7. Kết cấu của luận văn
2.2. Các trƣờng hợp thiệt hại về tinh thần dovi phạm hợp đồng đƣợc bồ
thƣờng
Căn cứ vào khoản 1 Điều 419 BLDS năm 2015, “thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này”. Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 419 BLDS năm 2015 cũng khẳng định thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng là thiệt hại có thể được bồi thường. Tuy nhiên, quy định này mang tính khái quát và khi áp dụng để giải quyết tranh chấp liên quan đến BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng sẽ rất khó để chứng minh.
Theo đó, người viết đề xuất bốn trường hợp thực tiễn liên quan đến BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng như sau: (i) sự bất tiện về mặt vật lý gây ra thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng103 được tác giả Renee Holmes trong bài viết
101 Michael C. Levin (2016), “Điện não đồ (EEG)”, MSD MANUAL - Phiên bản dành cho chuyên gia, https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-
th%E1%BA%A7n-kinh/c%C3%A1c-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-v%C3%A0-th%E1%BB%A7- thu%E1%BA%ADt-th%E1%BA%A7n-kinh, truy cập ngày 10/5/2021.
102 Valientemott, “Suing for emotional distress”, https://valientemott.com/blog/blog-suing-for-emotional- distress/, truy cập ngày 17/5/2021.
103
“Mental Distress Damages for Breach of Contract” đề cập. Bên cạnh đó là (ii) thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng nghỉ dưỡng, hợp đồng cung cấp sự giải trí và tận hưởng, trong bài viết “Recovery in Contract of Damages for Mental Distress” của tác giả Shane Nossal104 hay (iii) thiệt hại về tinh thần phát sinh do vi phạm hợp đồng vận chuyển dựa trên vụ việc giữa Hobbs v London and South Western Railway
Co [1874-80] All ER Rep 458; (iv) thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng cung
cấp dịch vụ y tế dựa trên Bản án số 834/2012/DS-ST ngày 18/6/2012 của TAND TP. Hồ Chí Minh và bài viết “Contract Law” của tác giả Mary Charman khi đề cập thiệt hại về tinh thần trong vụ việc Thake v Maurice [1986] 1 All ER 497 liên quan đến sự thất bại của cuộc phẫu thuật thắt ống dẫn tinh.
(i) Sự bất tiện về mặt vật lý gây ra thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng
Trong trường hợp này, bên bị vi phạm hợp đồng không bị thiệt hại về thân thể về sức khỏe hay tính mạng mà chỉ là sự bất tiện về mặt vật lý. Trong vụ việc giữa
Perry v. Sidney Phillips & Son [1982] 1 W.L.R. 1297105 năm 1982, nguyên đơn đã
mua một căn nhà dựa trên các báo cáo tốt cho căn nhà này được đưa ra bởi bị đơn. Nhưng trên thực tế, căn nhà có nhiều lỗi nghiêm trọng với mái nhà bị rò rỉ, một bể có mùi hôi làm giá trị tài sản giảm xuống. Với tình trạng căn nhà như vậy, nguyên đơn cảm thấy buồn phiền, lo lắng. Theo Tòa án cấp phúc thẩm, trong trường hợp này, nguyên đơn đã gặp những bất tiện, khó chịu khi phải sống trong căn nhà, và điều này được xem như là một trong những trường hợp gây ra những khó chịu về tinh thần.
Hay trong vụ việc giữa Ian Roscoe Watts and Lesley Mary Samuel Watts v.
Ralph Morrow [1991] EWCA Civ 9106 năm 1991, nguyên đơn đã mua một căn nhà
nhằm mục đích nghỉ dưỡng. Trước khi quyết định việc mua căn nhà trên, phía nguyên đơn đã thuê bị đơn để thực hiện việc khảo sát và lập báo cáo. Dựa trên bảng báo cáo đó, phía nguyên đơn đã tin tưởng về tình trạng tốt, có một vài khuyết điểm nhưng có thể khắc phục được của căn nhà và quyết định mua nó. Nhưng tình trạng thực tế của căn nhà không giống với bản báo cáo mà bị đơn đã cung cấp. Do đó, nguyên đơn phải tốn chi phí 33.961 bảng Anh để sửa chữa căn nhà này. Với tình
104 Shane Nossal (1996), “Recovery in Contract of Damages for Mental Distress”, Hong Kong Law Journal, Vol. 26, https://heinonline.org/HOL/LandingPage?handle=hein.journals/honkon26&div=3&id=&page=, truy cập ngày 13/5/2021.
105 Perry v. Sidney Phillips & Son [1982] 1 W.L.R. 1297, https://swarb.co.uk/perry-v-sidney-phillips-and- son-ca-1982/, truy cập ngày 14/5/2021.
