Khái nhiệm và phân loại

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu hữu cơ-polymer ppt (Trang 56 - 58)

4.5.1.1. Khái niệm.[1]

Sơn là hợp chất hóa học bao gồm nhựa hoặc dầu chưng luyện có loại có chất màu và có loại không có chất màu. Sơn là vật liệu ở trạng thái dung dịch, thành phần gồm có chất tạo màng, chất mầu (khi cần), chất đóng rắn, dung môi, chất pha loãng và chất làm khô. Khi sơn lên bề mặt sản phẩm dung dịch bay hơi còn lại gốc sơn, qua một quá trình hóa lý tạo thành màng sơn có tác dụng cách ly sản phẩm với mội trường khí quyển làm thành lớp bảo vệ và làm đẹp cho sản phẩm.

Chất tạo màng là thành phần chủ yếu của sơn, nó được chế tạo từ dầu thực vật, mỡ động vật, nhựa tự nhiên như nhựa thông, cánh kiến hoặc nhựa tổng hợp như polyclovinin peclovinin v.v.

Chất tạo màu dùng để tạo ra mầu sắc cho sơn, có thể là màu tự nhiên hoặc các chất màu nhân tạo.

Chất độn có tác dụng nâng cao độ bền cơ học, tăng tính chống ăn mòn, tính chống thấm khí, chống ẩm, v.v. của màng sơn. chất độn thường dùng là bột mica, bột graphít, sợi amiăng, v.v.

Chất hóa dẻo là những chất phụ gia được người ta cho thêm vào nhằm mục đích nâng cao độ dẻo của màng sơn sau khi khô. Tác dụng của chất hóa dẻo tương tự như dung môi không bay hơi. Các chất hóa dẻo thường được sử dụng là đibutilflalat, diaminflalat, trierezyllfotlat, v.v.

Chất đóng rắn là vật liệu chỉ được sử dụng đối với một số lọai sơn đặc biệt có tác dụng đóng mạch không gian của chất tạo màng.

Dung môi dùng để hòa tan chất tạo màng, tạo ra độ nhớt thích hợp để quét sơn lên bề mặt chi tiết bằng chổi quét, hay bằng súng phun sơn v.v. Trong quá trình quét sơn và tạo màng dung môi bay hơi chính vì thế dung môi sử dụng cho sơn đều là các chất hữu cơ bay hơi. Những dung môi thường được sử dụng là dung môi than đá spin trắng, xăng trắng.

4.5.1.2. Phân loại. [1]

Sự phát triển của công nghiệp hoá học tạo ra rất nhiều loại nhựa tổng hợp, chất làm dẻo, dung môi hữu cơ đã tạo nhiều điều kiện cho sự phát triển của ngành sơn. Hiện nay người ta đã chế tạo ra được hàng nghìn loại sơn khác nhau đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu phát triển của công nghiệp và đời sống sinh hoạt của con người. Trong đó có những loại sơn mới ít độc hại như sơn bột, sơn tan trong nước v.v. Vì sơn có nhiều loại nên có nhiều cách phân loại sơn khác nhau. Cụ thể:

− Theo loại bột màu có sơn trong, sơn đục, sơn màu sắc v.v. − Theo phương pháp sơn người ta chia sơn nhúng, sơn quét v.v. − Theo vị trí lớp sơn người ta chia ra sơn lót, sơn nền và sơn phủ.

− Theo phương pháp khô có loại sơn khô nhanh, sơn khô chậm, sơn khô trong không khí, sơn khô ở nhiệt độ cao.

− Theo nơi ứng dụng có sơn ngoài trời, sơn lên kim loại, sơn lên đồ gỗ, đồ da v.v − Theo hệ sơn có sơn trong dung môi hữu cơ, sơn có hàm lượng pha rắn cao, sơn khuyếch tán trong nước, sơn khuyếch tán trong môi trường không phải nước và sơn bột.

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu hữu cơ-polymer ppt (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w