KHÁNG SINH ĐỒ

Một phần của tài liệu bài giảng thực hành vi sinh y (Trang 31)

II. Phản ứng miễn dịch

KHÁNG SINH ĐỒ

trình nhiễm trùng nhằm đảm bảo được kháng sinh trị liệu một khi không thể đoán trước được một cách chính xác độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh nếu chỉ dựa vào định danh vi khuẩn.

Thử nghiệm kháng sinh đồ thường được thực hiện khi tác nhân vi khuẩn được coi là thuộc các loài có khả năng đề kháng được các kháng sinh thông dụng (ví dụ, vi khuẩn có thể sản xuất các men bất hoạt kháng sinh hay làm thay đổi sự hấp thu kháng sinh). Có một số vi khuẩn mà người ta có thể đoán trước được độ nhạy cảm với kháng sinh và như vậy có thể dùng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm. Không cần thiết làm kháng sinh đồ khi nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn đã được biết là luôn luôn nhạy cảm với một số kháng sinh điều trị (vi khuẩn Streptococcus pyogenes, Nesseria meningitidis luôn luôn nhạy cảm với kháng sinh penicillin). Kháng sinh đồ cũng rất quan trọng trong nghiên cứu dịch tễ học kháng thuốc và trong nghiên cứu các kháng sinh mới.

1. Kháng sinh

Các đĩa kháng sinh được đóng gói đảm bảo điều kiện không hút ẩm. Các đĩa kháng sinh nên được lưu trữ như sau:

- Các lọ chứa đĩa kháng sinh được giữ ở 8oC hay giữ đông ở - 14oC cho đến khi dùng. - Nên lấy các lọ chứa đĩa kháng sinh còn đóng kín ra khỏi tủ lạnh trong khoảng 30 phút để ở

nhiệt độ phòng thí nghiệm trước khi mở nắp. Động tác này nhằm tránh các giọt nước đọng lại trên đĩa do khí ẩm bên ngoài tiếp xúc với nhiệt độ lạnh của đĩa.

- Chỉ sử dụng các đĩa còn hạn sử dụng, loại bỏ các đĩa kháng sinh quá hạn.

2. Quy trình thực hiện khuếch tán2.1. Pha huyền dịch vi khuẩn 2.1. Pha huyền dịch vi khuẩn

Trên mặt thạch phân lập, chọn ít nhất từ ba đến năm khuẩn lạc giống nhau và tách rời. Dùng que cấy chạm vòng cấy chạm vào đầu mỗi khúm vi khuẩn rồi cấy chuyển vào 4 - 5 ml dung dịch nước muối sinh lý 9‰. Điều chỉnh độ đục của dịch cấy khuẩn tương đương độ đục chuẩn 0.5 McFarland. Huyền dịch vi khuẩn như vậy có chứa khoảng 1 đến 2 x 108 CFU/ml (CFU: Colony Forming Unit, đơn vị hình thành khuẩn lạc: vi khuẩn sống).

2.2. Trải vi khuẩn lên mặt thạch

Trong vòng 15 phút sau khi pha huyền dịch vi khuẩn, dùng một que gòn vô trùng nhúng vào huyền dịch, ép và xoay nhẹ que gòn trên thành ống nghiệm. Động tác này sẽ loại bỏ được lượng huyền dịch vi khuẩn thừa khỏi que gòn.

Trải đầy vi khuẩn từ que gòn lên mặt thạch Mueller - Hinton đã hong khô bề mặt trước đó. Trải bằng cách vạch que gòn lên mặt thạch, xong lại xoay mặt thạch 60o rồi cấy vạch một lần nữa, và tiếp như vậy để đảm bảo trải đầy được vi khuẩn lên mặt thạch.

Để hộp thạch đã trải vi khuẩn trong vòng 3 đến 5 phút (không quá 15 phút) để cho khô mặt trước khi đặt đĩa kháng sinh lên mặt thạch.

2.3. Đặt đĩa kháng sinh lên mặt thạch đã trải vi khuẩn

Xác định bộ đĩa kháng sinh nào nên đặt lên mặt thạch. Khi đặt, phải ép nhẹ mỗi đĩa để đảm bảo chúng tiếp xúc hoàn toàn với mặt thạch. Đặt các đĩa kháng sinh phải đảm bảo các

Một phần của tài liệu bài giảng thực hành vi sinh y (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w