106 Ian Roscoe Watts and Lesley Mary Samuel Watts v. Ralph Morrow [1991] EWCA Civ 9,
trạng và những khiếm khuyết của căn nhà, cũng như sự cẩu thả trong báo cáo của bị đơn, nguyên đơn đã phải gánh chịu những thất vọng và đau khổ về mặt tinh thần. Tòa án cấp phúc thẩm đã “chấp nhận và áp dụng nguyên tắc đối với thiệt hại về tinh thần bởi hậu quả về mặt vật lý từ việc vi phạm hợp đồng”. Do đó, Tòa án yêu cầu bị đơn BTTH về tinh thần cho nguyên đơn với số tiền là 750 bảng Anh.
Từ hai vụ việc trên, mặc dù ở Anh không thừa nhận trách nhiệm BTTH về tinh thần do vi phạm hợp đồng nhưng cũng đưa ra ngoại lệ khi việc vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại về tinh thần trên thực tế. Tuy nhiên căn cứ theo khoản 3 Điều 361 BLDS năm 2015 thì rất khó để những bất tiện về vật lý để yêu cầu BTTH về tinh thần được bồi thường do vi phạm hợp đồng.
(ii) Thiệt hại về tinh thần do vi phạm hợp đồng nghỉ dưỡng hoặc cung cấp sự giải trí, tận hưởng
Thứ nhất, đối tượng chính của hợp đồng là sự nghỉ ngơi, an dưỡng, sự giải trí
và sự tận hưởng. Các hợp đồng này mang đến niềm vui, sự tận hưởng cho bên thụ hưởng. Do đó, mục đích chính mà họ hướng đến là sự hưởng thụ, thoải mái và thư giãn về tinh thần. Khi hợp đồng bị vi phạm, không chỉ mục đích của hợp đồng không đạt được mà thậm chí còn tạo ra sự khó chịu về tinh thần. Điển hình, trong một vụ việc thực tế năm 1972 giữa James Walter John Jarvis v. Swans Tours
Limited, Ông Jarvis đã rất mong chờ để được tham gia trượt tuyết vào kỳ nghỉ. Vào
tháng 8/1969, ông ấy đã đặt một kỳ nghỉ kéo dài 15 ngày để đón Giáng sinh tại Thụy Sĩ và cả gói trượt tuyết, bao gồm cả phụ phí Giáng sinh, tổng cộng là 63,90 bảng Anh thông qua bị đơn. Sau đó, nguyên đơn đã đi nghỉ lễ nhưng ông ấy đã rất thất vọng. Ông ấy dự kiến sẽ có một buổi tiệc tại gia với khoảng 30 người nhưng thực tế chỉ có 13 người trong tuần đầu tiên và không có bữa tiệc tại gia nào vào tuần thứ hai. Ngoài ra, trừ ông ấy, không ai có thể nói tiếng Anh. Đối với việc trượt tuyết, nơi trượt tuyết là một nơi rất xa tại Giswil và cũng không có ván trượt loại dài như bình thường. Do đó, ông ấy cho rằng, kỳ nghỉ của mình không đạt được như mong đợi, thậm chí là đã “bị hủy hoại khá nhiều”. Tòa án cấp sơ thẩm đã cho nguyên đơn được bồi thường số tiền là 31,72 bảng Anh. Vì không đồng ý với số tiền bồi thường này, ông đã kháng cáo lên Tòa án cấp phúc thẩm. Theo phán quyết của Tòa án cấp phúc thẩm, số tiền mà nguyên đơn được bồi thường là 125 bảng Anh. Lý giải cho số tiền bồi thường 125 bảng Anh, Lord Justice Edmund Davies cho rằng nguyên đơn đã trả tiền và mong đợi một cách chính đáng cho kỳ nghỉ của mình. Tuy nhiên, anh ấy đã rất thất vọng, trở về một cách đầy chán nản vì những kỳ
vọng của nguyên đơn hầu như không thực hiện được. Theo Lord Justice Edmund Davies, nếu sự thất vọng của nguyên đơn không được bồi thường sẽ là một sự sai lầm, ngoài ra, ông ấy cũng dẫn chứng đến án lệ của Feldman v. Allways Travel
Services vào năm 1957 tại đoạn 934 cũng liên quan đến trường hợp nghỉ lễ, Thẩm
phán trong bản án này đã tính đến cảm giác thất vọng và khó chịu của nguyên đơn. Ngoài ra, trong ba vụ việc sau đây, vụ việc thứ nhất Baltic Shipping Company
v. Dillon [1993] HCA 4107 của Tòa án Cấp cao Úc vào năm 1993. Theo đó, ngày
16/02/1986 một vụ chìm tàu du lịch đã xảy ra tại phía Nam của một hòn đảo thuộc New Zealand sau 10 ngày khởi hành. Bà Dillon không chỉ mất tài sản và còn phải gánh chịu những đau khổ về tinh thần. Theo phán quyết của Tòa cấp cao Úc, bà Dillon được bồi thường tiền vé 4.417 đô la Mỹ, bồi thường cho sự đau khổ và thất vọng khi mất sự giải trí,… cũng như bồi thường 5.000 đô la Mỹ đối với thiệt hại về sức khỏe (những thương tích cá nhân, bao gồm cả chấn thương tinh thần).
