3.2.2.1. Về tăng cường chất lượng tín dụng trong thẩm định dự án cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng
Để nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cần nâng cao chất lượng trong thẩm định dự án cho vay:
- Thực hiện chuyên môn hóa các khâu thẩm định, cho vay và xử lý nợ. Để thực hiện chuyên môn hóa các khâu thẩm định, cho vay và xử lý nợ, Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cần phải tách bộ phận thẩm định, phân tích tín dụng, xử lý nợ có vấn đề thành ba bộ phận riêng. Bộ phận chuyên làm công tác thẩm định, bộ phận chuyên về phân tích, đánh giá kết quả thẩm định đểđề ra quyết định cho vay, bộ phận chuyên xử lý nợ có vấn đề. Tuy nhiên các bộ phận này phải phối hợp chặt chẽ
với nhau để có tính thống nhất và đồng bộ trong hoạt động tín dụng. Thực hiện chuyên môn hóa vừa tạo nên sự hoạt động có tính chuyên nghiệp cao và tính độc lập tương đối giữa các khâu nhằm đảm bảo tính khách quan trong xét duyệt cho vay, vừa là biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong thực thi công việc.
- Thành lập bộ phận hậu kiểm tín dụng trực thuộc phòng Kế hoạch kinh doanh với mục đích kiểm tra việc thực hiện chếđộ, thể lệ tín dụng, có hướng xử lý kịp thời những vấn đề sai sót xảy ra. Việc kiểm tra phải được xem là một nội dung công tác của phòng Kế hoạch kinh doanh, giao cho một hoặc một số người chuyên thực hiện nhiệm vụ này, khi cần có thể huy động thêm một số nhân viên có kinh nghiệm tham gia.
- Tăng cường trang thiết bị làm việc, tăng cường kiến thức về nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định, cán bộ cho vay xử lý nợ khi có vấn đề.
3.2.2.2. Về mở rộng và nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo tiền vay a. Mở rộng các hình thức đảm bảo tiền vay
Theo quy định của Agribank, các chi nhánh có thể cho vay với nhiều loại đảm bảo khác nhau nhưng hiện tại Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre chỉ
mới dừng lại ở một số hình thức phổ biến:
- Cho vay thế chấp, bảo lãnh chủ yếu là quyền sử dung đất, tài sản gắn liền với
đất, quyền sử dụng nhà.
- Cho vay cầm cố chủ yếu là cho vay đảm bảo bằng sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu. Đấy là loại tài sản đảm bảo an toàn, không tốn kém.
Vì vậy để mở rộng thêm đối tượng cho vay, Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cần mở rộng cho vay hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nhận bảo hiểm nhân thọ làm tài sản bảo đảm tiền vay. Bên cạnh đó, ngân hàng cần cho vay trả góp trên cơ sở bảo đảm bằng hợp đồng nhận thầu hoặc cho vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu, chiết khấu các giấy tờ có giá khác. Viêc mở rộng hình thức đảm bảo tiền vay là cơ sở mở rộng quy mô khách hàng và đó cũng là biện pháp phá vỡ sựđơn điệu của việc thường dùng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp trong vay vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.
b. Tăng cường sự chính xác, an toàn, hợp lý trong đánh giá tài sản thế chấp Tài sản được dùng làm bảo đảm tiền vay sẽ là nguồn thanh toán khi khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng. Vì vậy, khi được sử dụng làm đảm bảo cho một món vay nào đó, tài sản phải được đánh giá đúng, để trong trường hợp khách hàng không trảđược nợ thì việc thanh lý tài sản giúp cho ngân hàng có khả năng thu hồi đủ
cả gốc, lãi và chi phí khác (nếu có). Thực tế tài sản làm bảo đảm tiền vay rất đa dang, phong phú, vì vậy trong đánh giá tài sản cần chú ý đến tính chất an toàn của tài sản làm bảo đảm tiền vay, đó là:
- Tính ổn định về giá trị của tài sản đảm bảo trong một thời gian dài.
- Tính thanh khoản của tài sản đảm bảo, nhanh chóng chuyển tài sản đảm bảo thành tiền.
- Tài sản đảm bảo phải được thị trường chấp nhận ở mọi thời điểm, mọi nơi để
có khả năng chuyển nhượng cao.
Tuy nhiên, không nên coi tài sản bảo đảm tiền vay là chỗ dựa an toàn vì yếu tố
quyết định cho vay là tính hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, chứ
không phải là tài sản thế chấp, cầm cố. Mục đích của việc cho vay có đảm bảo bằng tài sản là nhằm thúc đẩy người vay sử dụng vốn vay một cách có trách nhiệm, có hiệu quả để thực hiện nghĩa vụ trả nợ một cách sòng phẳng, đầy đủ. Trong trường hợp xấu nhất, khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ thu hồi vốn bằng cách phát mãi tài sản làm bảo đảm tiền vay của khách hàng với mục đích bảo toàn vốn, giảm rủi ro cho ngân hàng. Qua đó tái tạo lại nguồn vốn tín dụng nhằm đảm bảo
điều kiện mở rộng tín dụng cho nền kinh tế. Tuy nhiên tài sản làm bảo đảm tiền vay chỉ là nguồn thu nợ thứ ba của ngân hàng khi khách hàng đã sử dụng hai nguồn từ hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của họ mà vẫn không có
khả năng trả nợ ngân hàng. Vì vậy trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng không nên tuyết đối hóa vai trò của tài sản bảo đảm tiền vay.
