Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 118 - 120)

* Mục tiêu:

- Tăng cường xuất khẩu lao động theo hướng mở rộng, khai thác các thị trường mới nhiều tiềm năng như: Nhật Bản, Đức, các nước Trung Đông, MaCao, Lybia,…với mức thu nhập cao;

- Tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống phù hợp với đặc điểm lao động của huyện như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ của người lao động để XKLĐ sang thị trường Hàn Quốc. Đây là thị trường có thu nhập cao rất hấp dẫn với lao động của huyện.

- Bố trí cán bộ làm công tác chuyên trách về hoạt động XKLĐ trên địa bàn xã nhằm tư vấn, hỗ trợ cho người dân về các thủ tục, chính sách XKLĐ. * Nội dung:

Các chính giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu góp phần tạo việc làm cho NLĐ trên địa bàn huyện như sau:

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND các xã/thị trấn, các ban ngành và các doanh nghiệp XKLĐ

- Đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã/thị trấn với các doanh nghiệp XKLĐ nhằm đưa được nhiều người đi XKLĐ.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả của các ban, ngành trong công tác XKLĐ nhằm hạn chế tiêu cực và nâng cao hiệu quả thực sự của công tác XKLĐ trong huyện.

- Phòng LĐ-TB&XH huyện cần tổ chức các đợt tư vấn XKLĐ cho thôn, tổ dân phố, cần phổ biến tư vấn XKLĐ ở tất cả các thị trường.

- Các doanh nghiệp khi về địa phương XKLĐ cần cử cán bộ có trình độ hiểu biết về XKLĐ để đủ khả năng tư vấn cho NLĐ.

- Địa phương cũng cần cử cán bộ làm công tác XKLĐ nhiệt tình, có trình độ để hiểu và truyền đạt lại một cách chính xác các thông tin về XKLĐ cho NLĐ.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ

Thu hút sự quan tâm của người dân, những người có nhu cầu đi XKLĐ, nâng cao nhận thức của người lao động về XKLĐ, giúp người dân hiểu rõ các vấn đề như: Vai trò, ý nghĩa của XKLĐ, thị trường XKLĐ, quyền lợi và trách nhiệm của NLĐ, các chính sách nhà nước về XKLĐ, chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, lên án hành động bỏ trốn, làm cho người lao động hiểu rõ tác hại của hành động này đến bản thân và lợi ích quốc gia. Sử dụng nguồn thông tin có hiệu quả như: Các phương tiện truyền thông (vô tuyến, báo, đài, loa phát thanh ở các thôn) để thực hiện công tác tuyên truyền về lĩnh vực XKLĐ nhằm cung cấp các thông tin liên quan về công tác quản lý việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như: chính sách, nhu cầu tuyển dụng và chế độ được hưởng, cơ quan tuyển dụng, thủ tục, các lệ phí và mức phí, thông tin về thị trường, công tác đào tạo, hình thức xử phạt vi phạm hợp đồng…giúp cho người tham gia XKLĐ hiểu rõ chính sách và các thông tin liên quan, từ đó một mặt hạn chế tình môi giới tiêu cực, mặt khác hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong thời gian làm việc ở nước ngoài, từ đó hạn chế được tình trạng vi phạm hợp đồng.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác XKLĐ ở cấp huyện.

- Cán bộ quản lý lĩnh vực xuất khẩu lao động ở cấp huyện phải tìm hiểu, thực thi, áp dụng đúng, linh hoạt các quy định pháp luật, kiến thức về thị trường lao động, luật pháp trong nước và quốc tế.

- Đối với cán bộ làm công tác XKLĐ cấp huyện:

+ Cử cán bộ đảm nhiệm công tác XKLĐ đi tham dự đầy đủ các lớp tập huấn do Sở LĐ – TB&XH tỉnh hoặc cơ quan Trung ương tổ chức.

+ Tiến tới mỗi xã phải có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách làm công tác phối hợp với doanh nghiệp XKLĐ tư vấn, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước và NLĐ khi họ tham gia XKLĐ.

* Điều kiện thực hiện:

- Khi bố trí được các cán bộ làm chuyên trách hoạt động XKLĐ ở xã cần có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn để họ thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.

- Muốn đẩy mạnh hoạt động XKLĐ ở các thị trường có mức thu nhập cao như: Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc cần quan tâm đến chất lượng lao động đi XKLĐ, thu hút NLĐ có trình độ cao đi XKLĐ.

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w