7. Bố cục của đề tài
3.2.2. Giải pháp đổi mới về thể chế
Để thực hiện tốtcông tác văn phòng thì việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định về công tác này là một giải pháp thiết yếu. Bởi lẽ các văn bản này sẽ là hành lang pháp lý và là căn cứ để định hướng cho toàn bộcông tác văn phòng. Chỉ khi các văn bản này được hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn thì đổi mới công tác văn phòng mới được thực hiện triệt để. Nhằm đảm bảo cho đổi mới công tác văn phòng được thực hiện hiệu quả, Chánh Văn phòng Bộ cần tham mưu cho Bộ trưởng trong việc xây dựng, ban hành và sửa đổi một số văn bản và quy định, cụ thể:
- Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản cho Quy chế Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ sao cho phù hợp với thực tế hoạt động hiên nay;
- Sửa đổi Quy chế văn thư, lưu trữ của Bộ trong đó quy định rõ về vấn đề ứng dụng CNTT trong công tác VTLT cũng như sửa đổi quy trình thực hiện các nghiệp vụ văn thư, lưu trữ;
- Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động cho một số đơn vị thuộc Văn phòng còn thiếu như Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Phòng Quản lý đầu tư xây dựng, Phòng, Ban Quản lý trụ sở 2 của Bộ;
- Xây dựng bản mô tả công việc chi tiết cho các vị trí nhân sự của Văn phòng Bộ; - Hoàn thiện một số quy trình nghiệp vụ văn phòng đặc biệt là các khâu nghiệp vụ vẫn còn chưa thực hiện tốt như lập hồ sơ,…;
- Sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các khoản chi tiêu thường xuyên và đột xuất theo chế độ Nhà nước quy định và thực hiện tốt việc tiết kiệm và tự chủ ngân sách.
- Xây dựng Quy chế về tuyển dụng mới, điều động, thuyên chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và người lao động trong Văn phòng Bộ,…