Tình trạng tuân thủ quy trình thay băng vết thương

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả can thiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018 - 2020 (Trang 125 - 127)

Tuân thủ quy trình thay băng vết thương, cùng với các quy trình KSNK khác, là biện pháp hữu hiệu giúp làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ. Trong điều trị bệnh nhân sau phẫu thuật, thủ thuật thay băng giữ một vai trò quan trọng, thay băng không đảm bảo quy trình kỹ thuật có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn vết mổ để lại nhiều hậu quả như tăng thời gian điều trị, tăng chi phí điều trị cho người bệnh.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tình trạng tuân thủ quy trình thay băng vết thương của NVYT tại bệnh viện Thanh Nhàn ở mức thấp. Tỷ lệ tuân thủ quy trình thay băng vết thương với đầy đủ 16 bước ở nhân viên y tế là 28,6%. Bước có tỷ lệ nhân viên y tế thực hiện đầy đủ thấp nhất là tháo găng, vệ sinh tay (29,2%), chuẩn bị gạc và dung dịch sát khuẩn (30,4%) và vệ sinh tay, mang găng tay (32,0%). Các nguyên nhân chính cho tỷ lệ thấp này bao gồm quy trình phức tạp (28,8%), quên các bước (21,2%) và không đủ dụng cụ, trang thiết bị (19,7%).

Nhìn chung, kết quả này cũng tương đồng hoặc thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây trên thế giới và Việt Nam. Novelia và cộng sự (2016) nghiên cứu tại Indonesia trên 201 điều dưỡng cho thấy, mặc dù nhìn chung những người tham gia có điểm thực hành phòng NKVM ở mức tốt, một số khâu vẫn còn chưa đạt như đeo khẩu trang khi thay băng (40,8%) 42.

Phùng Thị Huyền và cộng sự (2013) nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy, 51,6% điều dưỡng có mức độ đạt giỏi với quy trình thay

băng, và 43% đạt loại khá. Một số lỗi thường gặp như không có tấm trải nilong (29,1%), không rửa tay (20,5%), không dặn dò người bệnh (32,3%), sát khuẩn vết thương sai hoặc không đúng (52%) 14. Nghiên cứu của Mwakanyamale cùng cộng sự cũng đã đưa ra kết quả nghiên cứu có hơn một nửa số Điều dưỡng (57,7%) có thực hành chăm sóc vết mổ kém, có 30 người tham gia nghiên cứu (42,3%) có thực hành tốt về chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật 128. Trong nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Huyền, có 52,2% Điều dưỡng có thực hành đạt về toàn bộ các bước trong quy trinh thay băng 129.

Kết quả cũng cho thấy vệ sinh tay cũng là một khâu còn thiếu sót trong khi thực hiện thay băng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế vệ sinh tay giúp loại bỏ hầu hết vi sinh vật có ở bàn tay, do đó có tác dụng ngăn ngừa lan truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ người bệnh này sang người bệnh khác, từ người bệnh sang dụng cụ và nhân viên y tế, từ vị trí này sang vị ừí khác trên cùng một người bệnh và từ nhân viên y tế sang người bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Phương 125 khi cho thấy 73,6% điều dưỡng thực hiện vệ sinh tay đúng tại các thời điểm theo đứng khuyến cáo. Ngô Thị Huyền cũng cho kết quả tương đương về thực hành VST trong chăm sóc vết mổ của Điều dưỡng 129. Kết quả này cũng đã được bàn luận và phù hợp với kết quả về tuân thủ vệ sinh tay của NVYT trong nghiên cứu này.

Việc cung cấp thông tin và hướng dẫn người bệnh của NVYT trong nghiên cứu này cũng còn chưa tốt. Có thể thấy NVYT chưa chú trọng đến giáo dục sức khỏe riêng tới từng đối tượng người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình thay băng cũng như trong dự phòng NKVM. Kết quả này thấp hơn đáng kể so với nghiên cứu của Hoàng Thị Phương khi cho thấy 63,6% điều dưỡng có hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh 125. Phòng NKVM là phức họp giữa các yếu tố môi trường, người bệnh và nhân

viên y tế, do đó thực hành giáo dục, hướng dẫn người bệnh/gia đình người bệnh biết cách chăm sóc bảo vệ vết mổ và biết được các dấu hiệu sớm của NKVM là cần thiết.

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả can thiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018 - 2020 (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w