Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng

Một phần của tài liệu CHĂM sóc sức KHỎE người bệnh tâm thần (Trang 40 - 52)

5. Phòng bệnh

7.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng

7.2.1. Lo âu do người bệnh sống trong môi trường bệnh viện hay do cảm giác trống trãi vì giảm tiếp xúc với thực tế

a. Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Người bệnh cảm thấy căng thẳng, đầu óc nặng nề , khó tập trung - Đứng ngồi không yên , run rẩy , ra mồ hôi .

- Mạch nhanh, thở gấp, đau vùng thượng vị , chóng mặt , khô miệng b. Lập kế hoạch

Người bệnh có khả năng làm giảm sự lo âu c. Can thiệp

* Lo âu cực kỳ

- Duy trì một môi trường yên lặng - Ngồi bên cạnh người bệnh - Dùng lời nói nhỏ nhẹ

- Dùng các câu ngắn đơn giản

- Đưa người bệnh ra khỏi môi trường nếu cần thiết - Cho dùng các thuốc chống loạn thần khi có y lệnh * Lo âu trung bình

- Giúp người bệnh thừa nhận sự hiện diện của lo âu

- Giúp người bệnh xác định các suy nghĩ xuất hiện trước khi lo âu. - Hướng dẫn người bệnh cách giải quyết vấn đề và tập thư giãn - Làm các nhiệm vụ cụ thể đơn giản

- Chơi các trò chơi không tranh đua d. Lượng giá

- Người bệnh có thể làm việc đó trong một thời gian tương đối dài - Nét mặt vui tươi , không căng thẳng.

- Người bệnh cảm thấy thỏa mái , mạch ổn định.

- Người bệnh biết cách đối phó với các yếu tố gây lo âu .

7.2.2. Giao tiếp ngôn ngữ bị suy giảm do các triệu chứng loạn thần

a. Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Tư duy không liên quan : Trong các câu nói không liên quan với nhau

- Tư duy hổ lốn : Giữa các từ không liên quan do đó câu nói không hiểu được

- Các từ bịa đặt : Người bệnh tự đặt ra một loại ngôn ngữ.

- Tư duy bị ức chế : Người bệnh nói chậm, không nói do các hoang tưởng ảo giác chi phối

b. Lập kế hoạch

Người bệnh có khả năng làm mất đi sự suy giảm giao tiếp . c. Can thiệp

- Tạo nên mối quan hệ 1-1 với người bệnh

- Động viên người bệnh trao đổi qua lại với điều dưỡng và người bệnh khác

- Dùng các câu đơn giản, ngắn, cụ thể - Biết lắng nghe người bệnh nói

d. Lượng giá

- Người bệnh dùng các từ thích hợp - Biểu lộ cảm xúc phù hợp

- Nhận thông tin chính xác và trao đổi thông tin thích hợp với người khác

7.2.3. Thiếu sót trong các hoạt động giải trí do hành vi công kích và cách ly xã hội

a. Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Người bệnh ngồi một chỗ không tiếp xúc với ai hay luôn có thái độ tức giận với mọi người chung quanh.

- Các hành động giải trí trước đây đều bị giảm. - Người bệnh nhân không còn muốn hoạt động gì. b. Lập kế hoạch

Người bệnh tham gia nhiều hơn vào các hoạt động giải trí. c. Can thiệp

- Đánh giá khả năng của người bệnh tham gia các hoạt động giải trí - Lúc đầu dùng các hoạt động 1-1 dần dần đưa vào hoạt động nhóm - Động viên người bệnh chọn 1 hoạt động giải trí dựa trên khả năng của họ

d. Lượng giá

- Người bệnh có tham gia sinh hoạt giải trí - Phấn khởi khi tham gia

- Chọn một trò chơi phù hợp với khả năng

7.2.4. Sợ do tiếp xúc thực tế bị giảm

a. Tiêu chuẩn chuẩn đoán

- Người bệnh cảm giác sợ hãi khi gặp một đối tượng hay hoàn cảnh nào đó và tìm mọi cách trốn tránh, đấu tranh lại đối tượng và hoàn cảnh đó.

