- Ngânhàng Phương Nam sáp nhập với Ngânhàng Sacombank NHTMCP phát triển Mekong sáp nhập vào Maritime Bank
4.3.3. Kiến nghị về sự phối hợp giữa Ngânhàng Nhà nước với các bộ, ngành, địa phương
địa phương
Chính sách an toàn vĩ mô phải đượcđặt trong một mối quan hệ phối hợp với các chính sách kinh tế khác. Để hiện thực hóa mục tiêu ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ, cần có sự phối hợp giữa NHNN với các Bộ, ngành (Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán,...) trong việc giám sát an toàn vĩ mô và vi mô;
Các Bộ, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ với NHNN trong việc xử lý nợ xấu, nhất là nợ của DNNN và nợ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp theo Đề án được Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD và tái cơ cấu nền kinh tế.
Các bộ, ngành, đ ịa phương cần tiếp tục phối hợp có hiệu quả hơn nữa các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất, đẩy mạnh phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, khuyến khích tiêu dùng, đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất,… Các bộ, ngành, đ ịa phương còn phải tiếp tục phối hợp điều hành đ ồng bộ, hiệu quả các CSTK, CSTT và giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà
nước quy định để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cả trước mắt và trong trung hạn.
Bên cạnh đó, các b ộ, ngành cần phối hợp thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, triển khai các dự án nhằm đẩy nhanh hơn nữa tỷ lệ giải ngân; tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm trong công nghiệp và hạ tầng giao thông; UBND các tỉnh, thành phố cần bảo đảm thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư để các dự án đầu tư phát triển, đặc biệt là các dự án ODA, vay vốn tín dụng nước ngoài,…
Thực hiện tốt việc phối hợp này giúp cho NHNN có được thông tin chính xác, kịp thời và sự hỗ trợ của các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ. Sự phối hợp giữa NHNN với các Bộ, ngành giúp kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, thực hiện tốt các chính sách quản lý thị trường, điều chỉnh tăng giá các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu tại thời điểm thích hợp; phối hợp cung cấp số liệu, cũng như kết quả phân tích đánh giá, nhận định tình hình, đảm bảo sự thống nhất, công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Mục tiêu của ngành Ngân hàng là hướng tới xây dựng, phát triển hệ thống NHTM Việt Nam ổn định, bền vững, an toàn, hiệu quả, có thể đương đầu với những cú sốc về kinh tế, tài chính xảy ra trong nước và trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu trên, toàn ngành ngân hàng cần nỗ lực trong việc đổi mới môi trường pháp lý và cơ cấu lại hoạt động nghiệp vụ trên cơ sở cơ cấu lại mô hình tổ chức của toàn hệ thống. Trong đó, tập trung nghiên cứu thực hiện hệ thống giải pháp hoàn thiện hệ thống thể chế về tiền tệ - ngân hàng cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh mới; kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN theo hướng xây dựng mô hình NHTW để tăng cường tính độc lập gắn với trách nhiệm giải trình, minh bạch và hiệu quả; hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát ngân hàng theo hướng tăng thẩm quyền và tính độc lập của cơ quan thanh tra, giám sát trên cơ sở tổ chức thống nhất cơ quan TTGSNH từ trung ương tới địa phương dưới sự quản lý trực tiếp của Thống đốc NHNN; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng thông qua đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành; cơ cấu lại toàn diện, triệt để hệ thống NHTM để bảo đảm
năng lực cạnh tranh, hoạt động an toàn và lành mạnh, từng bước tiếp cận những tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động ngân hàng phù hợp với điều kiện Việt Nam, cùng các giải pháp mang tính hỗ trợ để tạo điều kiện cho quản lý nhà nước đối với các NHTM ngày càng hiệu quả. Giải pháp quan trọng nhất trong số các giải pháp đề xuất là hướng tới xây dựng NHNN Việt Nam trở thành NHTW độc lập với đầy đủ điều kiện về địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ theo lộ trình cấu trúc lại tổ chức NHNN từ Trung ương đến hệ thống chi nhánh theo hướng tập trung, tinh gọn, hiện đại. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, các cấp với NHNN trong quản lý nhà nước đối với các NHTM nhằm phát triển ổn định, bền vững về tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân.
KẾT LUẬN
NHTM là nơi huy động phần lớn nguồn tiền của xã hội để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Do vậy hoạt động của hệ thống nàykhông chỉ tác động trực tiếp đến sự phát triển chung của nền kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của nguồn tiền huy động từngười dân vàtổ chức. Xuất phát từ vai trò đ ặc biệt quan trọng của NHTM và trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý xã hội, nên tất yếucần có sự quản lý vĩ môđối với hệ thống NHTM nhằm đ ảm bảo ổn đ ịnh tình hình tài chính – tiền tệ của quốc gia trong mọi hoàn cảnh.
Nhiệm vụ cơ bản của quản lý nhà nước đối với hệ thống NHTM bao gồm việc tạo dựng môi trường pháp lý phù hợp, thuận lợi để hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các loại hình ngân hàng phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh; thực hiện kiểm tra, giám sát xử lý các hoạt đ ộng vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; đ ồng thời đ ịnh hướng phát triển và dự báo những biến đ ộng của nền kinh tế trong nước và quốc tế để các NHTM có những điều chỉnh cần thiết.
Luận án Tiến sĩ về đề tài: “Quản lý nhà nước đ ối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” đã luận giải có căn cứ khoa học về nội dung, hình thức và phương pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và phân tích, đánh giá thực trạng công tác này cùng với những kinh nghiệm quản lý đối với NHTM
một số quốc gia có hệ thống ngân hàng phát triển và có những nét tương đồng với Việt Nam. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và xu thế phát triển hệ thống ngân hàng trên thế giới, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản quản lý của Nhà nước đối với các NHTM trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở hệ thống giải pháp mang tính toàn diện, Luận án hướng vào việc nghiên cứu đề xuất kiện toàn tổ chức bộ máy NHNN trong ngắn hạn và lộ trình dài hạn hơn trong việc điều chỉnh mô hình NHNN hiện có thành NHTW có vị trí pháp lý độc lập, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền phù hợp với yêu cầu của hệ thống ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Trong quá trình xây dựng mô hình NHNN theo hướng độc lập, cần nghiên cứu mô hình lý thuyết và kinh nghiệm của các nước một cách thận trọng. Có thể khẳng định rằng, khi đã giao thực hiện chức năng của một NHTW, thì NHNN sẽ có sự chủ động và linh hoạt nhiều hơn trong quá trình quản lý, đi ều hành chính sách và kiểm soát hệ thống. Hội nhập đang là xu th ế chungđối với các nước trên thế giới, vì thế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hơn nữa, chúng ta cũng đang trong lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về tài chính – ngân hàng, do vậy thể chế, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực này trong thời gian tới không được quá khác biệt với thông lệ chung.
Từ những căn cứ thiết thực này, nghiên cứu sinh tin tưởng việc đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ, trong đó có xây dựng mô hình NHTW độc lập sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các NHTM và là động lực thúc đẩy hệ thống ngân hàng Việt Nam tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường hội nhập.