7. Kết cấu của luận văn
1.3. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do
loại của trách nhiệm dân sự phát sinh khi một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng gây ra thiệt hại về tinh thần thì phải BTTH theo quy định của pháp luật.
Ngày nay nhu cầu về thẩm mỹ kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, nhu cầu về sử dụng, hưởng thụ các dịch vụ du lịch và vận chuyển ngày càng tăng. Song hành đó các phòng khám, các viện thẩm mỹ, các công ty du lịch, lữ hành cũng được xây dựng và phát triển. Trong quá trình kinh doanh, đôi khi không tránh khỏi những rủi ro. Và chế định mới có liên quan đến trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng sẽ là những nền tảng để giải quyết tranh chấp trong thực tiễn.
Như vậy, trên thế giới vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau đối với thiệt hại về tinh thần trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng cũng như đối với trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, quan điểm của một số nước thuộc hệ thống Thông luật (kể cả Anh cũng đã đưa ra một số ngoại lệ) và đa số các nước thuộc hệ thống Dân luật, trong đó có Việt Nam đã chấp nhận trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng.
1.3. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng phạm hợp đồng
Trong bối cảnh phát triển và hội nhập ngày nay, chúng ta có đa dạng nhu cầu và điều kiện cho cuộc sống để chăm sóc sức khỏe, tinh thần,… Tuy nhiên, rủi ro là không thể tránh khỏi, như trường hợp của bà Lisa trong Bản án số 834/2012/DA-ST
46
ngày 18/6/2012 của TAND TP. Hồ Chí Minh. Trong vụ kiện, bà Lisa có đơn yêu cầu Tòa án buộc ông Hiệp thanh toán cho bà số tiền 30.000.000 đồng đối với chi phí bù đắp về tổn hại tinh thần và đã được Tòa án chấp nhận. Vậy, dựa trên căn cứ nào để Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn? Ngoài yêu cầu về sự tồn tại của một hợp đồng trên thực tế47.
Khi nghiên cứu pháp luật về BTTH do vi phạm hợp đồng, các quốc gia đã thừa nhận căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng cũng có những nội dung được thừa nhận như: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại xảy ra; có mối nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra; có lỗi của bên vi phạm hợp đồng48. Tuy nhiên, theo quan điểm của pháp luật Anh, trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng không dựa trên yếu tố lỗi49.
Ở Việt Nam, trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, yếu tố lỗi được xem là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng. Cụ thể, “Người không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” (khoản 1 Điều 308 BLDS năm 2005). Trong khi đó, Luật Thương mại năm 2005 tại Điều 303 không yêu cầu yếu tố lỗi là căn cứ để xác định BTTH do vi phạm hợp đồng mà chỉ bao gồm các căn cứ như sau: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (lần lượt là các khoản 1, 2, 3 Điều 303 Luật Thương mại).
Nhằm bảo đảm sự thống nhất của pháp luật, và nhất là giữa Luật Thương mại và Luật Dân sự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và hơn nữa là nhằm tạo điều kiện để bảo vệ tốt hơn bên bị vi phạm hợp đồng, các nhà làm luật đã đánh giá và nhận thấy những điểm tích cực của Luật Thương mại năm 2005 trong việc quy định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH và đã ghi nhận vào BLDS năm 2015 tại Điều 360: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác.” Ngoài ra, trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng là một
khía cạnh của trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu, người viết nhận định có ba căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH về
47 Đỗ Văn Đại (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 129.
48 Bùi Thị Thanh Hằng, tlđd (9), tr. 64.
49
tinh thần do vi phạm hợp đồng như sau: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra.
1.3.1. Có hành vi vi phạm hợp đồng
Theo quy định tại Điều 360 BLDS năm 2015 và khoản 1 Điều 303 Luật Thương mại năm 2005, hành vi vi phạm hợp đồng một trong những căn cứ phát sinh theo luật định – một căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng nói chung và trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng nói riêng.
