Tưởng Duy Lượng, “Những vấn đề cơ bản về điều khoản chuyển tiếp và thời điểm có hiệu lực của BLDS 2015”, Tạp chí Toà án nhân dân số 17/2018, tr16.

Một phần của tài liệu Điều khoản chuyển tiếp theo quy định của bộ luật dân sự 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 28)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Việc áp dụng pháp luật đối với các giao dịch dân sự phát sinh trước ngày 01/01/2017, nhưng sau ngày này mới phát sinh tranh chấp trên thực tế vẫn còn nhận thức khác nhau. Do đó, trong phạm vi Chương 1 tác giả đã tập trung làm rõ các nội dung liên quan đến việc xác định GDDS chưa thực hiện, đang thực hiện; Áp dụng BLDS 2015 trong trường hợp căn cứ vào sự phù hợp hay không phù về hình thức, nội dung của GDDS được thực hiện trước ngày 01/01/2017. Đồng thời tác giả liên hệ với các vụ án trên thực tế để làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật đối với các GDDS này. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần làm rõ hơn nội dung của điều khoản chuyển tiếp, làm nền tảng cho việc thống nhất về nhận thức hơn đối với các điều kiện áp dụng BLDS 2015.

CHƢƠNG 2

ÁP DỤNG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 TRONG MỘT SỐ QUAN HỆ DÂN SỰ KHÁC PHÁT SINH TRƢỚC NGÀY 01/01/2017 DÂN SỰ KHÁC PHÁT SINH TRƢỚC NGÀY 01/01/2017

BLDS có phạm vi điều chỉnh rất rộng, điều chỉnh hầu hết các quan hệ

trong đời sống xác hội như “Địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng

xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”12

. Mặc dù phạm vi điều chỉnh của BLDS rất rộng nhưng hầu hết đều có mối quan hệ cơ hữu với nhau, trong đó GDDS là mối quan hệ được điều chỉnh chiếm phần lớn của Bộ luật. Tuy nhiên, các mối quan hệ dân sự khác được BLDS điều chỉnh cũng không kém phần quan trọng, như các quan hệ về thừa kế hay bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhưng các quan hệ này không được quy định chuyển tiếp cụ thể trong BLDS 2015. Trong khi đó, giữa sự giao thoa của hai Bộ luật thì chắc chắn sẽ có những tranh chấp phát sinh đối với các quan hệ phát sinh trước ngày 01/01/2017. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật cần phải được điểu chỉnh thống nhất.

2.1. Quan hệ về thời hiệu khởi kiện

Thừa kế theo pháp luật, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong các quan hệ dân sự phổ biến phát sinh trên thực tế. BLDS 2015 là một đạo luật tiến bộ, văn minh cả về kỹ thuật lập pháp cũng như nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ về thừa kế theo pháp luật, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, việc thay đổi luật sẽ có quy định khác nhau nên trong giai đoạn chuyển giao hiệu lực của các luật thì vấn đề đặt ra là việc áp dụng luật như thế nào cho phù hợp và đảm bảo pháp chế. Đặc biệt đối với các vấn đề pháp luật chưa quy định rõ ràng như việc áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp thừa kế theo pháp luật, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để thống nhất áp dụng pháp luật trong trường hợp này là cần thiết.

Một phần của tài liệu Điều khoản chuyển tiếp theo quy định của bộ luật dân sự 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)