- Sơn được dùng để phủ lên bề mặt sản phẩm với mục đích là bảo vệ cho sản phẩm tránh khỏi tác dụng xâm thực của môi trường ngoài ra còn để cách điện và trang trí tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
- Sau đây là một vài loại sơn thông dụng. Sơn được chia ra các loại: sơn dầu, sơn men, sơn pha nước, sơn pha nhựa bay hơi.
+ Sơn dầu: là hỗn hợp của chất tạo màu và chất tạo màu được nghiền mịn trong máy nghiền cùng với dầu thực vật, được sản xuất dưới hai dạng: Sơn đặc chứa 12 -25% dầu (trước khi dùng phải dùng dầu pha loãng ) và loãng chứa 30-35% dầu so với khối lượng chất tạo màu. Chất lượng sơn dầu được đánh giá bằng hàm lượng chất tạo màu và dầu sơn, được sử dụng phổ biến để sơn các sản phẩm gỗ trang trí nội thất . + Sơn men: là huyền phù chất tạo màu vô cơ hoặc hữu cơ với vecni tổng hợp hoặc vecni dầu. Sơn men chứa nhiều chất kết dính nên bề mặt rất dễ bong tróc, bên cạnh đó sơn men có độ bền ánh sáng và chống mài mòn tốt, thường dùng để sơn các bề mặt kim loại, bê tông và gỗ phía trong và ngoài nhà. Sơn Ankit và Epoxit là hai loại sơn men phổ biến hiện nay.
+ Sơn nước (sơn pha nước): được chia ra làm nhiều loại ( tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng), phổ biến có các loại: sơn vôi, sơn silicat và sơn xi măng.
+ Sơn vôi: gồm có vôi, bột màu, clorua natri, clorua canxi hoặc muối canxi, axit, dầu lanh. Dùng để sơn tường gạch, bê tông trong và ngoài nhà. Nhược điểm của loại
này là dễ bị rêu và mảng bám nếu sử dụng ở môi trường nhiều độ ẩm và dễ bạc màu dưới tác động của áng sáng mặt trời.
+ Sơn silicat: được chế tạo từ bột đá phấn nghiền mịn, bột tan, bột kẽm trắng và bột màu bền kiềm với dung dịch thủy tinh lỏng kali hoặc natri. Sơn silicat rất kinh tế và có tuổi thọ cao hơn sơn peclovinyl, sơn vôi và sơn cazein.
+ Sơn xi măng: là loại sơn có dung môi và nước, sơn polime – xi măng được chế tạo từ chất tạo màu bền kiềm, bền ánh sáng, cùng với xi măng và nhựa tổng hợp . + Sơn Xenlulô (Sơn NC ): là dung dịch este của xenlulo có màng sơn có tính dẻo nhiệt. Loại sơn có giá trị sử dụng nhất trong họ vật liệu này là sơn nitroxenlulo. Loại này có màng sơn khá bền, có độ bóng, chịu dầu và chịu ẩm tốt. Vì thế chúng được dùng để làm chất tẩm vỏ bọc sợi bông cáp ôtô, máy bay nhằm bảo vệ cao su chống tác dụng của ozôn, dầu benzin.
+ Sơn nhựa là lọai dung dịch của các nhựa tự nhiên hoặc nhựa tổng hợp nhân tạo. Sơn nhựa được chia làm hai lọai là sơn bakelit và sơn polyviniclorit.
* Sơn bakelit là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra techtolit và ghetinac, nó có độ bền cơ học nhưng có khuynh hướng giảm độ dẻo và gây hóa già nhiệt màng sơn.
* Sơn polyviniclorit là lọai sơn có độ bền đối với tác dụng của benzin, dầu và nhiều hợp chất khác. Lọai sơn này được dùng nhiều để phủ lên bề mặt chi tiết để bảo vệ cách điện và dùng làm dung môi.
+ Sơn đen là lọai sơn có chứa bitum với hàm lượng lớn, vì thế nó có màu đen ở trạng thái dung môi lẫn màng sơn. So với sơn dầu, sơn đen rẻ hơn, có tính chống ẩm, cách điện tốt hơn, ít bị hóa già nhưng màng sơn lại kém đàn hồi hơn. Các màng sơn đen thực tế không chịu dầu, chúng hòa tan trong các dung môi cácbua hydrô và các bua hydrô thơm. Khi nung nóng màng sơn có xu hướng hóa mềm
+ Sơn cách điện là lọai sơn được dùng lên bề mặt các chi tiết cần cách điện, lọai sơn này bao gồm sơn tẩm, sơn dính và êmay.
- Sơn tẩm được dùng để tẩm cho các cuộn dây máy điện với mục đích làm đông cứng các vòng dây lại với nhau, tăng hệ số dẫn nhiệt của cuộn dây và tăng tính chống
ẩm. Ngòai ra, khi tẩm cách điện, sợi hữu cơ bị hạn chế tiếp xúc với không khí, nên tính chịu nhiệt tăng lên và độ bền nhiệt cũng được cải thiện.
+ Sơn dính được sử dụng để dính các vật liệu cách điện lại với nhau như dính các tấm mica hay dính chúng với kim lọai. Ngòai tính cách điện cao và tính hút ẩm, sơn dính còn phải đảm bảo khả năng dính kết tốt các vật liệu với nhau.
+ Êmay cũng là sơn nhưng có thêm chất tạo màu, chất độn vô cơ như. Các chất cho thểm nhằm tăng độ bền cơ học, khả năng chống ẩm, tính chống hồ quang.
Theo phương pháp sấy, người ta chia sơn và êmay làm hai lọai là sơn và êmay sấy nóng và sơn và êmay nguội.
* Sơn và êmay sấy nóng muốn làm cứng phải đạt tới nhiệt độ 80 -1800C, lọai này có cơ tính và tính cách điện đều cao.
* Sơn và êmay sấy nguội có thể khô ở nhiệt độ bình thường. tuy nhiên, để cải thiện tính chất của sơn, người ta cũng thường sấy chúng ở nihệt độ 40-800C.