Căn cứ này được pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận do chịu ảnh hưởng của Luật La Mã và nguyên tắc Pacta sunt servanda50
– Tận tâm thực hiện các cam kết. Về nguyên tắc, một khi hợp đồng được giao kết đó chính là “luật lệ của hai bên kết-ước”51. Do đó các bên có nghĩa vụ phải tôn trọng cam kết – promise
của mình. Khi một bên (promisor) phá vỡ lời hứa (promise) thì người được hứa có thể khởi kiện bên đó vì họ đã phá hủy mối quan hệ đã và đang phát triển của hai bên52.
Một mặt, không có một quy tắc cụ thể nào để đánh giá thế nào là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng53
. Thiệt hại về tinh thần và trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng và do thực hiện không đúng hợp đồng. BLDS năm 2015 không đưa ra định nghĩa về “vi phạm hợp đồng” và “không thực
hiện hợp đồng”.
Thứ nhất, về mặt thuật ngữ, pháp luật nước ngoài có sự phân định về trường
hợp của vi phạm hợp đồng “breach of contract” hay “non-execution of contract” và không thực hiện đúng hợp đồng “non-performance”54. Trên thực tế “breach of
contract” và “non-performance” cũng có nghĩa tương tự như nhau. Nếu xét khía
cạnh theo luật hợp đồng của Pháp thì “breach of contract” chính là “inexécution du
50
Pillay, Mayuri Miranda (2015), “The impact of pacta sunt servanda in the law of contract”, tr. 6, https://repository.up.ac.za/bitstream/handle/2263/53181/Pillay_Impact_2015.pdf?sequence=1&isAllowed=y, truy cập ngày 22/5/2021.
51 Trần Thúc Linh, Nguyễn Văn Thọ (1963) Những án lệ quan trọng, Nxb. Viện Đại học Huế, tr. 64, https://vietbooks.info/threads/nhung-an-le-quan-trong-trong-dan-luat-nxb-dai-hoc-hue-1963-tran-thuc-linh- 439-trang.70281/, truy cập ngày 05/8/2021.
52 Tareq Al-Tawil (2014), “Damages for Breach of Contract: Compensation, Cost of Cure and Vindication”,
Adelaide Law Review, Vol. 34, tr. 365.
53
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tlđd (40), tr. 407 - 408.
54 “Breach of contract and Non-Performance”, https://www.lawyers.com/legal-info/business-law/small- business-law/breach-of-contract-and-non-
performance.html#:~:text=Nonperformance,your%20obligations%20under%20a%20contract., truy cập ngày 21/4/2021.
contrat” được hiểu là phá vỡ hợp đồng hay vi phạm hợp đồng. Việc vi phạm này sẽ dẫn đến khả năng bên vi phạm phải BTTH “remedy of damage”55. Ở Pháp, hành vi vi phạm hợp đồng không chỉ là việc không thực hiện hợp đồng mà còn là trường hợp thực hiện không đúng, không hoàn thành hoặc thực hiện mà bị lỗi56. Như vậy, pháp luật dân sự Pháp và Việt Nam có sự tương đồng về hành vi vi phạm hợp đồng.
Thứ hai, về mặt pháp lý, một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ được quy
định tại khoản 5 Điều 275 BLDS năm 2015 là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Căn cứ theo khoản 1 Điều 351 BLDS năm 2015 “vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.” Ngoài ra, khoản 1
Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 quy định trách nhiệm BTTH phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Theo đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 351 BLDS năm 2015, hành vi vi phạm hợp đồng được hiểu là trường hợp “bên có nghĩa vụ mà
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” hợp đồng57.
Mặt khác, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều cách lý giải giữa “vi phạm hợp đồng”
và “không thực hiện đúng hợp đồng”. Xét về mặt ngôn từ, “vi phạm hợp đồng” –
“breach of contract” theo từ điển Black Law Dictionary (tái bản lần thứ 2 năm
2001)58 là hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng bằng cách không thực hiện hợp đồng hoặc can thiệp vào việc thực hiện của bên khác. Theo tác giả Đỗ Văn Đại, thuật ngữ
“vi phạm hợp đồng” được sử dụng trong Luật Thương mại năm 2005, và trong
BLDS năm 2005 có nội hàm hẹp hơn so với thuật ngữ “không thực hiện đúng hợp đồng”. Tuy nhiên việc sử dụng thuật ngữ “không thực hiện đúng hợp đồng” không loại trừ việc sử dụng thuật ngữ “vi phạm hợp đồng”59
.
