Bệnh Tay – Chân – Miêng do Coxsackievirus A16 thường là một bệnh nhẹ

Một phần của tài liệu DD điều dưỡng nhi 2 p1 (Trang 44 - 46)

gặp. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể biểu hiện viêm màng não virus (hay viêm màng não vô khuẩn) với các biểu hiện như sốt, nhức đầu, cứng cổ, đau lưng và cần phải nhập việc theo dõi.

- Bệnh Tay – Chân – Miệng gây nên do Enterovirus 71 cũng có thể gây nên viêm màng não virus và hiếm hơn là các bệnh trầm trọng như viêm não hay liệt mềm dạng polio (poliomyelitis-like paralysis). Viêm não do enterovirus 71 có thể gây tử vong.

- Trong các vụ dịch xảy ra ở Maylaysia năm 1997, ở Đài Loan năm 1998 và đang xảy ra ở Trung Quốc năm 2008, một số trường hợp viêm não do loại virus này đã tử vong. Các biến chứng khác có thể xảy ra là viêm cơ tim cấp, viêm phổi.

6. Điều trị - Chăm sóc :

- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Tay – Chân – Miệng - Phương pháp điều trị hiện nay chỉ là điều trị triệu chứng để giảm sốt, giảm đau do nhức do các vết loét gây ra, kết hợp với tăng sức đề kháng.

- Hạ nhiệt, giảm đau chỉ nên dùng các thuốc loại Paracetamol hay Acetaminophen, không được dùng Aspirine hay các thuốc có chứa Aspirine vì trẻ có nguy cơ bị hội chứng Reye gây tổn thương gan – não nghiêm trọng, có thể tử vong.

+ Chăm sóc :

- Để giảm cơ nguy cơ nhiễm trùng da niêm cần phải vệ sinh răng miệng và thân thể: cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm (1/2 muỗng canh muối hòa trong 200 ml nước ấm) nếu trẻ súc được, 2-3 lần / ngày.

- Chăm sóc da : Tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bọng nước hay trầy xước da, thay quần áo sạch hàng ngày và giữ ấm. Không nên chọc vỡ bọng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da

- Cắt ngắn móng tay, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn hằng ngày trước khi ăn và sau khi tay bẩn, kể các đồ chơi của trẻ.

- Đeo bao tay cho trẻ nhũ nhi đề giảm tổn thương da do gãi ngứa.

- Lưu ý, trẻ bị bệnh Tay – Chân – Miệng không cần kiêng cử gió và ánh sáng.

Một phần của tài liệu DD điều dưỡng nhi 2 p1 (Trang 44 - 46)