Triệu chứng nguy kịch của trẻ dưới 2 tháng tuổi:

Một phần của tài liệu DD điều dưỡng nhi 2 p1 (Trang 33 - 37)

+ Bú kém hoặc bỏ bú. +Co giật. + Ngủ li bì, khó đánh thức. + Thở rít khi nằm yên. + Thở khò khè. + Sốt hoặc hạ nhiệt độ.

- Triệu chứng nguy kịch của trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi: + Trẻ không uống được hoặc bỏ bú.

+ Co giật.

+ Thở rít khi nằm yên. + Suy dinh dưỡng nặng.

5. QUY TRÌNH CHĂM SÓC 5.1. Nhận định 5.1. Nhận định

Điều quan trọng là phải giữ trẻ thật yên tĩnh, vì khi trẻ khóc hoặc giãy dụa có thể xuất hiện những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh, cần yêu cầu bà mẹ:

- Không đánh thức trẻ dậy khi trẻ đang ngủ. - Không cởi quần áo hoặc làm trẻ sợ hãi.

- Hỏi: trẻ bao nhiêu tuổi? Trẻ có ho không ? Ho từ bao lâu rồi? Đối với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: hỏi trẻ có có uống nước được không? Đối với trẻ <2 tháng tuổi: hỏi trẻ có bú kém không? Trẻ có sốt không? Sốt từ bao giờ? Trẻ có co giật không?

- Nhìn xem trẻ ngủ không bình thường không? Có li bì khó đánh thức không?

- Sờ xem trẻ có sốt nóng hay thân nhiệt thấp không? (đo nhiệt độ) - Trẻ có suy dinh dưỡng nặng không?

5.2. Một số chẩn đoán điều dưỡng thường gặp

- Suy hô hấp do nhiễm khuẩn. - Tăng thân nhiệt do nhiễm khuẩn.

- Trẻ đau đớn do nhiễm khuẩn và các thủ thuật chăm sóc và điều trị. - Nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát và lây lan bệnh.

- Trẻ lo lắng và sợ hãi do bệnh, các thủ thuật điều trị và chăm sóc, môi trường bệnh viện.

- Nguy cơ suy dinh dưỡng do bệnh, do mệt mỏi hay chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

5.3. Lập kế hoạch chăm sóc

Dựa vào phân loại bệnh nặng, nhẹ để lập kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng bệnh nhân.

- Làm thông thoáng đường thở. - Hạ nhiệt độ cho trẻ.

- Giảm sự đau đớn cho bệnh nhi.

- Phòng ngừa nhiễm khuẩn thứ phát và lây lan bệnh. - Giảm lo lắng cho bệnh nhi.

- Cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho trẻ. - Giáo dục sức khỏe cho gia đình trẻ.

5.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc 5.4.1. Làm thông thoáng đường thở 5.4.1. Làm thông thoáng đường thở

Trong trường hợp trẻ bị khó thở

- Đặt bệnh nhân ở tư thế thông khí tốt nhất (vai cao, cổ ngửa và lồng ngực giãn nở tối đa) hoặc ở tư thế dễ chịu (cho nằm đầu cao ở tư thế 30˚ viêm nắp thanh quản).

- Kiểm tra tư thế bệnh nhân thường xuyên để bảo đảm không bị chèn ép cơ hoành.

- Sử dụng máy monitor để đo độ bão hòa oxy. Cung cấp oxy theo y lệnh.

- Hút dịch mũi họng khi cần, mỗi lần hút 5 phút (bảo đảm cho đến khi dịch lỏng) rồi cho thở oxy lại.

- Tránh khám họng khi nghi ngờ viêm nắp thanh quản vì có thể gây tắc đường thở.

- Giúp trẻ khạc đàm. Thực hiện lý liệu pháp hô hấp để giúp trẻ ho có hiệu quả, cung cấp giấy thấm cho trẻ.

- Cho trẻ uống nhiều nước nóng ấm để làm loãng dịch, vỗ rung phổi để kích thích phổi tránh ứ đọng.

- Không cho trẻ ăn theo đường miệng nếu trẻ bị khó thở nặng. - Không cho trẻ mặc quần áo và quấn khăn quá chặt.

Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, chảy mũi hoặc có tiếng rít thì hít vào nhẹ, không gây khó thở

- Làm ấm và ẩm đường thở: quạt nhẹ, hít qua bầu nước ấm. Nếu có điều kiện cho trẻ vào phòng tắm phun nước nóng 10-15 phút (trẻ nhỏ cho ngồi trong lòng mẹ, trẻ lớn thì ngồi trong buồn tắm có sự giám sát của người lớn).

- Trẻ nhỏ được hút mũi bằng ống hút cao su hoặc bằng giấy thấm quấn loa kèn, sau đó nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý trước khi bú. Trẻ lớn có thể cho thuốc chống sung huyết và co mạch 15 -20 phút trước khi ăn hoặc ngủ.

5.4.2. Hạ nhiệt độ cho trẻ

- Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nằm nơi thoáng mát. - Theo dõi nhiệt độ của trẻ hằng ngày và theo y lệnh.

- Lau mát cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước để giảm sốt và giảm mất nước.

- Thực hiện y lệnh thuốc hạ nhiệt khi cần thiết.

5.4.3. Giảm sự đau đớn cho bệnh nhi

- Sử dụng biện pháp tại chỗ (súc họng, ngậm thuốc, chườm nóng hoặc lạnh) để giảm đau họng.

- Cho thuốc giảm đau thích hợp theo y lệnh.

- Đánh giá sự đáp ứng của trẻ (sử dụng thang đánh giá đau) để kịp thời điều chỉnh các biện pháp giảm đau phù hợp.

- Duy trì môi trường vô khuẩn, sử dụng những biện pháp thích hợp để kiểm soát nhiễm khuẩn: khử khuẩn các dụng cụ (ống hút, catheter), rửa tay sạch, đeo khẩu trang, không dùng chung các dụng cụ và đồ dùng cá nhân…

- Cách ly trẻ khi có chỉ định để phòng nhiễm trùng bệnh viện. - Cho kháng sinh theo y lệnh.

- Hạn chế số lượng người đến thăm, để các chất thải và rác thải đúng nơi quy định.

5.4.5. Giảm lo lắng cho bệnh nhi

- Thiết lập mối quan hệ và gây niềm tin với bệnh nhi, giúp trẻ làm quen với môi trường bệnh viện, làm cho bệnh nhi cảm thấy dễ chịu và tin tưởng.

- Giải thích và trấn an bệnh nhi khi làm các thủ thuật, tránh các thủ thuật gây đau không cần thiết.

- Bảo đảm cho bệnh nhi thời gian nghỉ ngơi và vui chơi hợp lý. Tổ chức các hoạt động giải trí phù hợp với điều kiện bệnh tật và độ tuổi của bệnh nhi.

5.4.6. Cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho trẻ

Một phần của tài liệu DD điều dưỡng nhi 2 p1 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)