Trong giai đoạn từ 2005-2019, cùng với sự gia tăng về số doanh nghiệp hoạt động, số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp đã tăng gần 2,5 lần. Do chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, số lao động ở khu vực DNNN ngày càng giảm do sự thu hẹp số lượng doanh nghiệp của khu vực này. Ngược lại, cùng với sự tăng trưởng về số lượng DN, khu vực các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra một khối lượng việc làm ngày càng tăng trong cả giai đoạn nghiên cứu.
Đơn vị: số lao động 10000000 8000000 6000000 4000000 2000000 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 DN tư nhân DNNN FDI
Hình 3.7: Số lao động làm việc trong doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu giai đoạn 2012-2019
Nguồn: Tính toán từ số liệu Điều tra DN từ năm 2005- 2019 của TCTK
Vào năm 2019, số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp FDI là gần hơn 4,8 triệu người (gấp khoảng 4,8 lần so với năm 2005). Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân tạo được hơn 8,4 triệu việc làm, gấp hơn 4 lần so với năm 2005. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân có sự tăng mạnh
trong năm 2019 so với năm 2018, khoảng gần 2,5 triệu lao động.
Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng này, trong đó có hai nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, trong năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/2019/NQ- CP và Nghị quyết 02/2019/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đồng thời, Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực cũng như trên thế giới và nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát chỉ 2,79%, mặt bằng lãi suất và tỉ giá luôn duy trì ổn định trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động. Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện so với các năm trước. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2019 được Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá tăng 10 bậc và 3,5 điểm so với năm 2018 - mức tăng mạnh nhất thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, và từ đó, số lượng lao động được tuyển dụng và có việc làm cũng tăng cao. Thêm nữa, số doanh nghiệp thành lập mới năm 2019 cũng đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu.
Thứ hai, năm 2019 cũng chứng kiến nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập từ các hộ kinh doanh cá thể. Điều này đã góp phần không nhỏ làm tăng số lượng lao động ở khu vực doanh nghiệp tư nhân. Về bản chất hộ kinh doanh có thể coi như doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nhưng hiện nay còn nhiều hạn chế so với DN. Cụ thể, hộ kinh doanh bị hạn chế về quyền kinh doanh, chỉ được đăng ký tại một địa điểm, hoạt động kinh doanh trong phạm vi quận, huyện, không mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa bàn khác… Bên cạnh đó, hạn chế về ngành nghề kinh doanh và hạn chế quy mô sử dụng lao động (dưới 10 lao động thường xuyên). Hộ kinh doanh cũng bị hạn chế huy động vốn ngân hàng, hỗ trợ vốn của các hiệp hội ngành nghề, chủ yếu là sử dụng vốn từ chính thành viên tham gia. Mô hình hộ kinh doanh còn thể hiện sự kém minh bạch, tính đại chúng, huy động vốn để phát triển của hộ kinh doanh, kèm theo đó là những vấn đề liên quan đến các biện pháp chế tài, thực thi, bảo vệ lợi ích
hợp pháp khi có sự cố… đều không thuận lợi so với pháp nhân là DN. Cùng với sự ra đời của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, đã có một số lượng lớn hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp, và do đó góp phần nâng số lao động trong khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Có thể thấy, ở góc độ kinh tế - xã hội, hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng qua hàng năm thông qua mức đóng góp vào ngân sách và tạo việc làm. Đặc biệt, khu vực kinh tế tư nhân (mà nòng cốt là doanh nghiệp tư nhân) đóng vai trò quan trọng vì đây là khu vực đóng góp nhiều nhất vào ngân sách và tạo ra nhiều việc làm nhất.