Vụ việc thứ hai giữa Jackson v. Horizon Holidays [1975] 3 All ER 92108,
nguyên đơn là ông Mr. Jackson đã đặt một kỳ nghỉ dài 28 ngày ở Sri Lanka cho ông ấy và gia đình thông qua Horizon Holidays. Tuy nhiên, khách sạn và thức ăn, vệ sinh và dịch vụ được cung cấp không giống với mô tả. Ông ấy và gia đình của mình đã cảm thấy rất thất vọng. Tòa án đã chấp nhận đối với thiệt hại về tinh thần mà ông Jackson và gia đình ông phải gánh chịu và yêu cầu bị đơn bồi thường số tiền 1.100 bảng Anh đối với khoản thiệt hại này.
Vụ việc thứ ba liên quan đến tranh chấp giữa ông Farley và Skinner109 năm 2001. Năm 1990, ông Farley muốn tìm một ngôi nhà ở một vùng quê yên bình xinh đẹp ở Anh để nghỉ hưu. Ông dự định mua căn nhà tại một ngôi làng Blackboys ở Sussex tuy nhiên căn nhà này lại cách Sân bay Quốc tế Gatwick khoảng 15 dặm nên ông đã tìm đến bị đơn để khảo sát vì ông muốn chắc chắn rằng căn nhà này không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của máy bay. Vì báo cáo mà ông Skinner đưa ra là rất khả quan nên ông đã mua căn nhà, dành tổng số tiền 125.000 bảng Anh để tân trang. Nhưng sau đó ông phát hiện ra rằng căn nhà thực sự bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn máy
107Baltic Shipping Company v. Dillon [1993] HCA 4, [1993] 176 CLR 344, http://www8.austlii.edu.au/cgi-
bin/viewdoc/au/cases/cth/HCA/1993/4.html, truy cập ngày 14/5/2021; https://jade.io/article/67770, truy cập ngày 28/5/2021.
108
Jackson v. Horizon Holidays Ltd [1975] 1 WLR 1468, https://www.lawteacher.net/cases/jackson-v- horizon-holidays.php, truy cập ngày 14/5/2021.
109 Farley v. Skinner [2001] UKHL 49; [2002] 2 AC 732,
https://publications.parliament.uk/pa/ld200102/ldjudgmt/jd011011/farley-1.htm, truy cập ngày 18/5/2021; Ewan Mc. Kendrick, tlđd (32), tr. 464.
bay, đặc biệt là vào buổi sáng, chiều muộn và cuối tuần. Do đó, mục đích tìm một nơi yên bình để tận hưởng cuộc sống của ông ấy không đạt được. Cả Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đều chấp nhận yêu cầu BTTH cho những đau khổ về tinh thần của nguyên đơn đã phải gánh chịu, thậm chí Tòa án Cấp cao (High Court) còn chấp nhận mức BTTH về tinh thần cho nguyên đơn trong trường hợp này là 10.000 bảng Anh và viện dẫn các cơ sở từ vụ việc Ian Roscoe Watts and Lesley
Mary Samuel Watts v. Ralph Morrow [1991] EWCA Civ 9. Ngược lại, dù cũng
chấp nhận đối với những thiệt hại về tinh thần mà nguyên đơn phải gánh chịu nhưng mức BTTH về tinh thần mà Tòa Tối cao đưa ra là 2.500 bảng Anh.
