Điều 1 Bộ luật Dân sự 2015;

Một phần của tài liệu Điều khoản chuyển tiếp theo quy định của bộ luật dân sự 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 29)

2.1.1. Bất cập về việc áp dụng Bộ luật dân sự 2015 về thời hiệu khởi kiện đối với quan hệ không phát sinh từ giao dịch dân sự

a) Bất cập về việc áp dụng Bộ luật dân sự 2015 về thời hiệu đối với quan hệ thừa kế theo pháp luật

Đối với BLDS 2015, vấn đề áp dụng thời hiệu được quy định tại điểm d

khoản 1 Điều 688. “Điều đó có nghĩa là các quy định về thời hiệu trong BLDS

2015 có sửa đổi, bổ sung cũng được áp dụng đối với tất cả các quan hệ dân sự, các GDDS được xác lập trước hoặc sau khi BLDS 2015 có hiệu lực13”.

Đối với tranh chấp thừa kế tài sản được thụ lý trước ngày 01/01/2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu theo BLTTDS 2004 và BLDS 2005 để xác định thời hiệu, thời hiệu chia thừa kế là 10 năm. Trong trường hợp hết thời hạn chia thừa kế thì Toà án đình chỉ vụ án theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2004. Tuy nhiên, theo quy định của BLDS 2015 việc chia thừa kế tài sản là bất động sản có thời hạn là 30 năm nên việc khởi kiện yêu

cầu chia di sản thừa vẫn còn. “Do đó, sẽ có một số trường hợp theo luật cũ thì

đã hết thời hiệu khởi kiện nhưng theo quy định của BLDS 2015 thì vẫn còn thời hiệu. Nếu quan hệ pháp luật này chưa được giải quyết bằng bản án quyết định có hiệu lực của Toà án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trừ trường hợp đình chỉ giải quyết tranh chấp thừa kế vì lý do hết thời hiệu khởi kiện)”14

. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện trên thực tế giải quyết tranh chấp vẫn còn tồn tại quan điểm áp dụng khác nhau.

Do đó, nhằm thống nhất áp dụng pháp luật trên cả nước Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành án lệ số 26/2018/AL ngày 17/10/2018. Nội dung của án lệ về việc áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp thừa kế tài sản như sau:

“[5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người

13

Tưởng Duy Lượng (2018), “Những vấn đề cơ bản về điều khoản chuyển tiếp và thời điểm có hiệu lực của BLDS 2015”, Tạp chí Toà án số 18/2018, tr10.

Một phần của tài liệu Điều khoản chuyển tiếp theo quy định của bộ luật dân sự 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)