- Lúc này thường kèm theo ảo thanh và hoang tưởng (hoang tưởng bị đầu độc, hoang tưởng bị buộc tội,...)

b. Lập kế hoạch:

Người bệnh có khả năng làm giảm hay ngăn ngừa sự lo sợ. c. Can thiệp

- Giúp người bệnh xác định các mối nguy hiểm được cảm nhận bằng cách :

+ Hỏi một cách gián tiếp + Các câu hỏi đóng mở

+ Nhấn mạnh vào khả năng đối phó với mối nguy hiểm. - Giúp người bệnh đối phó với nỗi sợ

+ Ở lại bên người bệnh + Tránh kích thích quá mức

+ Ngồi nói chuyện với người bệnh + Tránh thừa nhận những tri giác sai

+ Xác định cái gì là thật cái gì là không thật d. Lượng giá

- Người bệnh nhận thức được lý do sợ hãi - Các phương pháp chống lại sợ hãi

- Người bệnh không còn sợ hãi gì .

7.2.5. Thiếu sót trong việc tự chăm sóc : ăn uống , ăn mặc, tắm, vệ sinh do suy giảm nhận thức và mất liên hệ thực tế

a. Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Vệ sinh tối thiểu không có : Không đánh răng, không rửa mặt, không tắm rửa.

- Ăn mặc dơ bẩn , không phù hợp với thời tiết .

- Không chú ý đến ăn uống, về giờ giấc ăn cũng như vệ sinh trong ăn uống.

b. Lập kế hoạch

Trước khi xuất viện người bệnh có thể tự kiểm soát hoạt động tự chăm sóc.

c. Can thiệp

- Đánh giá khả năng của người bệnh đối với ăn uống vệ sinh ăn mặc - Giúp người bệnh ăn, tắm, ăn mặc vệ sinh cá nhân khi cần thiết

- Nếu có thiếu sót trong lĩnh vực nào hướng dẫn người bệnh thực hiện để hoàn chỉnh .

- Động viên người bệnh tự chăm sóc

- Thừa nhận các cố gắng của người bệnh trong việc hoàn thành các hoạt động chăm sóc

d. Lượng giá

- Người bệnh tự làm chăm sóc cơ thể.

- Người bệnh ăn mặc gọn gàng vệ sinh sạch sẽ dáng vẻ khỏe mạnh .

7.2.6. Rối loạn về tự nhận thức : Hình ảnh cơ thể , lòng tự trọng , hoàn thành vai trò …do nhiều yếu tố như giải thể nhân cách, tri giác sai thực tại, tính hai chiều hay lú lẫn.

a. Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Tri giác sai lầm về đặc điểm có thể : ví dụ người bệnh thấy mình không có tai, hay tay chân ngắn lại, khuôn mặt biến hình.

- Tri giác sai lầm về đặc điểm tâm lý : nhân cách mình không như trước, tác phong bị biến đổi.

b. Lập kế hoạch

Người bệnh sẽ nhận thức được ranh giới của bản thân. c. Can thiệp

- Khởi đầu bằng một mối quan hệ 1-1 được xây dựng trên sự chân thật và quan tâm

- Tạo một môi trường hoàn chỉnh yên lặng và không có kích thích - Giúp người bệnh phân biệt cái thật và cái không thật trong môi trường

- Động viên người bệnh tham gia tất cả các hoạt động điều trị (uống thuốc, liệu pháp nhóm ) .