(iii) Thiệt hại về tinh thần phát sinh trong hợp đồng vận chuyển.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, lao động, thư giãn của con người ngày càng tăng, các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách cũng được thành lập và hoạt động ngày càng nhiều. Khi đặt vé từ các công ty này hay nhà ga,… hành khách đã tin tưởng, thậm chí còn đặt an toàn về tính mạng sức khỏe của mình để có được chuyến đi an toàn, thoải mái. Tuy nhiên, những sự cố, những tai nạn về giao thông luôn tìm ẩn nguy cơ và có thể xảy ra bất cứ khi nào. Đơn cử như việc giữa bà Lê Thị Thu Hà và Công ty Phương Trang, ngày 31/3/2019, bà Hà có mua vé xe tuyến Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh của Công ty Phương Trang và trên đường đi, chuyến xe của bà bị va chạm với xe đầu kéo, nguyên nhân là do xe đầu kéo tránh xe không đúng quy định. Hậu quả làm bà Hà bị thương nghiêm trọng và phải cưa một chân (tương ứng với tỷ lệ thương tật 60%), thận ứ nước. Nguyên đơn là bà Hà đã khởi kiện yêu cầu Công ty Phương Trang phải bồi thường 918 triệu đồng gồm các chi phí điều trị (viện phí, tiền thuốc), chi phí lắp chân giả, chi phí đi lại, ăn ở của người chăm sóc, chi phí thu nhập bị mất; sau này là chi phí mai táng (do bà Hà chết). Tuy nhiên, TAND Quận 7 đã không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của phía bà Hà vì Hội đồng xét xử cho rằng “vụ tai nạn là lỗi của xe đầu kéo”110. Không đồng ý với quyết định này, nguyên đơn (Ông Hồ Xuân Quý thừa kế nghĩa vụ tố tụng) đã kháng cáo. Hội đồng xét xử đã căn cứ vào tài liệu, chấn thương, hồ sơ do bệnh viện cung cấp liên quan đến việc bà Hà bị gãy chân là do bà Hà đã để chân ra ngoài cửa sổ xe
110 Tuyết Mai (2020), “Hành khách bị tai nạn cưa chân thua kiện Công ty Phương Trang”, https://tuoitre.vn/hanh-khach-bi-tai-nan-cua-chan-thua-kien-cong-ty-phuong-trang-20200928112443046.htm, truy cập ngày 17/5/2021.
nên bị xe khách tông trúng và gãy chân. Tại phiên tòa phúc thẩm111, Hội đồng xét xử đã giữ nguyên bản án của Tòa án cấp sơ thẩm, bác kháng cáo của nguyên đơn vì cho rằng nguyên nhân tai nạn là lỗi do xe đầu kéo.
Trong trường hợp này, Tòa án và cả phía đương sự đều thừa nhận có tồn tại hợp đồng112
giữa bà Hà và Công ty Phương Trang, vụ việc xảy ra, bà Hà bị thiệt hại về sức khỏe, vì Tòa án đã bác yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo của phía bà Hà và bên cạnh đó, chưa có thông tin thể hiện bà Hà có yêu cầu BTTH về tinh thần hay không. Nhưng xét trên góc độ nghiên cứu, người viết đưa ra một số kiến giải của bản thân như sau: Căn cứ vào khoản 2 Điều 528 BLDS năm 2015 thì trong trường hợp này lỗi là bên thứ ba tránh xe không đúng quy định và nguyên đơn thì không hoàn toàn có lỗi, do đó, dựa trên quy định của BLDS năm 2015, Công ty Phương Trang phải BTTH cho hành khách theo quy định của pháp luật. Riêng đối với thiệt hại về tinh thần do sức khỏe của bà Hà bị xâm phạm. Dựa trên quy định tại khoản 2 Điều 528, khoản 3 Điều 419, khoản 3 Điều 361 BLDS năm 2015 thì bà Hà có quyền yêu cầu Công ty Phương Trang BTTH về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Theo quan điểm của người viết, đối với hợp đồng vận chuyển, yếu tố vi phạm hợp đồng không phải là điểm then chốt để đánh giá bên vận chuyển có phải BTTH hay không. Quy định tại khoản 2 Điều 528 BLDS năm 2015 đã hướng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của hành khách hơn, bởi lẽ, khi giao kết hợp đồng, hành khách đã luôn đặt sự tin tưởng, sức khỏe, tính mạng của mình hay người thân của mình vào bên cung cấp dịch vụ vận chuyển. Do đó, khi có thiệt hại xảy ra, nhất là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe sẽ gây ra những mất mát, đau khổ về tinh thần cần được xem xét để BTTH.
Trong vụ việc giữa Hobbs v. London and South Western Railway Co [1874- 80] All ER Rep 458. Đã có hai quan điểm trái ngược nhau được đưa ra rằng chấp nhận hoặc không chấp nhận đối với thiệt hại về tinh thần do sự khó chịu về mặt thể chất. Theo đó, phía nguyên đơn cho rằng, họ đã phải đi bộ về nhà trong tình trạng không có chỗ ở, bị ốm và bị tác động của thời tiết. Ngược lại, một lập luận phản bác được đưa ra cho rằng sự khó chịu này chưa đủ khả năng gây ra một thiệt hại về tinh thần trên thực tế nên không thể được BTTH về tinh thần. Trong phán quyết của Tòa
111
Song Mai (2021), “Vụ hành khách bị tai nạn cưa chân kiện Công ty Phương Trang: Bác kháng cáo”,
https://thanhnien.vn/thoi-su/vu-hanh-khach-bi-tai-nan-cua-chan-kien-cong-ty-phuong-trang-bac-khang-cao- 1351210.html, truy cập ngày 17/5/2021.