dụng BPTG
Một là, hoàn thiện quy định về thẩm quyền áp dụng BPTG của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT theo hướng bỏ thẩm quyền áp dụng của chủ thể này. Như tác
giả đã phân tích ở trên, việc các chủ thể này áp dụng BPTG nhưng thực chất đây chỉ là “đề xuất” vì lệnh tạm giam của họ sẽ không có hiệu lực pháp lý nếu không có sự phê chuẩn của VKS. Tuy nhiên, nếu quy định Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT được quyền ra lệnh tạm giam mà không cần sự phê chuẩn của VKS thì dễ xảy ra tình trạng áp dụng tràn lan, oan sai18
. Việc quy định thẩm quyền áp dụng của BPTG cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT như hiện nay dẫn đến việc áp dụng biện pháp này trong giai đoạn điều tra đang có nhiều khó khăn, vướng mắc bởi vì việc hiểu và áp dụng pháp luật của hai chủ thể (CQĐT, VKS) trong nhiều vụ án chưa thống nhất. Vì vậy, để thu hẹp thẩm quyền áp dụng BPTG, giảm bớt khâu trung gian trong quy định về thẩm quyền áp dụng, phù hợp với xu thế chung của các quốc gia trên thế giới, tác giả kiến nghị bỏ thẩm quyền áp dụng BPTG của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT trong giai đoạn điều tra và trao thẩm quyền áp dụng cho VKS. Trong giai đoạn điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT chỉ có quyền đề xuất áp dụng BPTG còn thẩm quyền áp dụng thuộc về Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS.
Hai là, hoàn thiện quy định về thẩm quyền áp dụng BPTG trong giai đoạn xét xử theo hướng bỏ thẩm quyền áp dụng của Chánh án, Phó Chánh án và quy định cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa được quyền áp dụng BPTG. Như tác giả đã phân
tích ở trên, quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền áp dụng BPTG trong giai đoạn xét xử đang bộc lộ những bất cập nhất định. Tác giả đồng tình với quan điểm cho rằng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là người trực tiếp nghiên cứu hồ sơ giải quyết vụ án nên họ là người nắm rõ nhất việc có cần áp dụng BPTG hay không. Bên cạnh đó, mặc dù Tòa án hoạt động theo nguyên tắc xét xử tập thể nhưng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vẫn là người giữ vai trò quyết định nhất trong số các thành viên HĐXX, trực tiếp nghiên cứu hồ sơ; họ có thể tự mình ra các quyết định về nội dung vụ án như đình chỉ vụ án, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Trong khi Chánh án, Phó Chánh án Tòa án là người không trực tiếp giải quyết vụ án, họ ra quyết định thông
18
Nguyễn Duy Thuân, (1999), Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự - Những vấn đề về lý luận và
qua sự tham mưu của những người trực tiếp tiến hành tố tụng. Việc ra quyết định áp dụng BPTG của các chủ thể này chỉ là hình thức19. Thậm chí Chánh án, Phó Chánh án có thể là người không chuyên sâu trong lĩnh vực giải quyết án hình sự nên việc giao thẩm quyền áp dụng BPTG cho họ là không phù hợp. Mặt khác, trong giai đoạn xét xử Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, vì vậy tác giả kiến nghị việc quy định thẩm quyền áp dụng BPTG cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, bỏ thẩm quyền áp dụng của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án.
Ba là, BLTTHS năm 2015 chưa quy định cụ thể về thẩm quyền áp dụng BPTG
bị cáo để bảo đảm thi hành án sau khi kết thúc phiên toà sơ thẩm trong vụ án hình sự giải quyết theo thủ tục rút gọn nên thực tiễn tố tụng còn chưa thống nhất. Vì vậy, cần quy định cụ thể thẩm quyền này cho Thẩm phán xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn.
Bốn là, BLTTHS năm 2015 chưa quy định cụ thể về thẩm quyền áp dụng
BPTG khi HĐXX sơ thẩm trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhận thức khác nhau trên thực tế. Vì vậy, cần quy định rõ thẩm quyền này như sau: Trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu cần bắt tạm giam (bị cáo không bị tạm giam) hoặc tiếp tục tạm giam bị cáo (bị cáo đang bị tạm giam) thì HĐXX ra lệnh bắt hoặc quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm cho việc hoàn tất trả hồ sơ vụ án theo quy định. Trường hợp này nên quy định thẩm quyền cho HĐXX để phù hợp với nguyên tắc xét xử tập thể của Tòa án.