- Động viên người bệnh tiếp xúc với người khác : + Lúc đầu người bệnh tiếp xúc 1-1

+ Sau đó một nhóm nhỏ + Sau đó một cộng đồng

- Biểu hiện sự tôn trọng người bệnh d. Lượng giá

- Tự xác định được cái gì thật và cái gì không thật - Tự xác định đúng giá trị bản thân và hình dáng mình

7.2.7. Thay đổi về tri giác và cảm giác : thị giác , thính giác , khứu giác , xúc giác và vị giác do diễn giải sai về kích thích .

a. Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Ảo giác: Là tri giác như có thật một sự vật , một hiện tượng không hề có trong thực tại khách quan . Có nhiều loại ảo giác : Ảo thanh, ảo thị, ảo khứu...

- Ảo tưởng : Là tri giác sai lệch về toàn bộ một sự vật hay một hiện tượng có thật bên ngoài .

b. Lập kế hoạch

Người bệnh có khả năng làm giảm hay loại bỏ các rối loạn tri giác này

c. Can thiệp

- Xác định và làm giảm các kích thích của môi trường mà có thể bị diễn giải sai. Nếu cần thiết có thể đưa người bệnh ra khỏi giường

- Dùng các từ cụ thể trực tiếp với người bệnh - Duy trì tiếp xúc bằng lời nói, tiếp xúc bằng mắt

- Động viên người bệnh chú tâm vào các kích thích môi trường ( như nói chuyện ) vào thời điểm hay xuất hiện rối loạn

- Động viên người bệnh tham gia các hoạt động đòi hỏi nhận thức và trao đổi (như chơi bài , đi tản bộ , nói chuyện với điều dưỡng viên..).

- Nếu cần thiết cho người bệnh biết rằng ảo giác là một phần của bệnh loạn thần

- Bảo vệ người bệnh và người khác về mối nguy hiểm do ảo thanh sai khiến gây ra

d. Lượng giá

- Người bệnh biết cách đấu tranh chống lại rối loạn

- Người bệnh tự đánh giá đâu là rối loạn tri giác đâu là ảo thanh - Không còn rối loạn tri giác.

7.2.8. Cách ly xã hội do nhiều yếu tố như ảo giác, giải thể nhân cách, các hành vi xã hội chấp nhận và không chân thật

a.Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Người bệnh không muốn đi ra khỏi nhà, không tiếp xúc với người xung quanh

- Ngồi một mình, vẻ mặt như đang nghe, thấy điều gì đó . - Nằm một chỗ, quay động vào tường, không nói chuyện với ai. b. Lập kế hoạch

c. Can thiệp

+ Thiết lập mối quan hệ chân thật 1-1 với người bệnh

- Lúc đầu chỉ giành 1 thời gian ngắn sau đó tăng dần thời gian - Nói chuyện một cách chậm chạp

- Không ép người bệnh nói

- Giữ đúng hẹn với người bệnh giúp người bệnh xác định các vật cản trong việc thành lập mối quan hệ với người khác

+ Khi có hoang tưởng ảo giác xuất hiện điều dưỡng nên ngồi bên cạnh và động viên người bệnh tham gia các hoạt động

+ Động viên người bệnh tham gia các hoạt động : - Hoạt động thường lệ hằng ngày

- Các sinh hoạt nhóm - Các hoạt động giải trí d. Lượng giá

- Người bệnh tự động nói chuyện với người khác - Tham gia các sinh hoạt

7.2.9. Thay đổi trong quá trình tư duy do hiểu sai lầm về các kích thích

a. Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Hoang tưởng: là những ý tưởng , phán đoán sai lầm , không phù hợp với thực tế, người bệnh cho rằng hoàn toàn là chính xác không giải thích đã thông được.

