Chẩn đoá n:

Một phần của tài liệu DD điều dưỡng nhi 2 p1 (Trang 43 - 44)

- Cho trẻ uống nhiều nước, uống từng ngụm nhỏ theo nhu cầu của trẻ

4. Chẩn đoá n:

- Chẩn đoán bệnh dựa trên biểu hiện lâm sàng với vị trí đặc trưng của ban đỏ và bọng nước (tay, chân , miệng và có thể có ở mông). Phân lập virus từ các bệnh phẩm phết họng hay dịch của các bọng nước thường sau 2 đến 4 tuần mới có kết quả nên nó không hữu ích cho chẩn đoán trên từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ có ý nghĩa chẩn đoán hồi cứu và chú ý nghĩa dịch tễ học. Các thầy thuốc lâm sàng thường không yêu cầu xét nghiệm này và không phải tất cả các phòng xét nghiệm vi sinh vật đều có thể thực hiện kỹ thuật nuôi cấy virus gây bệnh được.

Thường thì bác sĩ có thể phân biệt được Tay-Chân-Miệng và tác nhân khác gây đau lở miệng là nhờ dựa vào tuổi của bệnh nhân, lời khai của bố mẹ bệnh nhi và các triệu chứng điển hình cùng sự hiện diện của những nốt ban, vị trí các bóng nước và đau khi thăm khám.

Chẩn đoán phân biệt với bệnh Tay – Chân – Miệng :

Do bệnh thường xuyên xảy ra vào mùa hè thu, cùng thời gian với những bệnh lý khác ở da và tổn thương da là bọng nước nên cần phân biệt với bệnh viên da bọng nước do nhiễm khuẩn như tụ cầu và liên cầu, bệnh do nhiễm siêu vi Herpes simplex hoặc bệnh thủy đậu Zona.

Viêm da bọng nước do nhiễm khuẩn thường xuất hiện ở những vị trí sau khi da có vết trầy sướt, ghẻ, chàm… bị bội nhiễm vi trùng tạo ra bọng nước. Sang thương da có thể đau, ngứa, có mủ. Bóng nước do nhiễm Herpes simplex thường nổi thành từng chùm ở quanh miệng kèm cảm giác ngứa, rát. Các bệnh này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Trong bệnh Tay-Chân-Miệng, sự hiện diện bọng nước ở cả 3 vị trí tay, chân, miệng giúp ta loại trừ những bệnh lý khác.

Một phần của tài liệu DD điều dưỡng nhi 2 p1 (Trang 43 - 44)