoặc làm ăn không có lãi đều đã được cổ phần hoá. Các DNNN còn lại hầu hết là doanh nghiệp lớn, có giá trị gia tăng cao nên dẫn đến năng suất lao động cao. Đối với khu vực DN FDI, mặc dù năng suất lao động tăng trong giai đoạn 2005- 2019 nhưng mức tăng là thấp nhất so với hai khu vực DN còn lại (khoảng 3,6 lần). Điều này là do các doanh nghiệp FDI hầu hết hoạt động trong các ngành thâm dụng lao động, giá trị gia tăng tạo ra thấp. Chính vì vậy, năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp FDI không tăng nhanh như khu vực DNNN và DN tư nhân. Đây cũng là vấn đề cần xem xét vì sau hơn 30 năm thu hút FDI, việc các DN FDI vào Việt Nam chỉ để tận dụng nhân công giá rẻ vẫn chưa có nhiều thay đổi. Hoạt động thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Có thể thấy, mặc dù năng suất lao động của cả 3 khối DN đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005-2019 nhưng mức tăng không cao. Điều này chỉ ra rằng, năng suất lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn ở mức thấp. Kết quả này cũng khá tương đồng với nhiều báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), và Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Theo đó, mặc dù xét theo tốc độ thì năng suất lao động Việt Nam có tăng nhưng xét theo giá trị thì năng suất lao động trong các khu vực doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất thấp so với khu vực và thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB, 2019), năng suất lao động theo sức mua tương đương (tính theo PPP 2011) năm 2019 của
Việt Nam chỉ bằng 7,64% mức năng suất của Singapore; 19,53% của Malaysia; 37,92% của Thái Lan; 45,56% của Indonesia; 56,88% của Philippines; 88,05% của Lào. Trong khu vực Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 1,6 lần).
Bảng 3.2: Năng suất lao động của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2019
Đơn vị: Triệu đồng/lao động
Năm DN tư nhân DNNN DN FDI
2005 55.34 94.44 155.40 2006 61.64 101.71 128.21 2007 85.24 146.89 155.13 2008 85.44 120.19 199.32 2009 91.77 138.52 196.10 2010 104.81 135.27 187.73 2011 63.38 130.77 193.89 2012 82.92 122.00 189.21 2013 61.02 122.37 192.72 2014 56.56 131.18 210.69 2015 104.40 143.86 228.05 2016 97.87 167.10 248.26 2017 98.73 170.52 252.94 2018 104.43 181.26 252.83 2019 110.84 146.58 212.46
Nguồn: Tính toán từ số liệu Điều tra DN từ năm 2005- 2019 của TCTK
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, có thể kể đến một số nguyên nhân chính như:
Quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn nhỏ, xuất phát điểm thấp. So với quy mô GDP của các nước ASEAN, Việt Nam chỉ cao hơn Lào, Brunei, Campuchia, Myanmar; thấp hơn các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore. Thêm nữa, tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP chưa đạt được so với mục tiêu đề ra, tỷ trọng sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong GDP còn thấp; tỷ trọng trong GDP của những ngành dịch vụ mang tính chất động lực hay huyết mạch của nền kinh tế còn thấp.
Năng suất lao động thấp còn do chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập. Việt Nam còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Chuyên môn, tay nghề, kỹ năng cứng, mềm chưa cao, đặc biệt nhân lực chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0 nên việc làm chủ công nghệ còn thua kém các nước. Có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho khoa học, đổi mới công nghệ,… nhưng không có đủ nhân lực để tiếp cận và sử dụng công nghệ mới, do đó rất khó tăng năng suất lao động.
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH