Quan hệ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng

Một phần của tài liệu Điều khoản chuyển tiếp theo quy định của bộ luật dân sự 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 42)

14 Tưởng Duy Lượng (2018), tlđd (13), tr12.

2.2. Quan hệ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là một loại quan hệ dân sự không phát sinh từ giao dịch dân sự. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay còn được gọi là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng hay là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại là một trong những căn

cứ làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 275 BLDS 2015 và

được quy định cụ thể tại Chương XX phần thứ ba của BLDS 2015 “Trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”.

Tuy nhiên, cũng như quan hệ thừa kế theo pháp luật, Điều 688 BLDS 2015 cũng không quy định chuyển tiếp đối với quan hệ này nên trên thực tế vẫn có tồn tại một số quan điểm, nhận thức khác nhau khi giải quyết tranh chấp.

2.2.1. Bất cập về áp dụng Bộ luật dân sự 2015 khi có sự khác nhau về giá trị bồi thường thiệt hại đối với về quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

BLDS 2005 và BLDS 2015 có quy định khác nhau về việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, việc không quy định điều khoản chuyển tiếp cụ thể đối với quan hệ này nên dẫn đến việc áp dụng luật khác nhau trên thực tế.

Ví dụ:“Ngày 01/10/2015, bà N bị bà L bà X, bà H, ông Đ đánh. Bà N

yêu cầu bà L, bà X, bà H và ông Đ liên đới bồi thường 9.487.000đ và thiệt hại về tinh thần theo quy định của pháp luật”22

. Tại phần nhận định của Bản án có

đoạn “Theo quy định tại điểm b, khoản 1.5, Điều 1, mục II của Nghị quyết

03/2006/NQ-HĐTP, ngày 08/7/2006 thì trong mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần…; Theo quy định tại khoản 2 Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 thì...”

Tranh chấp trên xảy ra trước ngày 01/01/2017 nhưng sau ngày này mới được giải quyết. Theo đó HĐXX đã áp dụng quy định của BLDS 2005 và văn bản hướng dẫn Bộ luật này để giải quyết tranh chấp. Quan điểm giải quyết vụ án này đúng với tinh thần quy định tại khoản 1 Điều 156 LBHVBQPPL là áp dụng luật tại thời điểm phát sinh thiệt hại.

Tuy nhiên, cũng sự việc xảy ra trước ngày 01/01/2017 nhưng trong một số vụ tranh chấp khác lại có quan điểm áp dụng BLDS 2015 để làm căn cứ giải quyết tranh chấp.

Ví dụ: “Bà T, bà P yêu cầu ông Tr, ông L, ông G bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khoẻ cho hai bà xảy ra vào ngày 09/6/2015”23. Bản án nhận

định về áp dụng luật như sau: “Sự việc xảy ra vào ngày 09/6/2015; các

nguyên đơn khởi kiện và vụ án được thụ lý ngày 18/10/2016 vào thời điểm Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn còn hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, thời điểm mở phiên tòa xét xử vụ án thì Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật. Do vậy, căn cứ vào khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự 2015, HĐXX áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015 giải quyết”.

Trên thực tế giải quyết tranh chấp các trường hợp vận dụng pháp luật khác nhau còn diễn ra rất nhiều. Việc áp dụng luật khác nhau dẫn đến phán quyết về mức bồi thường thiệt hại khác nhau đối với các vụ án tương tự phát

sinh trước ngày 01/01/2017. Bởi lẽ, “BLDS 2005 và 2015 có nhiều quy định

khác nhau về giá trị bồi thường thiệt hại mà thể hiện rõ nhất là thiệt hại về tinh thần”24. Chính vì vậy, việc áp dụng pháp luật khác nhau sẽ dẫn đến mức bồi thường thiệt hại sẽ khác nhau làm ảnh hưởng sự công bằng trong xã hội và không phù hợp với thực tế hiện tại về giá trị của vật chất.

Theo quan điểm của tác giả một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là chưa có hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng pháp luật. Do đó, việc nghiên cứu hướng dẫn việc thống nhất áp dụng luật trong trường hợp này là cần thiết.

2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện về việc áp dụng Bộ luật dân sự 2015 khi có sự khác nhau về giá trị bồi thường thiệt hại đối với về quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

BLDS 2015 không quy định các trường hợp áp dụng hồi tố đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo nguyên tắc của luật dân sự, tố tụng dân sự của nước ta là bình đẳng, không áp dụng quy định có lợi cho một bên nào trong các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả đối với các tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đó là những thiệt hại

23 Bản án dân sự số 119/2017/DS-ST ngày 18/7/2017 của Toà án nhân dân huyện Châu Phủ, tỉnh An Giang; 24 Xem khoản 2 Điều 609, khoản 2 Điều 610 BLDS 2005; khoản 2 Điều 590, khoản 2 Điều 591 BLDS 2015. 24 Xem khoản 2 Điều 609, khoản 2 Điều 610 BLDS 2005; khoản 2 Điều 590, khoản 2 Điều 591 BLDS 2015.

về thể xác, tinh thần, tài sản của người bị thiệt hại. Những thiệt hại này không thể cân đo đong đếm bằng giá trị, giá trị bồi thường chỉ mang tính tương đối bồi thường một phần nào thiệt hại của người bị thiệt hại. Sự thay đổi chính sách, pháp luật là sự điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nhằm phù hợp với các quy luật phát triển của xã hội, khắc phục những hạn chế của luật không còn phù hợp trong giai đoạn hiện tại và định hướng trong tương lai. Trong đó có giá trị bồi thường thiệt hại cần phải thay đổi cho phù hợp với tính chất mức độ của hành vi, giá trị đồng tiền. Chính vì vậy, đối với những vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà hành vi gây thiệt hại thực hiện trước ngày 01/01/2017 mà sau ngày này mới giải quyết thì cần áp dụng quy định mới có lợi cho người bị thiệt hại.

Việc áp dụng quy định của luật mới sẽ trái với quy định tại khoản 1 Điều 156 LBHVBQPPL. Tuy nhiên, Theo quan điểm của tác giả nhằm đảm đảm bảo quyền lợi tốt nhất của người bị thiệt hại đối với thiệt hại ngoài hợp đồng thì cần phải áp dụng quy định của BLDS 2015 để giải quyết. Do đó, trong thời gian tới Toà án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn việc áp dụng pháp luật theo hướng áp BLDS 2015 đối với các trường hợp này để thống nhất việc áp dụng pháp luật và đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 tác giả nhận diện và phân tích một số vấn đề điều khoản chuyển tiếp trong quan hệ không phát sinh từ GDDS như thừa kế theo pháp luật và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đối với hai vấn đề này tác giả xoay quanh việc làm rõ vấn đề áp dụng pháp luật đối với các trường hợp phát sinh trước ngày 01/01/2017 nhưng sau thời điểm này Toà án mới giải quyết.

Dựa trên các quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử, cũng như các quan điểm khoa học khác tác giả đã nêu lên một số hạn chế, bất cập, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần khắc phục các tình trạng này.

KẾT LUẬN

Có thể thấy, việc áp dụng điều khoản chuyển tiếp của BLDS năm 2015 trong việc giải quyết các vụ án còn tồn đọng những bất cập, khập khiễng. Hậu quả của những bất cấp này trước hết mang đến những thiệt hại, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, gây hoang mang cho dư luận. Ngoài ra, sự không tương thích trong các quy định của pháp luật và thực tế các quan hệ xã hội là rào cản trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp chế xã hội chủ nghĩa, nơi thượng tôn pháp luật.

Chính vì những lý do này, luận văn đã tập trung phân tích làm rõ các nội dung liên quan đến điều khoản chuyển tiếp trong các quan hệ phát sinh từ GDDS và trong các quan hệ không phát sinh từ GDDS. Từ các quy định pháp luật hiện hành, tác giả đã phân tích những bất cập trên cơ sở so sánh các vụ việc thực tiễn, để từ đó đưa ra những kiến nghị, định hưởng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật. Mục tiêu cốt yếu là đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật trong việc giải quyết các vụ án, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Một phần của tài liệu Điều khoản chuyển tiếp theo quy định của bộ luật dân sự 2015 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)