Phương pháp xác định theo τ:

Một phần của tài liệu nghien-cuu-mot-so-giai-phap-giam-ton-that-dien-nang-cua-dien-luc-thanh-pho-vinh-long (Trang 39 - 41)

Đây là phương pháp đơn giản và sử dụng thuận tiện nhất. Trong các trạng thái, ta chọn trạng thái có ΔP lớn nhất và tính tổn thất ở trạng thái này, tổn thất tương đương gây ra bởi dòng điện cực đại chạy trong mạng với thời gian tổn thất cực đại theo công thức :

∆A = 3I2max.R.10-3τ = ΔPmax.τ (2.2)

τ – Thời gian tổn thất công suất cực đại, tức là nếu mạng điện liên tục tải Imax hay Pmax trong khoảng thời gian này thì sẽ gây ra tổn thất điện trong mạng vừa đúng bằng tổn thất trên thực tế.

Phương pháp này cũng gặp trở ngại là thời gian tổn thất cực đại thay đổi phụ thuộc vào tính chất phụ tải, hệ số công suất, thời gian sử dụng công suất cực đại v.v … Vì vậy việc tính toán tổn thất điện năng theo công thức (2.2) cũng mắc sai số lớn. Giá trị thời gian tổn thất cực đại được xác định theo đồ thị phụ tải như sau :

∫ T P2 (t ).dt TI2 .dt 1 ∑Ii2 .Δti τ = 0 = ∫ t = (h) (2.3) P2 I2 I2

max 0 max max

τ không phải bao giờ cũng có thể xác định được một cách dễ dàng, do đó trong thực tế khi không có đồ thị phụ tải người ta áp dụng một số công thức thực nghiệm để tính τ một cách gần đúng sau đây:

Công thức Kenzevits:

τ = (0,124 + Tmax.10-4)2.876 (h) Trong đó:

Tmax : Thời gian sử dụng công suất cực đại (h). Tmax = A P max Công thức Vanlander: T − T  P  2 τ=2T − T + T max2P 1 − min  (h) max   1 + T −P  max  max mi n P max (2.4) (2.5) (2.6)

T : Thời gian khảo sát.

Khi sử dụng phương pháp này ta coi đồ thị phụ tải của công suất tác dụng và công suất phản kháng đồng thời cực đại, giả thiết này dẫn đến sai số lớn trong tính toán. Ngoài ra, phương pháp này không được sử dụng để tính toán khi điện trở của đường dây thay đổi ví dụ như dây thép.

a. Ưu điểm:

- Tính toán đơn giản.

- Nếu một đường dây cấp điện cho các trạm tiêu thụ có tính chất giống nhau thì khối lượng đo đếm không lớn.

- Cho biết tình trạng làm việc của toàn lưới, xác định được phần tử nào làm việc không kinh tế.

b. Nhược điểm:

- Việc xác định chính xác giá trị τ rất khó nếu không có đồ thị phụ tải.

- Khi không có đồ thị phụ tải ta phải xác định τ theo Tmax thông qua các công thức thực nghiệm dẫn đến kết quả tính toán có sai số lớn.

- Trên lưới điện có nhiều phụ tải để xác định được giá trị của τ ứng với nhiều phụ tải sẽ tốn rất nhiều công sức và thời gian.

Một phần của tài liệu nghien-cuu-mot-so-giai-phap-giam-ton-that-dien-nang-cua-dien-luc-thanh-pho-vinh-long (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w