3.2.2.3. Về xử lý nợ xấu
- Hàng quý chi nhánh cần phải họp định kỳđểđánh giá việc thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu của quý trước, đề ra kế hoạch thu hồi nợ xấu quý sau. Bên cạnh việc phấn tích nợ xấu, chi nhánh còn đề ra biện pháp để xử lý nợ xấu trên cơ sở xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, giao chỉ tiêu cụ thể gắn với kế hoạch tài chính, gắn với cơ chế tiền lương, tiền thưởng, phát động phong trào thi đua đối với các phòng nghiệp vụ và phòng giao dịch.
- Để xử lý tốt nợ xấu, chi nhánh nên thành lập Tổ xử lý nợ xấu từ 5 đến 7 người, trong đó có một Phó Giám đốc phụ trách tín dụng làm Tổ trưởng. Tổ này có nhiệm vụ chuyên trách chỉđạo thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ xấu. Ngoài ra, việc thành lập Tổ xử lý nợ xấu phải có quyết định, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ, từng thành viên trong tổ xử lý một cách cụ thể.
- Trên cở sởđó, Tổ xử lý nợ xấu cần phải lập một kế hoạch tổng thể về xử lý nợ
xấu của chi nhánh, trong đó phân tích kỹđến từng khách hàng và nhóm khách hàng, phân tích kỹ về nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, tình hình tài chính của khách hàng, có khả năng thu hay tiến đến việc xư lý tài sản làm bảo đảm tiền vay. Và đồng thời nêu lên những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện việc xử lý tài sản này.
- Để xử lý nợ xấu trước hết phải đôn đốc, động viên khách hàng trả nợ, tự bán tài sản để trả nợ ngân hàng. Trường hợp những khách hàng nào cố ý chây ỳ không trả
nợ, thì chi nhánh cũng như Tổ xử lý nợ phải tranh thủ tối đa sựủng hộ của các cơ quan pháp luật xử lý cương quyết buộc khách hàng phải giao tài sản cho ngân hàng tiến hành phát mãi thu hồi nợ.
- Chi nhánh cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, kiểm soát quá trình xử
lý nợ xấu, và đưa nội dung này vào chương trình, kế hoạch, công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát của ngân hàng.
3.2.2.4. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thứ nhất, Cần tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp: Do đặc thù tín dụng là một nghề khá nhạy cảm, ngoài các quy tắc, quy định về mặt nghiệp vụ của ngành, của pháp luật đôi khi những quyết định tín dụng còn bị chi phối bởi yếu tố chủ
với cho vay khách hàng cá nhân, hộ sản xuất Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cần phải sàng lọc đội ngũ cán bộ tín dụng hiện có, bổ sung các cán bộ
mới phải cân nhắc, chọn lọc và phải có kế hoạch bồi dưỡng giáo dục thường xuyên về
kiến thức để nắm bắt kịp thời với nhịp độ phát triển của thị trường. Để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cần:
- Xây dựng quy chế gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng, kiểm soát viên với món vay để họ nêu cao tinh thần trách nhiệm của họ trong việc thẩm định, quản lý,
đôn đốc thu hồi nợ, đảm bảo an toàn vốn.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ nhất là cán bộ tín dụng thông qua các hoạt động sinh hoạt đoàn thể, các buổi tổng kết rút kinh nghiệm, các buổi tọa đàm ...
- Kiểm tra, rà soát các quy trình nghiệp vụ tín dụng, đây là vấn đề quan trọng, quy trình có chặt chẽ bao nhiêu thì càng giúp giảm thiểu rủi ro cho cán bộ tín dụng bấy nhiêu, bởi vì khi quy trình chặt chẽ thì hạn chế các rủi ro mang tính chủ quan của CBTD.
- Có cơ chế khen thưởng, phát động thi đua, gắn lợi ích riêng của với lợi ích chung của ngân hàng. Ngân hàng cần định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ tín dụng. Đồng thời, nghiên cứu, xem xét về cơ chế khuyến khích về tiền lương kinh doanh, tiền thưởng đối với cán bộ tín dụng so với các bộ phận khác, có chế độ
thưởng phạt riêng vì họ là những người phải đối mặt với rủi ro để động viên khuyến khích những cán bộ có thành tích xuất sắc và xử phạt đối với những cán bộ cố tình vi phạm quy định, quy trình nghiệp vụ của ngân hàng.
- Thực hiện phân giao chỉ tiêu đến từng người lao động để chủ động tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch đề ra, hàng tháng đánh giá mức độ thực hiện gắn với chế độ xét chi lương hàng tháng nhằm kích thích tăng năng suất chất lượng hiệu quả công tác.
