Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả can thiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018 - 2020 (Trang 39 - 41)

Trong các chương trình phòng chống NKBV, vệ sinh bàn tay (vệ sinh tay) luôn là một thành phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Vệ sinh tay là một phần của vệ sinh thân thể nằm trong vệ sinh chung của ngành vệ sinh, người ta cho rằng rửa tay cùng với vệ sinh thân thể, mắt, miệng là thành tựu to lớn của nhân loại, chính vì vậy vệ sinh thân thể được đưa vào chương trình chung môn học giáo dục công dân của các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, các quy trình khác cũng được triển khai như tăng cường khử khuẩn – tiệt khuẩn hoặc tiêm an toàn. Nhìn chung, các hoạt động can thiệp được gói gọn bao gồm:

- Trang bị phương tiện

Sự sẵn có của phương tiện KSNK đầy đủ như bồn rửa tay cho hoạt động vệ sinh tay, hoặc trang thiết bị xử lí mũi tiêm sắc nhọn có ảnh hưởng rõ rệt đến ý thức tuân thủ các hoạt động KSNK của NVYT. Thiếu phương tiện hoặc bố trí không tiện lợi việc sử dụng sẽ làm giảm tuân thủ các quy trình này của NVYT. Ví dụ, với hoạt động vệ sinh tay, khử khuẩn tay bằng cồn với quy trình đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả diệt khuẩn cao, tốn ít thời gian và ít gây kích ứng da hơn, là yếu tố thuận lợi giúp tăng cường thực hành vệ sinh tay ở NVYT. Đặc biệt trong các tình huống đòi hỏi thực hiện nghiêm các quy định vệ sinh tay (như ở các đơn vị điều trị tích cực), hoặc ở các khu vực có cường độ làm việc cao (quá tải NB, thiếu NVYT), NVYT thường ưa thích khủ

khuẩn tay bằng cồn hơn là rửa tay bằng nước với xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn.

Do đó các cơ sở y tế cần trang bị phương tiện một cách đầy đủ và sẵn có tại các buồng bệnh và buồng thủ thuật nhằm tạo điều kiện cho NVYT thực hành các quy trình KSNK. Tuy nhiên, tăng cường trang bị các phương tiện KSNK mà không thực hiện các hoạt động giáo dục và kiểm tra giám sát thì việc cải thiện tuân thủ các quy trình của NVYT có thể không duy trì được lâu dài.

Tập huấn cho giám sát viên và nhân viên y tế tại các khoa

Trước khi tiến hành triển khai biện pháp can thiệp, nhân viên giám sát được thảo luận, thống nhất và nắm chắc về nội dung can thiệp. Nhân viên y tế không có kiến thức, thái độ đúng sẽ không tuân thủ đúng quy định. Ngoài việc học tập nội dung quy định về các quy trình KSNK, NVYT cần hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của các quy trình này trong phòng ngừa NKBV.

Giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế

Giám sát và thông báo phản hồi kết quả giám sát được xem là chiến lược hiệu quả nhất nhằm cải thiện thực hành tuân thủ các quy trình KSNK ở nhân viên y tế 116, 117. Một số NVYT thường nói họ đã thực hiện tốt các quy trình nhưng thực tế họ không làm. Vì vậy, nhân viên chuyên trách KSNK cũng như mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa phòng cần coi giám sát tuân thủ các quy trình KSNK là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Xây dựng, ban hành quy định về các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn

Không nên cho rằng chỉ cần phổ biến văn bản, hướng dẫn về KSNK của Bộ Y tế hoặc tổ chức phát động các chương trình KSNK là NVYT thực hiện tốt công tác này. Thực tế cho thấy công tác KSNK còn yếu ở hầu hết các cơ sở y tế do không có quy định cụ thể, cần thiết để mọi người thực hiện. Quy

định KSNK thể hiện ý chí của lãnh đạo về việc áp dụng hướng dẫn KSNK vào hoàn cảnh cụ thể của đơn vị. Bệnh viện ban hành quy định KSNK sẽ giúp nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn và các khoa/phòng triển khai công tác KSNK thuận lợi, hiệu quả hơn.

Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả can thiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018 - 2020 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)