Những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 34 - 36)

Từ việc phân tích, đánh giá nh ững kết quả đạt đư ợc và những khoảng trống trong nghiên cứu của các công trình nêu trên, có thể thấy những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quản lý nhà nước đối với các NHTM là:

Cần khẳng định việc tăng cường năng lực và thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước sẽ có tác động trực tiếp nhất tới hiệu quả hoạt động của các NHTM trong đi ều kiện hiện nay. Tuy nhiên việc làm này phải được dựa trên nền tảng khoa học, bao gồm hệ thống lý thuyết về quản lý nhà nước đ ối với các NHTM và thực trạng tổ chức hoạt động của tổ chức này cùng với xu hướng vận động phát triển chung toàn hệ thống ngân hàng;

Đặt việc nghiên cứu quản lý đối với các NHTM trong điều kiện phát triển nền KTTT, xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng về mặt tài chính – ngân hàng trên thế giới hiện nay. Từ đó xác định những yêu cầu đặt ra trong quản lý nhà nước đối với các NHTM. Đây là cơ s ở quan trọng đ ể xác đ ịnh hướng đ ổi mới trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

Nghiên cứu một cách hệ thống về quản lý nhà nước đối với các NHTM trên các phương diện: thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, thanh tra, giám sát ngân hàng, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Đánh giá m ột cách khách quan, khoa học hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các NHTM trên cơ sở phân tích những ưu điểm, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại bất cập trong quản lý nhà nước;

Xây dựng hệ thống lý thuyết về quản lý nhà nước đ ối với các NHTM, xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các NHTM trong giai đoạn hiện nay.

Trong nhóm các giải pháp đưa ra, nghiên cứu sinh nhấn mạnh tới khía cạnh về tính độc lập của NHTW. Hiện nay, NHNN còn lệ thuộc nhiều vào Chính phủ và các cấp chính quyền đ ịa phương trong việc “thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu hoạt đ ộng” và chưa có sự độc lập về tổ chức, nhân sự, tài chính. Sự hạn chế này đã ảnh hướng rất lớn đ ến tính linh hoạt và chủ động của NHNN trong đi ều hành CSTT trước những biến động phức tạp của thị trường, từ đólàm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các NHTM. Trước thực tế đó, nghiên cứu sinh đãnghiên c ứu một cách hệ thống về lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước đối với các NHTM trên các phương diện hình thức, nội dung, phương pháp hoạt đ ộng của chủ thể quản lý trực tiếp là NHNN. Trong đó nghiên c ứu đề xuất xây dựng mô hình NHTW Việt Nam đ ộc lập trên cả phương diện thiết lập “chỉ tiêu, mục tiêu hoạt động và sử dụng các công cụ để đạt được mục tiêu” và độc lập về mặt tổ chức, nhân sự, tài chính với Chính phủ theo một lộ trình thích hợp.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w