- Một số giải pháp khác góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
2.1. Thực tiễn thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thời hạn tạm giam
về thời hạn tạm giam
- Những kết quả đạt được trong việc thực hiện quy định về thời hạn tạm giam:
Trong thời gian qua, việc áp dụng quy định về thời hạn tạm giam của các địa phương trên cả nước đã bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm việc áp dụng đúng quy định của BLTTHS về BPTG nói chung và thời hạn tạm giam nói riêng, các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này. Trong thời gian qua, nhìn chung các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng đúng quy định của pháp luật về thời hạn tạm giam, những trường hợp vi phạm quy về thời hạn tạm giam bị can, bị cáo tuy còn xảy ra nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, ví dụ: VKS ở một số địa phương trong thời gian qua đã tập trung kiểm sát, chú trọng kiểm sát đột xuất; tăng cường phối hợp với công tác kiểm sát điều tra án hình sự nhằm ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong tạm giam và hoạt động điều tra; tiếp tục phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kiểm tra, giám sát tại các cơ sở giam giữ; chủ động phối hợp với cơ sở giam giữ, cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác kiểm sát nhằm bảo đảm chế độ của người bị tạm giam. Thông qua công tác kiểm sát, đã ban hành các kiến nghị,
kháng nghị yêu cầu cơ quan chức năng khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam, số kiến nghị được chấp nhận, thực hiện đạt tỷ lệ cao. Những vi phạm chủ yếu của các cơ sở giam giữ chủ yếu liên quan đến các thủ tục giam giữ, chế độ giam giữ. Những vi phạm liên quan đến tạm giam quá hạn cũng tồn tại nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các bị can, bị cáo bị tạm giam24
. Rõ ràng việc áp dụng đúng quy định của pháp luật về thời hạn tạm giam trong thời gian qua của các chủ thể có thẩm quyền đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm tỷ lệ giải quyết các vụ án trong các giai đoạn tố tụng ở mức cao25, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng nói chung và của bị can, bị cáo nói riêng.
- Những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện quy định về thời hạn tạm giam:
Bên cạnh kết quả đã đạt được trong việc áp dụng đúng quy định về thời hạn tạm giam thì thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 về thời hạn tạm giam ở các địa phương trên cả nước vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc sau đây:
+ Trong thời gian qua (2015-2020), tình trạng vi phạm thời hạn tạm giam của các cơ quan có thẩm quyền trong các giai đoạn tố tụng vẫn xảy ra. Trong các
hoạt động kiểm sát trực tiếp thường kỳ hoặc bất thường, VKS nhân dân các cấp vẫn phát hiện những trường hợp để xảy ra tình trạng tạm giam quá thời hạn26. Việc tạm giam quá hạn ngoài được VKS phát hiện qua hoạt động kiểm sát thì ở một số địa phương việc tạm giam quá hạn còn được phát hiện qua hoạt động phối hợp kiểm tra liên ngành, Ví dụ: Liên ngành Công an, VKS, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Giang phối hợp kiểm tra công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; công tác đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra các vụ án hình sự tại CQĐT và VKS nhân dân huyện Yên Dũng, đoàn kiểm tra phát hiện một số vi phạm, thiếu sót cần thiết thông báo để rút kinh nghiệm chung, cụ thể như sau:
Tóm tắt nội dung vụ án: Gia đình ông Nguyễn Văn Khởi và gia đình ông Nguyễn Văn Lô ở thôn Trung, xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng có mâu thuẫn với nhau do tranh chấp đất đai. Anh Hoàng Trọng Huyên - sinh năm 1963 (là cháu ông Lô) nhiều lần tham gia cùng gia đình ông Lô cãi, chửi nhau với gia đình ông Khởi.
24
Ngày 30/9/2020, VKS nhân dân tối cao phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự tại Trại tạm giam Công an tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Trại giam Tống Lê Chân, Trại giam Phú Hòa, Trại giam An Phước thuộc Cục C10, Bộ Công an.
