Sự phát triển của bào thai được tính từ lúc kết thúc giai đoạn phôi cho đến khi đẻ. Đây là thời kỳ sinh trưởng phát triển của các hệ cơ quan và của bào thai và hình thành con non. Các cơ quan hoàn thiện dần về cấu trúc và chức năng sinh lý. Ở thời kỳ đầu có chữa, tốc độ sinh trưởng của thai tương đối nhanh hơn cuối thời kỳ có chữa.
Giữa ngày chữa 45 đến 75 ngày thai bò nặng 6-72g, trong hai tháng chữa cuối cùng thai bò nặng khoảng 18 đến 40kg.
Ở Lợn hợp tử nặng 0.0000003g, 35 ngày nặng 491.2g, 90 ngày nặng 565.6g, sơ sinh nặng 1255g. Thời gian chữa của các loài gia súc là khác nhau: trâu 310 ngày, bò 280 ngày, lợn 115 ngày.
Hình 20. Thai bò.
Có hai phương thức làm tổ: Một, ở đa số các loài hợp tử tiết men làm thủng lớp niêm mạc tử cung rồi chui xuống làm tổ ở đây, điển hình như bò, vì vậy bào thai được dính chặt vào lớp niêm mạc tử cung mẹ qua các núm nhau, cũng do đó bò hay sát nhau khi đẻ. Phương thức thứ hai là bào thai không dính chặt vào lớp niêm mạc tử cung mẹ mà được giãn cách bằng một màng nhầy đệm gồm 2 lá chứa dịch xoang, qua dịch xoang ấy tiến hành trao đổi dinh dưỡng giữa mẹ và con, điển hình là lợn, rồi ngựa. Vì vậy, lợn và ngựa không sát nhau khi đẻ.
Ở phần lớn gia súc, màng đệm liên quan chặt chẽ với màng nhầy tử cung để hình thành nhau thai. Nhau thai hình thành là cầu nối mọi phương diện giữa mẹ và con như dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết, điều hòa nội tiết…
Điều hòa sự phát triển của thai trong thời kì chữa là một quá trình phức tạp với sự tham gia chủ yếu của hệ nội tiết. Progesteron là hormone duy trì quá trình có chửa, nó được sản xuất ở thể vàng hoặc nhau thai, hoặc cả hai.
Nói một cách khác, việc duy trì phát triển của bào thai trong thời gian có chửa là do thể vàng đảm nhận hoặc là sự phối hợp giữa thể vàng với nhau
thai, tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của thời kì có chửa và ở các loài gia súc khác nhau:
Lợn, hươu, nai: progesterone chủ yếu do thể vàng cung cấp trong suốt thời kì có chửa, vai trò của nhau thai là thứ yếu.
Cừu: Vào ngày chửa 50 – 60, nhau thai đảm nhận cung cấp progesterone. Yếu tố kích thích cho việc hình thành progesterone ở đaay là nhờ men 4,5 isomerase và 3,β-ol-dehydrogenaza chứ không phải là LH của tuyến yên.
Ngựa: Bắt đầu từ ngày chửa 35 – 40, có sự hình thành tổ chức nội tiết trong tử cung để sản xuất PMSG (gọi là huyết thanh ngựa chửa – HTNC ). Nó phụ thuộc nhóm Gonadotropin hormone ( hocmon sinh sản ) có bản chất là glucoproptein. PMSG tiết với hàm lượng cao nhất vào ngày chửa thứ 70- 80 và kết thúc vào ngày 140 của thời kì có chửa.
Tổ chức nội tiết ở tử cung ngựa đóng vai trò như thể vàng thứ hai, nó ngăn cản quá trình rụng trứng, cũng như triệt phá các nang trứng mới hình thành. Vì vậy, trong chăn nuôi người ta đã sản xuất huyết thanh ngựa chửa của những con ngựa có chửa, dùng vào việc gây động dục và gây động dục hàng loạt cho gia súc.
Cơ sở sinh lý của kĩ thuật gây động dục hàng loạt như sau:
Sử dụng progesterone là yếu tố ức chế động dục, có nghĩa là đưa tất cả các gia súc cái ở trạng thái khác nhau của chu kì động dục (trừ những gia súc đang động dục ) vào một trạng thái cùng bị ức chế. Hết thời gian tác động của hormone ( giải phóng ức chế ), chúng bắt đầu bước vào trạng thái hưng phấn mạnh và các nang trứng cũng được chín vào một thời kì (phản xạ bật hóa ). Theo nguyên lí thần kinh là ức chế càng sâu thì hưng phấn càng mạnh nên hiệu quả động dục rất cao.
Người ta cũng có thể dùng hormone PGF2α vào mục đích này nhưng cơ chế khác ở chỗ hocmon này là hormone phá thể vàng, do đó nó giải phóng ức chế, tạo cơ hội cho các nang trứng phát triển.
Ở cừu, vào ngày thứ 75 của thời gian có chửa, nhau thai có sản xuất relaxin là chất có vai trò giống như progesterone.