Kết quả nghiên cứu định tính và nhận định về can thiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả can thiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018 - 2020 (Trang 146 - 148)

Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy, một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành công của mô hình đó là thay đổi hệ thống KSNK, cũng như đảm bảo được sự đào tạo và tập huấn liên tục cho các NVYT tại các khoa lâm sàng và tại bệnh viện. Việc triển khai thường xuyên các hoạt động đào tạo đã giúp đảm bảo NVYT có thể được cập nhật thường xuyên về quy trình và các tiêu chuẩn cho các quy trình, điều mà trước khi can

thiệp còn thiếu do nguồn nhân lực hạn chế. Nhìn chung, các ý kiến cho rằng việc triển khai chương trình can thiệp này là hoàn toàn khả thi và có khả năng đảm bảo tính bền vững khi các khoa lâm sàng hoặc bệnh viện triển khai lồng ghép thường quy các hoạt động này vào hoạt động chung của bệnh viện. Zingg và cộng sự đã xác định được mười yếu tố chính cần thiết để KSNK hiệu quả trong hoạt động hàng ngày của mọi bệnh viện, bao gồm: có các tổ chức hoặc hội đồng KSNK ở cấp bệnh viện; khối lượng công việc của NVYT, áp dụng đúng các hướng dẫn; giáo dục và thực hành; các chương trình phòng ngừa đa phương thức và có sự tham gia của các bên liên quan, văn hóa tổ chức tích cực; giám sát và phản hồi 156. Những yếu tố này cũng phù hợp với nguyên lý của mô hình can thiệp đa phương thức được áp dụng trong nghiên cứu này. Do vậy, về tổng thể, có thể tthấy tình trạng NKBV đã có sự cải thiện đáng kể, một phần cũng nhờ sự cải thiện về việc tuân thủ các quy trình KSNK. Thành công trong việc cải thiện kết quả và thực hành lâm sàng chủ yếu nhờ vào động lực của NVYT trong việc cải thiện thực hành KSNK. Các phương pháp hay nhất về phòng ngừa và KSNK được thực hiện thành công nhất khi được lồng ghép trong văn hóa của chính bệnh viện.

Một điều đáng chú ý là sau khi nghiên cứu này dừng lại, các khoa phòng tại bệnh viện vẫn độc lập tiếp tục thực hiện quan sát và phản hồi tuân thủ trực tiếp hàng quý. Đây có thể coi là một thành tựu quan trọng, nhấn mạnh mức độ liên quan của ý thức làm chủ giữa các NVYT trong bất kỳ can thiệp nào được thiết kế để tăng cường an toàn cho người bệnh một cách bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng trống đáng kể cần được lấp đầy về việc thực hành quy trình KSNK tại bệnh viện. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tuân thủ hầu hết các khuyến nghị đạt đến đỉnh điểm trong quá trình can thiệp, sau đó hiệu suất bắt đầu giảm. Ví dụ, nghiên cứu của Valentina Baccolini và cộng sự (2019) tại Ý cho thấy tỷ lệ tuân thủ phòng ngừa chuẩn tăng từ 41,9%

trước can thiệp lên 62,1% sau can thiệp nhưng lại giảm xuống trong các quý tiếp theo 157. Điều này làm nổi bật khó khăn trong việc duy trì tỷ lệ tuân thủ thực hành được khuyến nghị theo thời gian và tầm quan trọng của việc cung cấp phản hồi về hiệu quả và giáo dục cho NVYT để các cải tiến có thể được duy trì. Trên thực tế, các hướng dẫn của WHO khuyến nghị lặp lại toàn bộ chu kỳ của phương pháp tiếp cận từng bước trong thời gian tối thiểu là 5 năm. Mặc dù vậy, bất chấp khuyến nghị, phần lớn các nghiên cứu trước đây báo cáo tác động của chương trình can thiệp đa phương thức dựa trên WHO không đầy đủ thời gian cần thiết. Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng những thay đổi hành vi là quan trọng trong việc cải thiện vệ sinh tay và các hoạt động KSNK khác, và sự cải thiện này mất nhiều thời gian, đôi khi vài năm 158, 159. Các kết quả tương tự cũng được báo cáo trong y văn ở các cơ sở y tế với các chuyên ngành khác nhau 160, 161. Điều này đòi hỏi lãnh đạo bệnh viện và khoa lâm sàng cần có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn vào công tác này và triển khai lặp đi lặp lại một cách thường quy. Việc lặp lại can thiệp trong vòng 12 tháng kể có thể tối đa hóa hiệu quả của can thiệp theo thời gian như đề xuất của Mortel và cộng sự 162.

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả can thiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018 - 2020 (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)