Chẩn đoán điều dưỡng

Một phần của tài liệu CHĂM sóc sức KHỎE người bệnh tâm thần (Trang 26 - 30)

4. Chăm sóc người bệnh trầm cảm

4.2. Chẩn đoán điều dưỡng

4.2.1. Tiềm ẩn kích động về chính bản thân mình do những thông tin sai lầm

* Tiêu chuẩn chẩn đoán

-Có hành vi tự hủy hoại cơ thể. - Có hành vi tự sát.

* Mục tiêu

- Người bệnh có khả năng làm giảm hay loại bỏ hành vi bạo lực chính bản thân .

* Can thiệp

-Đánh giá khả năng tự hủy hoại của người bệnh .

- Thiết lập mối quan hệ chân thật với người bệnh . - Loại bỏ các vật có khả năng làm vũ khí.

- Thường xuyên quan sát người bệnh , phải biết hiện tại người bệnh đang ở đâu.

4.2.2. Cách ly xã hội do mất liên hệ với thực tế

* Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Có các hoang tưởng , ảo giác hay giảm sút thế năng tâm thần. - Người bệnh không muốn ra khỏi nhà , không muốn tiếp xúc với ai. - Ngồi một mình như đang nghe hay nói chuyện với người khác . - Nằm quay mặt vào tường suốt ngày.

* Mục tiêu

- Ngắn hạn : * Người bệnh sẽ cố gắng giao tiếp với người khác. * Tham gia các hoạt động.

* Can thiệp

- Thiết lập mối quan hệ chân thật với người bệnh

- Nói chuyện một cách chậm chạp, không ép người bệnh nói.

- Động viên người bệnh tham gia các hoạt động thường lệ hằng ngày, các sinh hoạt giải trí, lao động liệu pháp.

4.2.3. Giao tiếp bằng lời nói giảm do dòng tư duy chậm chạp

* Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Dòng suy nghĩ chậm chạp , liên tưởng trở nên khó khăn. - Trả lời các câu hỏi chậm chạp.

- Không có khả năng mở đầu câu chuyện. - Không giao tiếp với người khác

* Mục tiêu

- Người bệnh sẽ nói năng lưu loát, cởi mở . * Can thiệp

- Khi nói chuyện với người bệnh nên ngồi hay đứng trước mặt người bệnh .

- Mỗi khi nói chuyện chỉ nên đề cập đến một chủ đề - Cho người bệnh thời gian để trả lời, tránh trả lời hộ.

- Nếu nói chuyện khó khăn, có thể vừa tham gia hoạt động giải trí vừa nói chuyện .

4.2.4. Vô vọng do bi quan về bản thân

* Tiêu chuẩn chẩn đoán :

- Tự cho mình là thấp kém , mất tin tưởng vào bản thân. - Hoang tưởng bị buộc tội, hay tự buộc tội.

- Không tìm ra lối thoát cho tương lai. * Mục tiêu

- Người bệnh nói rằng họ đã có niềm tin và ít tức giận về bản thân. * Can thiệp

- Giúp người bệnh diễn tả cảm xúc bằng lời nói hay hành vi.

- Khuyên người bệnh hoạt động giải trí hay lao động để trút đi nổi tức giận.

- Cho người bệnh biết cảm giác vô vọng là một triệu chứng của bệnh. - Tránh hứa hẹn quá mức.

4.2.5. Thiếu sót trong hoạt động giải trí do giảm hứng thú

* Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Người bệnh tham gia các hoạt động một cách thụ động.

- Người bệnh trở nên không còn hứng thú với các hoạt động giải trí trước đây.

* Mục tiêu

- Người bệnh sẽ nói rằng họ rất hài lòng với một loạt các hoạt động giải trí.

* Can thiệp

- Trực tiếp động viên người bệnh tham gia các hoạt động của đơn vị. - Giúp người bệnh tham gia các hoạt động tạo nên sự hứng thú ngay từ đầu và đảm bảo sự thành công.

- Chọn các hoạt động mà người bệnh đã thích thú và đã thành công trong quá khứ.

4.2.6. Rối loạn lòng tự trọng do cảm giác tội lỗi tự đánh giá thấp mình

- Người bệnh cảm thấy mình là người không làm được việc gì, không còn hữu ích.

- Tự chỉ trích, tự buộc tội, mọi điều xấu đều do mình gây ra. * Mục tiêu

- Người bệnh sẽ tự nhận thức bản thân một cách tích cực hơn. * Can thiệp

- Đánh giá tính thực tế của vấn đề.

- Giới hạn thời gian bàn cãi các thất bại trong quá khứ. - Ôn lại các thành công trong quá khứ cũng như hiện tại.

- Giúp người bệnh xác định rõ ràng các phẩm chất thực tế của mình. - Giúp người bệnh thấy được các thành công trong các ngày điều trị

4.2.7. Cách ly xã hội do thu mình và giảm mong muốn tiếp xúc với người khác

* Tiêu chuẩn chẩn đoán:

- Người bệnh cảm giác buồn chán do đó không muốn tiếp xúc với người khác ngay cả thành viên trong gia đình.

- Người bệnh không muốn ra khỏi nhà vì cảm giác mệt mõi và buồn chán.

* Mục tiêu

- Người bệnh hứng thú khi tiếp xúc với nhân viên và bạn bè. * Can thiệp:

- Động viên người bệnh tham gia các hoạt động đơn lẻ với điều dưỡng.

- Sau đó khuyến khích tham gia các hoạt động nhóm.

- Đừng đưa ra quá nhiều hoạt động cho người bệnh tham gia.

* Tiêu chuẩn chẩn đoán:

- Người bệnh khó vào giấc ngủ.

- Trong giấc ngủ người bệnh thức dậy nhiều lần. * Mục tiêu

- Tạo được giấc ngủ bình thường cho người bệnh. * Can thiệp:

- Tăng các hoạt động thể lực.

- Tránh tập thể dục ngay trước khi đi ngủ. - Thư giãn.

- Tránh kích thích cảm xúc vào thời điểm đi ngủ. - Uống nước ấm.

- Giảm số lượng ngủ ngày.

- Khuyên người bệnh đọc sách, xem tivi, hay nói chuyện với ai đó khi không ngủ được.

Một phần của tài liệu CHĂM sóc sức KHỎE người bệnh tâm thần (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w