25
Xem bảng 1.2 của luận văn này. 26
Buổi tối ngày 18/7/2015, Nguyễn Văn Tuấn - sinh năm 1996, Quách Xuân Thông - sinh năm 1988, Cao Văn Thắng - sinh năm 1994 và Lê Mạnh Cường - sinh năm 1989 (là con và cháu ông Khởi) bàn nhau sẽ đánh anh Huyên để trả thù. Do biết vợ chồng anh Huyên thường đi chợ vào buổi sớm, các đối tượng trên thống nhất sẽ đi ra khu vực ngã 3 thôn Trung chặn đường rồi đánh. Khoảng 04 giờ ngày 19/7/2015, Tuấn, Thông, Thắng, Cường đi xe máy ra khu vực ngã 3 thôn Trung phục chờ. Khi thấy anh Huyên đi xe máy kèm vợ là Nguyễn Thị Chung đi qua, nhóm của Tuấn ra chặn xe, dùng mũ bảo hiểm và chân tay đánh anh Huyên và chị Chung bị thương rồi bỏ chạy. Hậu quả làm anh Huyên bị thương tích 04%, chị Chung bị thương tích 03%.
Quá trình tố tụng vụ án: Ngày 06/8/2015, Lê Mạnh Cường đầu thú. Ngày
07/8/2015, Nguyễn Văn Tuấn, Quách Xuân Thông, Cao Văn Thắng bị bắt khẩn cấp. Ngày 13/8/2015, CQĐT khởi tố bị can và tạm giam đối với các bị can Tuấn, Thông, Thắng, Cường về tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự và được VKS phê chuẩn. Trong quá trình điều tra, gia đình các bị can đã bồi thường cho 2 người bị hại tổng số 50.000.000 đồng. Ngày 10/9/2015, anh Huyên và chị Chung có đơn xin rút yêu cầu khởi tố. Ngày 10/9/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Dũng áp dụng Khoản 2 Điều 105 BLTTHS ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự, đình chỉ điều tra bị can đối với Lê Mạnh Cường, Nguyễn Văn Tuấn, Quách Xuân Thông và Cao Văn Thắng. Ngày 11/9/2015, CQĐT chuyển hồ sơ cho VKS huyện Yên Dũng và đề nghị hủy bỏ BPTG. Ngày 15/9/2015, VKS huyện Yên Dũng ra quyết định hủy bỏ BPTG đối với Lê Mạnh Cường, Nguyễn Văn Tuấn, Quách Xuân Thông và Cao Văn Thắng; đồng thời có văn bản kết luận việc CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra là có căn cứ, đúng pháp luật.
CQĐT và VKS huyện Yên Dũng chưa thực hiện đúng quy định về hủy bỏ BPTG trong trường hợp vụ án đình chỉ điều tra. Trong vụ án này, các bị can mặc dù đã có quyết định đình chỉ điều tra những vẫn bị tạm giam thêm 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra. Nguyên nhân là cơ quan có thẩm quyền đã chậm trễ trong việc gửi các quyết định tố tụng liên quan đến đình chỉ điều tra, đình chỉ bị can và hủy bỏ lệnh tạm giam27
. Như vậy, đối với vụ án này, cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện không đúng quy định của pháp luật liên quan đến thời hạn tạm giam dẫn đến việc tạm giam quá hạn đối với các bị can 05 ngày mặc dù đã có quyết định đình chỉ điều tra.
27
TH, Rút kinh nghiệm việc hủy bỏ biện pháp tạm giam khi đình chỉ điều tra, nguồn: https://vksndtc. gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/-rut-kinh-nghiem-viec-huy-bo-bien-phap-tam-giam-kh-d10-t2258.html?Page =16#new-related, cập nhật 13/10/2021.
