Bệnh tâm thần phân liệt có đặc điểm chung là sự rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn, ý thức của người bệnh còn rõ ràng và năng lực trí tuệ còn được duy trì mặc dù có một số thiếu sót về nhận thức có thể xuất hiện trong quá trình tiến triển.
Các nhóm triệu chứng có tầm quan trọng đặc biệt và thường đi với nhau là:
a. Tư duy vang thành tiếng, bị đánh cắp, bị phát thanh. b. Hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối.
c. Có các ảo thanh thường xuyên bình phẩm về người bệnh , có thể xuất phát từ một bộ phận nào đó của cơ thể.
d. Có các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hoá và hoàn toàn không thể có được (ví dụ: người bệnh cho rằng mình có khả năng tiếp xúc với người ngoài hành tinh, có khả năng làm thay đổi thời tiết...).
e. Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hoàn chỉnh.
f. Tư duy gián đoạn, hay thêm từ khi nói, ngôn ngữ không liên quan, không thích hợp và ngôn ngữ bịa đặt.
g. Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng, uốn sáp, phủ định, sững sờ.
h. Có các triệu chứng âm tính: vô cảm, ngôn ngữ nghèo nàn, học tập kém, lao động giảm sút.
i. Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập tính cá nhân như mất những sở thích cũ, lười nhác, mải mê suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội.
- Trí tuệ còn được duy trì, ý thức còn rõ ràng.
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán :
+ Ít nhất phải có 1 triệu chứng rất rõ ( nếu ít rõ thường phải 2 triệu chứng hay nhiều hơn ) thuộc vào một trong các nhóm liệt kê từ a đến d .
+ Hoặc ít nhất là 2 trong các nhóm liệt kê từ e đến i
+ Các triệu chứng trên phải tồn tại rõ ràng trong phần lớn khoảng thời gian 1 tháng hay lâu hơn .
Các thể tâm thần phân liệt :
3.1. Tâm thần phân liệt thể hoang tưởng ( Paranoide ) (F20.0)
Người bệnh phải có các biểu hiện đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để chẩn đoán tâm thần phân liệt
Hội chứng chiếm ưu thế hoang tưởng tương đối ổn định, có ảo giác kèm theo, đặc biệt ảo thanh , các rối loạn cảm xúc , ý chí ngôn ngữ và các triệu chứng căng trương lực không rõ rệt
Tiến triển trung bình điều trị có kết quả bằng các thuốc an thần kinh
Người bệnh phải có các biểu hiện đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để chẩn đoán tâm thần phân liệt
Nổi bật trong bệnh cảnh là kích động si dại , nói năng hỗn độn , rời rạc lố lăng.
Thường gặp ở lứa tuổi 15-25, tiên lượng xấu do các triệu chứng âm tính, tiến triển nhanh , đặc biệt cảm xúc cùn mòn và mất ý chí.
3.3. Tâm thần phân liệt căng trương lực ( F20.2 )
Người bệnh phải có các biểu hiện đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để chẩn đoán tâm thần phân liệt
Giảm vận động đến sững sờ không nói ( giảm rõ rệt tính phản ứng với môi trường, giảm các vận động hoặc hoạt động tự phát )
Hoặc kích động lặp đi, lặp lại xen với bất động sững sờ
Người bệnh giữ ở một tư thế bị áp đặt bất thường kỳ dị trong thời gian hàng giờ, hàng ngày
Không làm theo hoặc chống lại mệnh lệnh của thầy thuốc và người thân
Nhắc lại lời nói hoặc cử chỉ của người khác.
3.4. Tâm thần phân liệt thể không biệt định ( F20.3 )
Đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thân phân liệt
Không thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán của của các thể Paranoide, thanh xuân hay căng trương lực.
Không thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán của tâm thần phân liệt thể di chứng hay thể trầm cảm sau phân liệt
Đáp ứng tiêu chuẩn tâm thần phân liệt , hiện tại vẫn còn các triệu chứng của trầm cảm, phàn nàn, buồn chán , bi quan , giảm thích thú như biểu hiện của bệnh trầm cảm .
Đáp ứng kém các thuốc kháng trầm cảm, có nguy cơ tự sát , tự hủy hoại.
3.6. Tâm thần phân liệt di chứng ( F20.5 )
Đáp ứng tiêu chuẩn tâm thần phân liệt
Triệu chứng âm tính nổi bật : chậm chạp, hoạt động giảm, cảm xúc cùn mòn, bị động kém sáng kiến , ngôn ngữ nghèo nàn, lười biếng kể cả chăm sóc cá nhân , không quan tâm đến xung quanh , tính nết thay đổi bất thường , khó thích ứng với xung quanh.
3.7. Tâm thần phân liệt thể đơn thuần ( F20.6 )
Bệnh khởi phát từ từ với những biểu hiện cảm xúc khô cằn , lạnh lùng, sống thu mình, lang thang , cách ly xã hội , mất quan tâm thích thú , lười biếng , kỳ dị.
Hoang tưởng ảo giác mờ nhạt không đáng kể
4. Điều trị
Đây là bệnh phải điều trị lâu dài, điều trị tấn công tại bệnh viện và điều trị duy trì tại gia đình, kết hợp dùng thuốc với liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội.
4.1. Liệu pháp tâm lý
Tiếp xúc với người bệnh với thái độ thông cảm, nâng đỡ, không mặc cảm, không coi thường hay tránh né, khiếp sợ người bệnh .
Tổ chức hệ thống cửa mở trong bệnh viện tránh giam giữ đến mức tối đa, tổ chức bệnh viện ban ngày tại cộng đồng.
Giải quyết những nhu cầu và những mâu thuẫn của người bệnh tại gia đình và cộng đồng.
4.2. Liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội
Nhằm phục hồi lại các chức năng lao động và nghề nghiệp mà người bệnh đã mất đi trong khi bị bệnh.
4.3. Liệu pháp hoá dược
Liệu pháp hoá dược là liệu pháp thông dụng nhất và có hiệu lực nhất trong điều trị các trạng thái loạn thần cấp và chống lại xu hướng mạn tính hoá và tái phát của bệnh, dựa trên nguyên tắc: chọn thuốc phù hợp với triệu chứng lâm sàng, dùng thuốc thích hợp với từng trạng thái cơ thể, chú ý phụ nữ có thai, người già, người cho con bú, hạn chế tối đa sự kết hợp nhiều thuốc an thần cùng một lúc. Theo dõi chặt chẽ, phát hiện kịp thời các tác dụng phụ, biến chứng, bệnh cơ thể và tình trạng nhiễm độc.
4.4. Liệu pháp sốc điện
Chỉ định: Người bệnh trong tình trạng trầm cảm nặng có ý tưởng và hành vi tự sát, các trạng thái căng trương lực sững sờ, không chịu ăn, kích động, hoang tưởng, ảo giác điều trị lâu ngày kháng thuốc.