Đặc điểm chung của người bệnh nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả can thiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018 - 2020 (Trang 128 - 130)

Nghiên cứu này đánh giá tỷ lệ mắc NKBV trên 1463 người bệnh nội trú trong 2 năm 2018 và 2019. Độ tuổi trung bình của người bệnh trong cả 2 năm là 56,4 ± 21,7. Độ tuổi chủ yếu ở cả 2 năm là ≥ 60 tuổi (chiếm 54,2%), tiếp đến là 50-59 tuổi (17,1%).

Kết quả này tương tự như một số nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Đặng Ngọc Thủy có 163 bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi khác nhau, tuổi cao nhất là 95, thấp nhất là 10, tuổi trung bình là 59, 81±16,67 tuổi. Bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (63,80%) 131. Trong kết quả này thấp hơn so với Trần Thị Hà Phương tại bệnh viện Đồng Nai (75,76 ± 8,73) 7. Sự khác biệt này là do tại BV Đồng Nai có đặc điểm là bệnh viện điều trị các bệnh nhân lớn tuổi. Tuổi cao là một yếu tố nguy cơ gây NKBV, các bệnh nhân ở độ tuổi này khi vào viện phần lớn có kèm theo các bệnh mạn tính như: Sử dụng corticoid, suy tim, đái tháo đường làm giảm sức đề kháng cơ thể, suy dinh dưỡng, dễ mắc

NKBV. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả tuổi trung bình ở bệnh nhân mắc NKBV từ 50-70 tuổi.

Trong nghiên cứu này, nữ giới chiếm chủ yếu với 54,6%, cao hơn so với một số nghiên cứu của Đặng Ngọc Thủy 131, Đoàn Mai Phương 132, Bùi Tú Quyên 133, Trần Thị Hà Phương 7. Điều này có thể giải thích do phần lớn bệnh nhân tại các nghiên cứu này vào viện là bệnh nhân nam. Mặt khác, các bệnh nhân nam thường có các bệnh lý phổi mạn tính từ trước hoặc bệnh lý tim mạch, viêm tụy cấp, là các bệnh nặng dễ mắc NKBV. Trong khi đó, bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh viện đa khoa bao gồm cả các khoa như Sản 1 và Sản 2, do đó tỷ lệ người bệnh nữ trong tổng số người bệnh tại bệnh viện có thể cao hơn so với các nghiên cứu khác.

Qua điều tra cho thấy, người bệnh chủ yếu đang điều trị tại các khoa Ngoại như ung bướu, chấn thương chỉnh hình chiếm 36,0%, các khoa Nội khác như Nội tổng hợp, phục hồi chức năng, tim mạch, v…v.. chiếm 34,9% và các khoa khác như Nhi, Sản, Liên chuyên khoa chiếm 10,9%. Ngoài các bệnh chính, có 30,5% người bệnh đã có tình trạng nhiễm khuẩn trước khi vào viện. Bệnh mắc kèm phổ biến nhất là tim mạch (21,3%), tăng huyết áp (14,4%), và đái tháo đường (11,1%).

Các loại thủ thuật xâm nhập phổ biến được thực hiện trên bệnh nhân nghiên cứu như: có 49,4% người bệnh có trải qua thủ thuật đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi, 16,6% có phẫu thuật, 9,5% đặt ống thông tiểu, và 4,2% có đặt ống thông dạ dày. Trong số những người bệnh có làm thủ thuật, số lượng thủ thuật trung bình là 1,38 ± 1,11 thủ thuật. Có 47,0% người bệnh không phải làm thủ thuật, 42,2% làm 1 thủ thuật, 6,6% làm 2 thủ thuật và 4,2% làm từ 3 thủ thuật trở lên. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước đây tại Bạch Mai, khi thủ thuật xâm nhập được thực hiện nhiều nhất là đường truyền TMNV (68,5%), tiếp đến là sonde tiểu (6,9%), catheter TMTT (6,5%), thở máy (3,1%), đặt nội khí quản (2,8%) và mở khí quản (chỉ 0,4%) 134

định thực hiện các TTXN trên BN cần phải rất đúng đắn bởi đây cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng làm gia tăng tỷ lệ NKBV hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả can thiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018 - 2020 (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w