Cũng theo kết quả của một công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan về thời hạn tạm giam cho thấy, việc tạm giam quá hạn đều xảy ra trong các giai đoạn tố tụng và tồn tại qua các năm. Theo công bố của công trình này, từ năm 2008 đến 2018, cả nước đã có tổng cộng 3.685 trường hợp bị tạm giam quá hạn, trong đó: Năm 2008, số người bị tạm giam quá hạn là 857 người; năm 2009 giảm xuống còn 96 người; năm 2010 là 143 người; 2011 là 43 người; năm 2012 là 57 người; năm 2013 là 69 người; năm 2014 tăng lên 1184 người; năm 2015 là 447 người; năm 2016 là 373 người; năm 2017 là 339 người; năm 2018 là 140 người. Tuy nhiên, so với tổng số người bị tạm giam thì số người quá hạn tạm giam trong tất cả các giai đoạn chiếm tỉ lệ thấp, trung bình là 0,307%. Nếu tính theo từng giai đoạn, số người bị quá hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra là 352 người trên tổng số 3.685 người, chiếm tỉ lệ 9,41%; số người bị quá hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố là 165 người trên tổng số 3740 người, chiếm tỉ lệ 4,41%; số người bị quá hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử cao nhất trong các giai đoạn, đạt mức 3160 người, chiếm tỉ lệ 84,5%, trong giai đoạn thi hành án thấp nhất trong các giai đoạn là 63 người, chiếm tỉ lệ 1,68%. Điều này dẫn đến tình trạng số lượng tạm giam theo các năm gần đây không hề có xu hướng giảm. Tình trạng quá hạn tạm giam đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo28
.
+ Vướng mắc trong việc áp dụng quy định về thời hạn tạm giam để điều tra.
Xuất phát từ vướng mắc trong quy định của BLTTHS dẫn đến thực tiễn áp dụng còn gặp một số khó khăn, lúng túng và chưa có sự thống nhất. Theo quy định của BLTTHS, việc tạm giam được áp dụng trong các giai đoạn tố tụng khác nhau, trong các giai đoạn tố tụng như truy tố, xét xử, thời hạn tạm giam được quy định phù hợp, tương xứng với các giai đoạn tố tụng này. Tuy nhiên, đối với giai đoạn điều tra, BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn tạm giam thông thường bằng thời hạn điều tra, nhưng khi gia hạn tối đa thì thời hạn tạm giam để điều tra sẽ ngắn hơn thời hạn điều tra. Quy định này chỉ phù hợp đối với các vụ án mà sau khi thời hạn điều tra đã diễn ra được một khoảng thời gian nhất định thì CQĐT mới áp dụng BPTG, do đó, hai thời hạn này sẽ có thể kết thúc cùng một thời điểm. Ngoài ra, quy định này ở một mức độ nhất định có thể thúc đẩy CQĐT phải chủ động, tích cực hơn để nhanh chóng kết thúc điều tra, điều này sẽ góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của bị can như tác giả đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, quy định này đã làm phát sinh các vướng mắc như sau:
28
Một là, đối với trường hợp CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
và áp dụng BPTG bị can cùng thời điểm thì thời hạn tạm giam để điều tra và thời hạn điều tra có thể được tính gần như cùng một thời điểm, khi gia hạn tối đa thì thời hạn tạm giam để điều tra sẽ ngắn hơn thời hạn điều tra. Như vậy, thực tế xảy ra trường hợp, thời hạn điều tra vẫn còn nhưng thời hạn tạm giam để điều tra đã hết, CQĐT sẽ gặp khó khăn nếu vẫn cần phải tiếp tục tạm giam bị can để bảo đảm hiệu quả của hoạt động điều tra (không có căn cứ thay thế, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn). Tác giả đồng tình với quan điểm cho rằng quy định này chỉ gây khó khăn hơn cho CQĐT trong việc thu thập chứng cứ giải quyết vụ án và tạo ra việc khiêng cưỡng khi VKS quyết định thay thế tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác. Nhiều trường hợp trên thực tế, thời hạn tạm giam đã hết nhưng CQĐT chưa thể kết thúc được việc điều tra thì không có biện pháp nào khác hữu hiệu để ngăn chặn bị can bỏ trốn, phạm tội mới hoặc gây cản trở hoạt động điều tra. Thậm chí cả việc triệu tập bị can đến CQĐT làm việc trong trường hợp này cũng gặp khó khăn. Xét dưới góc độ bảo vệ quyền con người, việc quy định riêng biệt thời hạn tạm giam và thời hạn điều tra cũng gây khó khăn cho chính các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc cân đối giữa giải quyết đúng đắn vụ án với việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Và trên thực tế, khi phải cân nhắc để bảo đảm cả hai nội dung trên thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thường lựa chọn việc giải quyết nhanh chóng vụ án nên buộc sẽ phải xâm phạm ít nhiều đến quyền của bị can, bị cáo. Các hành vi như tạm giam quá hạn, bức cung, dùng nhục hình, cố ý gây thương tích cho bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử chính là những biểu hiện của sự bất cập này29. Rõ ràng tạm giam để điều tra là biện pháp ngăn chặn được quy định nhằm mục đích bảo đảm hiệu quả của hoạt động tố tụng, tuy nhiên việc quy định thời hạn tạm giam để điều tra như trên, ở khía cạnh nhất định đã gây ra một số khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của CQĐT, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án hình sự.
