Các phương pháp nhận thức cây thuốc

Một phần của tài liệu thuc vat duoc 2017 (Trang 30 - 32)

1. Nhận thức bằng thị giác

Nhận thức bằng thị giác là phần quan trọng nhất đối với phần lớn các loài cây thuốc, dựa trên hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu trúc bề mặt của các cơ quan dinh dưỡng. Để phân biệt được các loài cây thuốc, cần nắm chắc đặc điểm hình thái của các cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt), trong đó lá và hoa là quan trọng nhất.

Cách nhận thức:

- Đặt mẫu cây cần nhận thức ở nơi có đủ ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời, quan sát và mô tả.

- Phát hiện túi tiết tinh dầu bằng cách “soi lá”: Soi lá cần quan sát về phía có nguồn sáng mạnh (tốt nhất là ánh sáng mặt trời). Quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái của mẫu đó.

- Phát hiện nhựa mủ, dịch trong dựa trên mẫu tươi: Dùng dao khía nhẹ lên vỏ hay cắt ngang thân hay cuống lá cây, quan sát sau 30 giây đến 1 phút.

2. Nhận thức bằng khứu giác

Các loài khác nhau có thể được phân biệt bằng mùi của chúng. Nhiều loài có mùi thơm (dịu, hắc, hăng,...), thường là các loài chứa tinh dầu, gặp ở các cây họ Long não (Lauraceae), Hồ tiêu (Piperaceae), Cam (Rutaceae), Hoa tán (Apiaceae), Bạc hà (Lamiaceae), Gừng (Zingiberaceae),.... Một số loài có mùi thối (mùi đặc biệt), gặp ở nhiều họ khác nhau như cây Mơ tam thể (Paederia foetida L.),.... Cũng có rất nhiều loài không có mùi đặc biệt, như nhiều loài trong họ Ngọc lan (Magnoliaceae), Na (Annonaceae),....

30

Cách nhận thức:

- Dùng 2 ngón tay tay vò một mẫu cần nhận thức (mẩu lá, vỏ, gỗ) và ngửi mùi của nó.

- Không nên ngửi quá nhiều mẫu có mùi mạnh trong thời gian ngắn. Khi đó khứu giác không đủ nhạy để nhận biết các mùi khác nhau.

3. Nhận thức bằng vị giác

Cơ quan dinh dưỡng của các loài có vị khác nhau do chứa các hợp chất tự nhiên khác nhau, gồm tất cả các vị là chua, cay, ngọt, mặn. Các loài có vị chua gặp các cây họ Thu hải đường (cuống lá) (Begoniaceae), Rau răm (thân cây Thồm lồm (Polygonum chinense L.),....; vị cay ở thân rễ các cây họ Gừng (Gừng (Zingiber officinale Rosc.), Địa liền (Kaempferia galanga L.,....); vị ngọt ở cây Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.), Cam thảo dây (Abrus precatorius L.),...., vị đắng ở thân cây Dây kí ninh (Tinospora crispa (L.) Hook.f. et Th.)....Cần lưu ý các cơ quan dinh dưỡng của nhiều loài không có vị đặc biệt.

Cách nhận thức:

- Cắt một mẩu nhỏ của (các) cơ quan dinh dưỡng loài cần nhận thức, nhấm và cảm nhận vị của nó. Cũng như nhận thức bằng khứu giác, không nên nhận nếm quá nhiều mẫu trong thời gian ngắn. Cần lưu ý là một số loài có độc tính cao, do đó không được nếm mẫu với lượng lớn và nuốt chúng.

4. Nhận thức bằng xúc giác

Bề mặt cơ quan dinh dưỡng của các loài có thể chất khác nhau như trơn, ráp, có gai, dính,.... tạo ra các cảm giác khác nhau khi sờ bằng tay. Lá các cây họ Dâu tằm thường ráp (cây Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L' Her. ex Vent.), Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.), Duối (Streblus asper Lour.),...., Lá cây Dây đau xươ ng (Tinospora sinensis (Lour.) Merr.) phủ lông mịn nên tạo cảm giác trơn mịn khi sờ. Vỏ cây Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C.B.Rob.) có chứa chất dính.

Cách nhận thức:

- Dùng tay lướt nhẹ trên bề mặt cơ quan dinh dưỡng của loài cần nhận thức và cả m nhận cảm giác có được. Đối với loài chứa chất dính, cắt một mẩu nhỏ, dùng 2 ngón tay vò nát và ép chặt lại, sau đó nới dần và cảm nhận cảm giác có được.

5. Nhận thức bằng thính giác

Lá của nhiều loài có thể chất cứng, tạo tiếng khác nhau khi va chạm, như lá cây Dạ hợp (Magnolia coco DC.).

Cách nhận thức:

- Đặt lá cây sát tai, dùng tay gẩy nhẹ lá cây cần nhận thức và cảm nhận âm thanh có được.

31

Một phần của tài liệu thuc vat duoc 2017 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)