Giải pháp bù năm 2015 và giai đoạn 2016-2020:

Một phần của tài liệu nghien-cuu-mot-so-giai-phap-giam-ton-that-dien-nang-cua-dien-luc-thanh-pho-vinh-long (Trang 76 - 80)

a. Bù trên lưới trung áp:

Căn cứ theo thông số đọc thực tế bằng phần mềm Appmeter – Shortent trong ngày thì lượng công suất phản kháng cao nhất (Qmax) trên lưới trung áp của 2 TBA 110kV Vĩnh Long gồm máy T1 và T2 như sau:

Hình 4.3: Màn hình giao diện đọc thông số vận hành MBA110kV T2- Vĩnh Long

Như vậy, trong ngày tại thời điểm công suất tác dụng cực tại (Pmax), thì công suất phản kháng trên lưới trung áp của Điện lực TP Vĩnh Long là: 1,4 + 3,22 = 4,62 MVAr, đây là lượng công suất phản kháng cần phải bù trên lưới trung áp bằng tụ bù ứng động.

Trong năm 2015, Điện lực TP Vĩnh Long đã được Công ty Điện lực Vĩnh Long thống nhất đưa vào kế hoạch lắp 6 bộ tụ bù ứng động trung áp trên các phát tuyến có dung lượng 3x200 kVAr/bộ, với tổng dung lượng bù là 3,6 MVAr đạt 77,92% dung lượng cần bù. Trong 6 tháng đầu năm Công ty đã cấp và Điện lực lắp đặt được 2 bộ tụ bù ứng động với dung lượng 1,2 MVAr trên tuyến 476 -VLg và 479 – VLg.

Hiện tại, các tuyến trung áp đều có tiết diện dây dẫn là AC240 hoặc AC185, nên giai đoạn 2016–2020 Điện lực không có kế hoạch nâng cấp tiết diện dây dẫn.

Do đó dung lượng bù hàng năm sẽ tăng theo tỉ lệ phát triển phụ tải. Từ đó, có thể đề xuất dung lượng lắp đặt tụ bù hàng năm theo bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2 : Dung lượng bù trung áp năm 2015 và giai đoạn 2016-2020

2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tỉ lệ tăng tải (%) 7,5 9,0 9,0 11,0 11,0 11,0 Dung lượng bù (MVAr) 4,62 5,54 5,54 6,78 6,78 6,78

b. Bù trên lưới hạ áp:

Hiện nay, tại Điện lực TP Vĩnh Long đang lắp tụ bù trên lưới hạ áp để nâng hệ số công suất cosφ từ nhỏ hơn 0,95 lên trên 0,96. Loại đang sử dụng là tụ bù ứng động hạ áp 3 pha lắp tại TBA có dung lượng 40kVAr , 60kVAr, 80kVAr… và tụ bù cố định lắp trên đường dây hạ áp có lượng phù hợp, loại 1 pha có 2,5kVAr, 5kVAr; loại 3 pha có 5kVAr, 10kVAr.

Ví dụ: Tính dung lượng bù lắp đặt cho đường dây hạ áp thuộc một số TBA (Phụ lục 2). Tính dung lượng bù lắp đặt cho đường dây trung áp TBA 3 pha Sân Vận Động 2 - Công suất S = 3x50kVA.

- Phụ tải giờ cao điểm: I = 190 – 234 - 215 (A) Itb= 213A

- Phụ tải giờ thấp điểm (1/3 Imax): I = 63,33 – 78 - 71,67 (A)Itbmin= 71A - Cosφ = 0,88 - 0,91 - 0,92  Cosφtb= 0,9.

- Yêu cầu cải thiện hệ số công suất Cosφyc = 0,99.

Tính:

- Công suất phản kháng trước khi bù:

Q1 = Pmin × tan ϕtb = 3×U × Imin ×Cosϕtb × tantb

Q1 = 3× 0,226 × 71× 0,9 × tan ϕtb = 20,65(kVAr)

- Công suất phản kháng theo Cosφyc = 0,99 :

Q2 = Pmin × tan ϕyc = 3 ×U × Imin × Cosϕyc × tan ϕyc

Q2 = 3 × 0,226 × 71× 0,99 × tan ϕyc = 6,79(kVAr)

- Công suất phản kháng cần bù:

Qbu = Q2 −Q1 = 20,65 − 6,79 = 13,86(kVAr)  Chọn dung lượng bù cố định loại 3 pha 10kVAr.

Q'= P × tan ϕ' tb⇒ tan ϕtb = Q'1 = 20,65 −10 = 0,2458 1 min P min 3x0,226x71x0,9

Suy ra: cosϕ'tb = 0,97

Như vậy: Sau khi lắp bộ tụ bù cố định 3 pha 10kVAr thì hệ số công suất sẽ nâng từ 0,9 lên 0,97.

Trong năm 2015 Điện lực TP Vĩnh Long đã lắp đặt trên đường dây hạ áp của 70TBA gồm 130 tụ bù cố định 1 pha và 3 pha, với tổng dung lượng là 505 kVAr (Phụ lục 3).

Giai đoạn 2016–2017 sẽ tiếp tục lắp tụ bù 1 pha và 3 pha trên đường dây hạ áp của 210 TBA, với 358 tụ và tổng dung lượng là 1.520 kVAr (Phụ lục 4, Phụ lục 5 ).

Đối với khách hàng sử dụng điện có công suất lớn sẽ tuyên truyền và vận động khách hàng thực hiện theo Thông tư số 15/2014/TT-BCT ngày 28/5/2014 Quy định về mua, bán công suất phản kháng, tức là khách hàng sử dụng điện có công suất ≥ 40kW, nếu hệ số công suất của phụ tải < 0,9 thì khách hàng phải mua công suất phản kháng. Do đó cần phải thuyết phục khách lắp tụ bù hạ áp để nâng hệ số công suất lớn hơn 0,9.

Các năm tiếp theo sẽ căn cứ theo hệ số công suất của từng TBA để tính toán lắp đặt dung lượng bù phù hợp.

Một phần của tài liệu nghien-cuu-mot-so-giai-phap-giam-ton-that-dien-nang-cua-dien-luc-thanh-pho-vinh-long (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w