Hai là, trong trường hợp thời hạn điều tra đã “chạy” được một thời gian nhất
định, lúc này CQĐT mới khởi tố bị can và áp dụng BPTG. Giả sử thời hạn điều tra còn lại ngắn hơn thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 173 BLTTHS thì CQĐT có được quyền áp dụng thời hạn tạm giam tối đa theo quy định, hay chỉ được áp dụng thời hạn tạm giam để điều tra không được vượt quá thời hạn điều tra. Đây là vấn đề chưa có sự thống nhất trong thực tiễn áp dụng. Quan điểm thứ nhất cho rằng, tại
29
khoản 1 Điều 17 Quy chế 111 của ngành Kiểm sát30 đã hướng dẫn “đối với bị can bị
bắt tạm giam sau khi khởi tố vụ án thì thời hạn tạm giam không được quá thời hạn điều tra vụ án”. Hướng dẫn này chưa đúng quy định của BLTTHS năm 2015, không đồng
bộ với Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT31 và gây khó khăn cho CQĐT, VKS trong thực tiễn áp dụng. Nếu làm theo hướng dẫn của Quy chế 111 thì sẽ không thể sử dụng Biểu mẫu số 23 của Bộ Công an về Lệnh bắt bị can để tạm giam vì lệnh này căn cứ vào quy định tại Điều 173 BLTTHS năm 2015, yêu cầu ghi thời hạn tạm giam theo tháng tính từ ngày bắt bị can. Ngoài ra, TTLT số 04/2018/TTLT có hướng dẫn về việc VKS tiếp tục sử dụng Lệnh tạm giam của CQĐT trong giai đoạn truy tố và trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung. Điều này gián tiếp cho thấy rằng, thời hạn tạm giam để điều tra không bị giới hạn bởi thời hạn điều tra. Quan điểm thứ hai cho rằng, hiện nay, tại Quy chế 111 của VKS là vượt quá quy định tại Điều 173 BLTTHS năm 2015 nhưng lại phù hợp về lý luận. Thời hạn áp dụng một BPNC nói chung trong một giai đoạn tố tụng nhất định không thể vượt quá thời hạn của giai đoạn này. Sẽ là một điều không hợp lý khi CQĐT biết trước thời hạn điều tra tối đa sẽ kết thúc vào lúc nào nhưng lại được quyền tạm giam bị can vượt quá thời điểm đó để phục vụ cho hoạt động điều tra. Còn việc VKS có thể tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam của CQĐT trong giai đoạn truy tố như hướng dẫn của TTLT số 04/2018/TTLT nên được hiểu đó là trường hợp việc điều tra hoàn thành sớm hơn dự kiến dẫn đến thời hạn tạm giam bị can vẫn còn32.
+ Ngoài việc BLTTHS năm 2015 chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền ra lệnh, quyết định tạm giam trong trường hợp HĐXX sơ thẩm ra quyết định trả hồ sơ