- Triển khai có hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, thực hiện tốt chế độ
chính sách đối với đội ngũ CBTD để tạo động lực động viên, khuyến khích cán bộ làm công tác tín dụng phấn đấu tăng năng suất lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao.
Thứ hai, Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo cho ngân hàng và hoạt động kinh doanh phát triển không ngừng và liên tục. Để làm đựơc điều này phải thông qua đào tạo, bồi dưỡng, động viên khuyến khích người lao động, thúc đẩy, phát huy sự cố gắng, sáng tạo của cá nhân, củng cố và nâng cao sức mạnh của tập thể như sau:
- Ngay từ khâu tuyển chọn cần lựa chọn những ứng viên có tư chất, có trình độ, có năng lực... nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới trong điều kiện mới bằng cách: Lựa chọn những ứng viên được đào tạo chính quy từ những trường đại học lớn có uy tín, có kỹ năng giao tiếp tốt, kinh nghiệm công tác, yêu nghề, có tâm huyết với nghề nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ tín dụng không ngừng thường xuyên được
đào tạo và tiếp thu những kiến thức mới, như: Đối với những cán bộ mới được tuyển dụng là những người thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, còn khá bỡ ngỡ với những nghiệp vụ của ngân hàng và khả năng ứng xử với khách hàng, do vậy ngân hàng nên có kế hoạch đào tạo lại bằng cách đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo tập trung theo cụm hoặc theo kế hoạch của Agribank; đối với những cán bộ đã có thời gian công tác trên một năm ngân hàng có thể mở các lớp tập huấn nghiệp vụ theo định kỳ, tổ chức các hoạt động học tập, trao đổi nghiệp vụ… để nâng cao trình độ giao tiếp, mở rộng mối quan hệ học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp; có kế hoạch hàng năm tổ chức thi tìm hiểu nghiệp vụ Agribank, thi cán bộ nghiệp vụ giỏi nhằm mục đích tạo động lực khuyến khích trau dồi nghiệp vụ củng cố kiến thức từ đó giúp nâng cao trình độ
chuyên môn của mỗi cán bộ.
- Thực hiện tốt công tác đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
làm công tác tín dụng nhất là cán bộ cho vay, quản lý khách hàng cá nhân. Có kế
hoạch đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng tại các trường đại học hoặc theo các lớp ngắn ngày do Agribank tổ chức để nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức thị
trường. Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ tại chi nhánh tỉnh hoặc tại chi nhánh huyện
để cán bộ nâng cao trình độ xây dựng và thẩm định dự án, hướng dẫn hộ vay xây dựng phương án, dự án vay vốn.
- Tổ chức đào tạo, trang bị thêm nghiệp vụ vi tính cho cán bộ để tăng cường khả năng quản lý hồ sơ vay vốn, làm các báo cáo theo quy định của Agribank, hàng
ngày theo dõi nợđến hạn, quá hạn, hàng tháng sao kê khế ước vay vốn nhanh chóng
để thuận tiện trong việc quản lý tín dụng.
- Thực tế tại địa bàn nông nghiệp nông thôn, cán bộ làm công tác tín dụng gặp nhiều khó khăn do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Nhiều khi nhận khoản vay mà họ không biết phải sử dụng thế nào là hiệu quả nhất vì thếđòi hỏi cán bộ tín dụng phải có sự am hiểu và trau dồi kiến thức khoa học trong lĩnh vực kinh tế
nông nghiệp và ngành nghềở nông thôn, từđó tư vấn, gợi ý và hướng dẫn họ sản xuất, nếu làm được điều này thì hiệu quả đồng vốn sẽ rất cao, chất lượng cho vay sẽ được nâng lên. Từđó làm cho hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tin yêu và gắn bó hơn với Agribank.
Thứ ba, Tổ chức, sắp xếp cán bộ hợp lý: Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cần phải có chiến lược và thực hiện một cách khoa học việc đào tạo, sắp xếp, sử dụng hợp lý lực lượng lao động nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Xác định chính xác nhu cầu từng loại nhân lực, sử dụng tiết kiệm nguồn nhân lực trong quá trình kinh doanh, tránh xảy ra hiện tượng thừa, thiếu lao động nhằm nâng cao năng suất lao động của ngân hàng. Do vậy, việc bố trí, sắp xếp cán bộ, đào tạo và đào tạo lại về các mặt nghiệp vụ, trau dồi giáo dục đạo đức nghề nghiệp là nhiệm vụ cấp bách thường xuyên. Bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ một cách đúng đắn, hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cán bộ phát huy hết năng lực của mình, từđó nâng cao hiệu quả hoạt động:
- Để làm tốt việc này, trước hết các phòng nghiệp vụ đến các phòng giao dịch trực thuộc phải đánh giá chính xác trình độ năng lực của mỗi người, bố trí đúng người,
đúng việc. Mặt khác, cần lưu ý đến tâm tư nguyện vọng, tiếp thu những ý kiến phản hồi từ cán bộđể ra quyết định một cách chính xác.
- Tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp, phân công lại nhân viên cũng cần được xem xét một cách toàn diện, đối với