- Có nhiều loại hoang tưởng: Hoang tưởng liên hệ , bị đầu độc, tự cao, bị buộc tội ...

b. Lập kế hoạch

Người bệnh sẽ dần dần hiểu chính xác về thực tế . c. Can thiệp

* Điều dưỡng tập trung lắng nghe người bệnh - Chú ý giao tiếp lời nói và không lời nói - Phân tích kiểu giao tiếp

- Xác định các đề tài người bệnh đề cập

- Dùng các kỹ thuật giao tiếp để làm rõ thêm thực tế - Giúp người bệnh đưa ra những ý nghĩ hướng đến thực tế * Tránh cũng cố các ý tưởng liên hệ hay hoang tưởng - Dùng cách từ rõ ràng ,cụ thể

- Tránh nói thầm

- Khu trú vào việc thật,, người thật

- Không nên tranh cãi với người bệnh về rối loạn

* Cho người bệnh dùng thuốc khi có y lệnh giúp người bệnh phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với những người khác :

- Khuyên người bệnh diễn tả các mong muốn và nhu cầu

- Tìm các stress làm nặng nề các rối loạn và giúp người bệnh loại bỏ nó .

* Bảo vệ người bệnh và những người khác khỏi mối nguy hiểm do rối loạn gây ra

d. Lượng giá

- Người bệnh xác định được cái gì là cái thật và cái gì là rối loạn - Người bệnh không còn rối loạn hoang tưởng

- Nếu hoang tưởng dai dẳng người bệnh sẽ không hoạt động theo kiểu bị hoang tưởng chi phối gây ảnh hưởng nguy hiểm cho người bệnh và người khác

7.2.10. Tiềm ẩn kích động về chính bản thân người bệnh hay đến người khác do những thông tin sai từ người khác

a. Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Người bệnh có các lời lẻ thô tục .

- Có khi có hành vi thô bạo có khuynh hướng tấn công . - Đặc biệt có lúc người bệnh tự hủy hoại cơ thể mình . b. Lập kế hoạch

Người bệnh có khả năng làm giảm hay loại bỏ hành vi bạo lực c. Can thiệp

* Tạo nên mối quan hệ thân thiện với người bệnh - Ngăn ngừa hành vi bạo lực

- Duy trì môi trường ổn định

* Đối với sự nguy hiểm cho người bệnh nên cẩn thận - Loại bỏ các vật nguy hiểm khỏi môi trường

- Quan sát cẩn thận người bệnh - Biết người bệnh hiện tại ở đâu

* Đối với sự nguy hiểm cho người khác

- Khuyên người bệnh nói, thay vì các hoạt động chân tay - Loại bỏ các vật có thể làm vũ khí

- Cố định nếu cần thiết

* Dùng các phương pháp để làm giảm sự kích động - Chuyển sự công kích thành các hoạt động thể dục - Dùng thuốc khi có y lệnh

- Duy trì sự yên tĩnh

- Cho phép người bệnh duy trì khoảng trời riêng của họ d. Lượng giá

- Tự khống chế được các hành vi của mình - Xây dựng được mối quan hệ chân thật

- Dùng lời nói hơn là dùng chân tay

7.2.11. Rối loạn giấc ngủ do mất liên hệ thực tế

a.Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Người bệnh trở nên khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, thức dậy nhiều lần và thức dậy sớm.

- Người bệnh có triệu chứng loạn thần. b. Lập kế hoạch

Người bệnh sẽ ngủ được 5-6 giờ. c. Can thiệp

- Đánh giá các yếu tố liên quan đến kiểu rối loạn giấc ngủ của người bệnh .

- Sợ đi vào giấc ngủ.

- Tri giác sai về môi trường ( ví dụ cái bóng trong tường). - Ngủ ngày.

- Số lượng và loại thuốc chống loạn thần. - Giúp người bệnh thư giản.

- Đề nghị uống các loại nước ấm ( ví dụ sửa nóng) - Động viên người bệnh thở chậm, sâu.

- Mở nhạc nhẹ và êm dịu.

- Giảm bớt ánh sáng để giảm bóng. - Duy trì nhiệt độ mát.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Đại cương và nguyên nhân tâm thần phân liệt ?

2. Nguyên tắc chẩn đoán và các thể của tâm thần phân liệt ? 3. Phương pháp điều trị ?

Một phần của tài liệu CHĂM sóc sức KHỎE người bệnh tâm thần (Trang 40 - 52)