Vì vậy, để tăng tính thống nhất cho đề tài nghiên cứu, người viết sử dụng “vi phạm hợp đồng” để nói đến các hành vi vi phạm nguyên tắc xử sự trong lĩnh vực hợp đồng do các bên tự nguyện tạo ra bao gồm việc không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình60 (khoản 5 Điều 3 BLDS năm 2015).
Theo quy định của pháp luật hợp đồng, hành vi vi phạm hợp đồng có thể được biểu hiện bởi nhiều hình thức như sai sót khi chuyển giao đối tượng là quyền sở hữu
55 Ingeborge Schwenze, Pascal Hachem, Christopher Kee (2012), Global sales and Contract Law, Oxford, tr. 542.
56
Henri Roland, Laurent Boyer, tlđd (37), tr. 608.
57 Đỗ Văn Đại, tlđd (15),tr. 488.
58 Bryan A. Garner (2001), Black’s Law Dictionary, West Group, tr. 77.
59 Đỗ Văn Đại, tlđd (47), tr. 129.
60
tài sản61. Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản, hành vi vi phạm hợp đồng có thể bao gồm hành vi không giao đúng vật đặc định hoặc giao vật đặc định nhưng không đúng với thỏa thuận (khoản 2 Điều 279 BLDS năm 2015), giao vật cùng loại không đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận hoặc không giao vật cùng loại với chất lượng trung bình (khoản 2 Điều 279 BLDS năm 2015); không giao vật đồng bộ trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là vật đồng bộ (khoản 2 Điều 279 BLDS năm 2015)62. Nếu đối tượng của hợp đồng là một công việc (ở dạng hành động hoặc không hành động), hành vi vi phạm hợp đồng có thể là hành vi thực hiện công việc không đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác (khoản 1 Điều 517 BLDS).
Ví dụ thứ nhất, về hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng: Trong một vụ việc thực tiễn được thể hiện trong Quyết định giám đốc thẩm số 07/2013/KDTM/GĐT của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ngày 15/3/2013 về “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”, được chọn là Án lệ số 09/2016/AL (Phụ lục 03)63, hợp đồng mua bán hàng hóa đã bị vi phạm do bị đơn “thực hiện không đúng cam kết như trong hợp đồng” (giao không đủ hàng và không giao hàng cho nguyên đơn). Cụ thể nội dung vụ việc như sau: Công ty cổ phần thép Việt Ý (gọi tắt là Công ty Việt Ý) – Nguyên đơn và Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên (gọi tắt là Công ty Hưng Yên) – Bị đơn đã ký với nhau bốn hợp đồng với nội dung được tóm tắt như sau:
- Hợp đồng kinh tế số 03/2006-HĐKT ngày 03/10/2006: Công ty Việt Ý mua hàng hóa là phôi thép đúc liên tục CTS-5SP/PS hàng rời, theo tiêu chuẩn GOST 380-94 của Công ty Hưng Yên với số lượng 3.000 tấn +/- 5% với đơn giá 6.750.000 đồng/tấn.
- Hợp đồng số 05/2006-HĐKT ngày 20/12/2006: Công ty Việt Ý mua 5.000 tấn phôi thép đúc liên tục CTS-5SP/PS hàng rời, theo tiêu chuẩn GOST 380-94 của Công ty Hưng Yên với đơn giá 7.290.000 đồng/tấn.
- Hợp đồng số 06/2006 ngày 20/12/2006: Công ty Việt Ý mua 3.000 tấn phôi thép của Công ty kim khí Hưng Yên với đơn giá 7.200.000 đồng/tấn.
61
Bùi Thị Thanh Hằng, tlđd (9), tr. 68.
62 Bùi Thị Thanh Hằng, tlđd (9), tr. 68.
63 Phụ lục 03: Quyết định giám đốc thẩm số 07/2013/KDTM/GĐT của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ngày 15/3/2013 về “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”, được chọn là Án lệ số 09/2016/AL, https://deproslaw.vn/an-le-so-09-2016-al, truy cập ngày 18/7/2021.
- Hợp đồng số 01/2007 ngày 01/02/2007: Công ty Việt Ý mua 5.000 tấn phôi thép của Công ty kim khí Hưng Yên với đơn giá 7.800.000 đồng/tấn.
Tuy nhiên, Công ty Hưng Yên đã vi phạm nghĩa vụ mà nguyên đơn và bị đơn đã thỏa thuận trong cả bốn hợp đồng. Do đó, phía nguyên đơn là Công ty Việt Ý đã khởi kiện Công ty Hưng Yên để yêu cầu BTTH và tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền lãi quá hạn.
Căn cứ vào Quyết định giám đốc Thẩm số 07/2013/KDTM/GĐT của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ngày 15/3/2013, Công ty Hưng Yên “thực hiện không đúng cam kết như trong hợp đồng”, cụ thể:
- Công ty Hưng Yên giao không đủ hàng cho Công ty Việt Ý theo các Hợp đồng: Hợp đồng kinh tế số 03/2006-HĐKT ngày 03/10/2006 (giao 2.992,820 tấn phôi thép, còn thiếu 7,180 tấn); Hợp đồng số 06/2006-HĐKT ngày 20/12/2006 (giao 2.989,890 tấn phôi thép, còn thiếu 7,640 tấn); Hợp đồng số 01/2007 ngày 01/02/2007 (giao 3.906,390 tấn phôi thép, còn thiếu 928,25538 tấn);
- Công ty Hưng Yên không giao hàng cho Công ty Việt Ý theo Hợp đồng 05/2006-HĐKT ngày 20/12/2006.
Ví dụ thứ hai, về hành vi giao vật không đúng với chất lượng đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Cụ thể, tại Bản án số 142/2014/KDTM-ST của TAND quận TB ngày 30/7/2014 (Phụ lục 04)64 về “Tranh chấp hợp đồng mua bán” giữa nguyên đơn là Công ty CP sợi Tú Anh (gọi tắt là Công ty Tú Anh), bị đơn là Công ty TNHH cơ khí thiết bị công nghiệp Tiến Phát (gọi tắt là Công ty Tiến Phát) Ngày 30/7/2010 Công ty Tú Anh và Công ty Tiến Phát có ký Hợp đồng số 20/HĐKT/2010 trị giá 470.000.000 đồng để Công ty Tiến Phát cung cấp và lắp 01 (một) bộ thang máy nhãn hiệu TASPCO ELAVART tải hàng có người đi kèm với tải trọng 3 tấn; tốc độ 33 m/phút; số điểm dừng: 4S/0; vật liệu: Inox sọc nhuyễn, máy kéo: MISUBISHI – Nhật Bản, lắp ráp tại Đài Loan (mới 100%); điện nguồn: 03 phase – Hz (có đính kèm Bảng đặc tính kỹ thuật và bản vẽ kỹ thuật). Để thực hiện hợp đồng, Công ty Tú Anh đã giao cho Công ty Tiến Phát 376.000.000 đồng. Nhưng trong quá trình lắp đặt và vận hành thử, thang máy thường xuyên gặp sự cố như dừng đột ngột, đứt dây cu-roa, cháy biến áp,… nên Công ty Tiến Phát không thể bàn giao thang máy cho Công ty Tú Anh. Sau đó, Công ty Tú Anh yêu cầu Công ty Tiến Phát cung cấp hồ sơ kỹ thuật để Công ty Tú Anh liên hệ cơ quan chức
64
năng để tiến hành kiểm định chất lượng của thang máy. Phía Công ty Tiến Phát chỉ cho nhân viên kỹ thuật đến sửa chữa nhiều lần nhưng thang máy vẫn không hoạt động được. Do đó, tháng 7/2012, Công ty Tú Anh đã yêu cầu Trung Tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thực hiện việc kiểm định an toàn đối với thang máy có người bên phía Công ty Tiến Phát chứng kiến. Kết quả kiểm định ngày 15/8/2012 là thang máy không đảm bảo an toàn để sử dụng. Tại bản án số